Tôi định lý luận lại, nhưng nghĩ thôi.

 

Không tranh cãi với kẻ ngốc, đời tôi sẽ bớt mệt hơn.

 

Thấy tôi im lặng, bên kia càng nổi giận:

 

“Được, được lắm, Lâm Chiêu Chiêu! Đừng tưởng có chút tiền mà kiêu căng, đồ vô ơn bất nghĩa.

 

Nếu không có anh con cứu, con đã ch,et chìm trong hố ph,ân rồi!”

 

Những lời này, tôi đã nghe từ nhỏ đến lớn.

 

Nhưng bố mẹ không hề biết rằng, tôi ngã xuống hố ph,ân là vì tôi làm bài thi tốt hơn anh trai.

 

Thầy khen tôi nhưng lại mắng anh ấy.

 

Trên đường tan học về, anh ấy bực bội, gào lên: “Sao mày không ch,et đi!”

 

Rồi đ,á tôi rơi xuống hố ph,ân bên cạnh.

 

Nếu không có người đi ngang qua, anh ấy sẽ không thèm giả vờ hốt hoảng kéo tôi lên.

 

Chuyện cũ năm xưa, tôi không muốn truy cứu, cũng chẳng muốn nhắc lại.

 

Thấy tôi im lặng, ông ấy buông lời cuối cùng:

 

“Được thôi, con không giúp, vậy anh con sẽ bán nhà để lo cho nó học tiếp!”

 

Bán nhà? Nhưng tôi đã làm trước họ một bước.

 

6.

 

Lâm Dương còn không biết, thì làm sao những người khác biết được.

 

Vì thế,

 

khi c,ảnh sát gọi tôi đến đồn để bảo lãnh, tôi đã cười thầm suốt đường đi.

 

“Trời đ,ánh! Mấy người c,ảnh sát chỉ ăn không ngồi rồi à! Tôi phải nói bao nhiêu lần nữa, đó là nhà của con trai tôi! Là nhà của chúng tôi!”

 

“Chúng nó dẫn cả đám người vào phá nhà, c,ướp nhà chúng tôi, không bắt chúng nó lại bắt chúng tôi là sao?!”

 

Vừa bước vào cửa đồn c,ảnh sát, tôi đã nghe thấy tiếng chị dâu tôi la lối om sòm.

 

Nhìn vào trong, tôi không nhịn được bật cười.

 

Chị dâu tôi tóc tai rối bù, ngồi bệt dưới đất gào khóc, tay phải bị còng vào ghế.

 

Nhìn kỹ thì thấy trên cổ bà ta có vài vết xước, m,áu còn r,ỉ ra.

 

Anh trai tôi thì th,ảm hơn, mặt bị đ,ấm vài phát, sưng như đầu heo.

 

Lâm Dương cũng không khá hơn, khóe miệng r,ách, một bên má vẫn còn vết đỏ chưa tan.

 

Thấy tôi đến, cả ba người mừng như vớ được phao cứu sinh, vội vàng hét to:

 

“Mau mau mau! Lâm Chiêu Chiêu, mau giải thích với c,ảnh sát, đó là nhà của chúng ta!”

 

“Bọn nó vào phá nhà, còn đ,ánh người, mau bảo c,ảnh sát thả tôi ra…”

 

Tôi cười thầm nhưng vẫn giữ vẻ nghiêm túc, giả vờ ngạc nhiên hỏi:

 

“Sao ra nông nỗi này?”

 

Nhắc đến chuyện này, chị dâu tôi càng tức, ngồi dưới đất ch,ửi r,ủa liên tục:

 

“Bọn chó ch,et! Đúng là không phải thứ tử tế! Dám dùng giấy tờ nhà giả để lừa đảo à!”

 

Tôi nhìn qua Lâm Dương, thấy nó vẫn đứng im lặng, chẳng thèm nhìn tôi một cái.

 

Tôi tò mò quan sát mặt nó.

 

Chà! Vết thương nặng thật.

 

Thêm vài ngày nữa chắc là lành.

 

C,ảnh sát đưa tôi vào làm biên bản, sau đó cũng gọi ba người họ vào.

 

Luật sư bên phía người mua đã ngồi đối diện, yêu cầu bồi thường chi phí y tế và tổn thất lao động cho họ.

 

Nghe đến đây, chị dâu tôi lập tức nhảy dựng lên:

 

“Cái loại có mẹ sinh mà không có mẹ dạy, mày là cái thá gì? Đòi chúng tao bồi thường!”

 

Anh trai tôi cũng hùa theo:

 

“Đúng thế, bọn mày rõ ràng vào phá nhà, còn đ,ánh người! Giờ đòi chúng tao bồi thường, đi,ên rồi à?”

 

C,ảnh sát và luật sư đều bất lực nhìn họ. Một c,ảnh sát trẻ ngắt lời:

 

“Đây là đồn c,ảnh sát, không phải nơi để các người cãi vã! Tôi nhắc lại lần nữa, căn nhà đó là của người khác!”

 

Luật sư đưa bản sao giấy tờ nhà ra, đồng thời trình cả báo cáo thương tích từ bệnh viện.

 

Tôi giành xem trước, trời ơi! Thương nặng thật.

 

Bên kia có bốn người, ba người bị thương nhẹ, một người bị thương nặng bất tỉnh.

 

Tôi liếc nhìn gia đình họ, hỏi:

 

“Phía bên kia yêu cầu gì?”

 

“Chi phí y tế tạm thời là 20.000 tệ, tổn thất lao động tính một tháng là 40.000 tệ. Quan trọng nhất là có một người bị thương nặng vẫn chưa tỉnh.

 

Tôi đại diện gia đình họ đến đây, yêu cầu bồi thường 300.000 tệ! Nếu hôm nay không thống nhất được, vậy thì hẹn gặp ở tòa…”

 

Luật sư nhìn chị dâu tôi với vẻ đầy ẩn ý.

 

Chẳng trách, khi nãy chỉ còng tay mỗi bà ta.

 

“300.000 tệ! Tao bồi thường cái khỉ gì cho bọn mày!”

 

7.

 

Chị dâu tôi đập bàn, định ném bản báo cáo vào mặt luật sư bên kia.

 

Hai c,ảnh sát tiến đến, giữ bà ta nằm xuống đất, ngăn hành động quá khích.

 

Anh trai tôi muốn bảo vệ vợ, cũng bị khống chế cùng lúc.

 

Tôi quay đầu nhìn Lâm Dương, từ đầu đến giờ nó chỉ im lặng, không nói một lời.

 

Như thể vở kịch lố này chẳng liên quan gì đến nó.

 

Nhưng tôi để ý thấy tay nó đặt dưới bàn đã siết chặt thành nắm đấm.

 

Có vẻ nó đã nhận ra, giấy tờ nhà là thật.

 

Căn nhà đó, từ đầu đến cuối chẳng liên quan gì đến nó, nên tôi mới có thể bán đi mà nó không hề hay biết.

 

Khi mọi chuyện dần lắng xuống, tôi chậm rãi lên tiếng:

 

“Ôi trời ơi! Đây là chuyện gì thế này!”

 

“Cũng tại dạo này công ty bận quá, tôi quên mất chưa nói với mọi người. Căn nhà đó, tôi đã bán rồi…”

 

Căn phòng rơi vào một khoảng im lặng kỳ quái.

 

Một lát sau, chị dâu tôi hét lên the thé:

 

“Đó là nhà của con trai tôi! Chị dựa vào đâu mà bán nó đi?”

 

“Chị có bàn với chúng tôi không? Có hỏi ý kiến Dương Dương không?”

 

Tôi phì cười, thật nực cười.

 

Bàn bạc? Dựa vào cái gì?

 

Tôi nhìn họ, rồi quay sang nhìn Lâm Dương.

 

Gia đình này đúng là da mặt dày hơn cả tường.

 

Ăn của tôi, ở nhà tôi, lâu dần liền coi mọi thứ của tôi là của họ.

 

Tôi bỗng nhớ lại mỗi lần về quê, cả nhà thường vây quanh trêu đùa Lâm Dương:

 

“Dương Dương đúng là có phúc, có một cô dì giỏi giang như vậy.”

 

“Đúng thế! Dì cháu không có con, sau này cháu phải hiếu thuận với dì. Đợi dì cháu mất, mọi tài sản của dì sẽ là của cháu!”

 

Nói thật, kiếp trước tôi thực sự đã có ý định như vậy.

 

Sau khi tôi qua đời, tôi dự định để lại tất cả tài sản cho nó.

 

Căn nhà ở khu học chính đó, chính là món quà tốt nghiệp tôi tặng nó sau khi đỗ Thanh Hoa.

 

“Tôi bán nhà của chính mình, muốn bán là bán, tại sao phải báo ai?”

 

“Nhưng chị rõ ràng đã nói, căn nhà đó là mua cho Dương Dương!”

 

“Sao chị dâu lại coi là thật nhỉ? Tôi chỉ nói chơi thôi mà.”

 

“Mẹ!”

 

Lâm Dương đột nhiên lên tiếng, cắt ngang lời bà ta:

 

“Đừng nói nữa! Mất mặt chưa đủ à!”

 

Nó hét lên, rồi đỏ hoe mắt nhìn tôi, cảm xúc cuộn trào trong ánh mắt nhưng bị ép xuống.

 

Tôi biết, nó càng căm ghét tôi hơn.

 

“Dì à, bán thì cũng bán rồi, chỉ là một căn nhà thôi. Quan trọng là, giờ giải quyết chuyện này thế nào?”

 

Tôi bật cười. Thật ra nó chẳng cần phải giả vờ đáng thương trước mặt tôi nữa.

 

Hôm đó, ở cổng công ty, tôi nghĩ mình đã thể hiện rất rõ ràng rồi.

 

“Giải quyết thế nào à? Rất đơn giản, đ,ánh người thì bồi thường, không có tiền thì ngồi tù.

 

Một đứa luôn đứng nhất lớp như cháu, sao lúc này đầu óc lại không nghĩ thông được thế?”

 

Nó mím môi, cố nén giận, tay gần như xé r,ách khăn trải bàn:

 

“Nhưng đó là 300.000 tệ! Chúng cháu lấy đâu ra nhiều tiền thế?”

 

“Không có tiền thì đừng đ,ánh người! Tự gánh nợ của mình đi, khóc cũng phải trả!”

 

Nó dừng lại một chút, không thèm giả vờ hòa nhã nữa, cười lạnh hỏi:

 

“Ý dì là bỏ mặc chúng cháu? Vậy dì đến đây làm gì?”

 

Đến làm gì? Còn làm gì nữa, tất nhiên là đến để xem kịch vui rồi.

 

Nhưng tôi không nói thẳng ra:

 

“C,ảnh sát gọi thì tôi đến, tôi không đến được chắc?

 

Tôi cứ tưởng các người chỉ cãi nhau, ai ngờ lại đ,ánh người ta đến mức này! Thôi bồi thường đi.

 

Quê nhà chẳng phải còn một căn nhà sao? Bán nó, lấy tiền bồi thường là xong.”

 

Căn nhà đó, vốn là do bố mẹ tôi ép tôi mua cho anh chị.

 

Đã đến lúc, để họ trả lại nó rồi.

 

8.

 

Nghe tôi nhắc đến căn nhà ở quê, anh trai tôi không kiềm chế được, hét lớn:

 

“Không đời nào! Đừng hòng động vào căn nhà đó!”

 

Tôi biết, căn nhà đó là thứ quý giá nhất của họ.

 

Họ còn dựa vào nó để dưỡng già, chắc chắn không dễ gì đồng ý.

 

Rốt cuộc, họ vẫn muốn đổ hết gánh nặng lên tôi.

 

Nếu là kiếp trước, có lẽ tôi đã gánh thay họ.

 

Kiếp này, đừng mơ.

 

Tôi bất đắc dĩ nhún vai:

 

“Hết cách rồi. Không bán nhà thì vợ anh đi tù, tự anh cân nhắc đi.”

 

Đề nghị xong, tôi rời khỏi đồn c,ảnh sát.

 

Chưa đi được mấy bước, Lâm Dương chạy theo, nắm chặt lấy tay tôi:

 

“Dì ơi! Nếu lần này dì không giúp cháu, cháu sẽ không nhận dì nữa. Dì sẽ mất cháu mãi mãi.”

 

Tôi lắc đầu ngán ngẩm. Mười tám tuổi rồi mà vẫn ấu trĩ, ngu ngốc như vậy.

 

Không nhận tôi thì càng tốt, nếu không tôi sớm muộn cũng ch,et dưới tay nó.

 

Nghĩ đến t,ai n,ạn xe mà nó cố ý dàn dựng và ánh mắt đầy thù h,ận, hung á,c của nó kiếp trước, cả người tôi không khỏi run lên vì lạnh.

 

Tôi kìm nén cảm xúc cuộn trào trong lòng, hất tay nó ra:

 

“Không nhận thì không nhận! Dù sao cháu cũng chẳng coi tôi là bề trên.

 

‘Đồ h,èn, đồ ch,ó’, những từ đó không giống cách cháu gọi một người dì đâu.”

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap