Ta đau bụng dữ dội, lùi về sau rồi ngã đập vào bàn.

Tiêu Cảnh Hành kéo lấy tay ta, bàn tay lạnh như băng:

“Quỳnh Quỳnh… vì trẫm, nàng hãy sống thật tốt, nuôi dưỡng hài tử thành người. Trẫm sẽ đợi nàng nơi cầu Nại Hà trăm năm, nàng không được đi trước trẫm đâu đấy… Trẫm sẽ giận.”

Ta không còn nghe rõ hắn nói gì nữa, đầu óc chỉ quanh quẩn ý nghĩ: “Hắn sắp chết rồi.”

Cả người ta lảo đảo, suýt ngã xuống.

Hắn ôm chặt lấy ta, khẽ vỗ về:

“Đừng khóc, đừng khóc. Nàng đã khóc đủ rồi, sau này đừng khóc nữa.”

“Chàng nuốt lời! Chàng từng hứa sẽ cùng thiếp đầu bạc răng long.”

Hắn nhẹ nhàng hôn lên khoé mắt ta, cười trêu chọc:

“Mỗi lần thấy nàng khóc trẫm lại đau lòng đến chết, nhưng trẫm lại sợ khắc nàng, không dám gần. Nếu biết mình chết sớm thế này, trẫm đã không ngu ngốc như vậy. Nàng có thể đau lòng một thời gian, nhưng đừng quá lâu. Nếu nàng buồn, cứ tìm gì đó khuây khoả, chỉ là đừng để trẫm nhìn thấy, trẫm hay ghen lắm.”

Ta khóc không thành tiếng, còn hắn thì dịu dàng dặn dò tiếp:

“Hài tử của chúng ta còn nhỏ, sau này đều trông cậy vào nàng dạy dỗ. Nàng vất vả rồi.”

Những ngày cuối cùng, Tiêu Cảnh Hành uống thuốc như uống nước, miễn cưỡng chống đỡ để sắp đặt hậu sự.

Hắn dạy ta cách xử lý triều chính, kiềm chế bá quan, như thể muốn truyền hết mọi thứ trong vài ngày ngắn ngủi.

Ta ban đầu còn lo bá quan phản đối, nhưng hắn đã hạ một đạo chỉ cuối cùng — vì ta mà tuyển tú nữ.

Ta kinh hãi từ chối:

“Không được, trong lòng thiếp chỉ có chàng.”

“Hậu cung cũng là tiền triều. Chúng nghĩ hậu cung có con nối dõi, thì con cháu họ có thể đăng cơ. Kẻ nào cũng sẵn sàng tranh đấu.”

Bá quan có hy vọng, liền không cản ta nữa, chỉ yêu cầu sau khi sinh con thì sẽ truyền ngôi cho hoàng tử.

13

Ngày Tiêu Cảnh Hành ra đi là một ngày tuyết rơi.

Hắn nói muốn nhìn tuyết.

Ta quấn cho hắn mấy lớp áo, dìu ra hành lang ngắm tuyết, còn đặt lò sưởi ấm vào lòng hắn.

“Thiếp đã truyền lệnh mở kho phát chẩn, đình chỉ lao dịch, miễn giảm thuế vụ sang năm.”

Hắn mỉm cười:

“Quỳnh Quỳnh học nhanh lắm, sắp vượt trẫm rồi.”

Ta cười, dúi thêm cái túi sưởi:

“Chàng chê thiếp lắm lời phải không? Vậy thiếp không nói nữa.”

“Trẫm nguyện nghe nàng nói cả đời. Quỳnh Quỳnh, hái cho trẫm một cành mai nhé?”

Ta gật đầu, đích thân chọn nhành đẹp nhất, quay đầu gọi hắn, nhưng đợi mãi không có tiếng đáp.

Ta bước tới, thấy hắn nhắm mắt, sắc mặt yên bình, tưởng rằng hắn chỉ đang ngủ.

Nhẹ nhàng gọi:

“A Hành.”

Cành mai trong tay rơi xuống đất. Nước mắt ta rơi lên má hắn.

Đứa bé trong bụng cũng đạp mạnh một cái, như cũng đang thương tâm vì phụ hoàng ra đi.

Ta xoa bụng, thì thầm:

“Thanh Yến, con phải lớn lên thật khỏe mạnh. Sau này phải làm một hoàng đế như phụ hoàng con.”

Tiêu Thanh Yến là một đứa trẻ vô cùng ngoan ngoãn. Khi còn trong bụng đã không làm ta mệt mỏi, sau khi ra đời cũng rất nghe lời, dễ nuôi, hay cười.

Chỉ cần nhìn thấy ta, con sẽ cười toe toét. Ngay cả nhũ mẫu cũng không khỏi cảm khái:

“Chưa từng gặp đứa bé nào cười nhiều như thế.”

Con lớn lên khỏe mạnh, thông minh lanh lợi. Mỗi khi ta xử lý chính vụ, con sẽ chạy lon ton đến bên thái phó học chữ.

Từ lục nghệ của quân tử đến sách lược trị quốc, từ mưu lược quyền biến đến đạo trị thần dân, con học không biết mỏi.

Năm Thanh Yến lên mười sáu tuổi, ta chính thức nhường ngôi lại cho con, rồi lui về ngọn núi Ngọc Tuyền tu hành, cầu phúc cho thiên hạ.

Ngày ta rời cung, Tiêu Thanh Yến ôm lấy ta không chịu buông, gương mặt lộ vẻ buồn bã:

“Mẫu hậu là chán nhi thần rồi phải không? Sao không ở lại trong cung với nhi thần?”

Ta khẽ xoa đầu con, mỉm cười:

“Trời không có hai mặt trời, nước không có hai quân vương. Khi con đã vững vàng ngôi báu, quyền lực trong tay, mẫu hậu sẽ hồi cung an dưỡng tuổi già, tìm cho con một ái thê hợp ý.”

Hắn ngượng ngùng rúc vào vai ta, giọng nhỏ nhẹ như khi còn bé:

“Con sẽ cố gắng hết sức, nhất định không để mẫu hậu thất vọng.”

Sau khi Tiêu Thanh Yến thân chính, ta định giải tán hậu cung để các phi tần có thể rời đi tìm cuộc sống mới.

Nào ngờ các nàng đều rơi lệ, không ai nỡ rời xa.

“Chúng thần thiếp biết trong lòng bệ hạ chỉ có tiên đế, nhưng trong lòng chúng thần thiếp cũng chỉ có bệ hạ. Xin đừng đuổi chúng thần thiếp đi. Chúng thần thiếp nguyện ở lại, hầu hạ bệ hạ suốt đời.”

Ta thở dài:

“Là ta phụ lòng các ngươi. Các ngươi không cần phải phí hoài tuổi xuân nơi hậu cung nữa.”

“Chỉ cần được bên cạnh bệ hạ, chúng thần thiếp cam tâm tình nguyện.”

Thế là ta đưa họ cùng đến Ngọc Tuyền sơn.

Nơi đây núi cao suối trong, ngày ngày tụng kinh niệm Phật, không vướng bụi trần. Đời sống yên bình, tâm cũng dần tịnh.

Thỉnh thoảng ta nhớ lại những ngày tháng xưa, như thể là chuyện của kiếp trước.

Người ấy từng vì ta mà chắn ám khí, từng là ánh trăng sáng rọi trong cung cấm u tối.

Tiêu Thanh Yến làm vua vô cùng xuất sắc. Con bình định phản loạn, mở mang bờ cõi, tiếp nhận sứ giả từ các tiểu quốc xa xôi.

Họ dâng tặng sản vật, mỹ tửu và cả mỹ nhân.

Tiêu Thanh Yến đều hào sảng tiếp nhận, không hề câu nệ.

Con như thể sinh ra để làm đế vương. Khi tuyển phi, dù tuổi còn nhỏ, nhưng con đã vô cùng điềm tĩnh, lý trí.

Chỉ lập một hoàng hậu, hai phi tần, đều là ái nữ của các trọng thần trong triều đình.

14

Năm Tiêu Thanh Yến trưởng tôn tròn sáu tuổi, nó vào cung thỉnh an ta.

Ta ngẩn người hồi lâu mới lấy lại thần trí, khẽ lẩm bẩm:

“Ta sao lại có cháu lớn thế này? Ta mới chỉ hai mươi thôi mà.”

Tiêu Thanh Yến khựng lại, cười có phần gượng gạo:

“Mẫu hậu… đây là chắt của người, tên Tiểu Viễn. Người năm nay đã sáu mươi bảy rồi.”

“Ngươi là ai?”

“Con là Thanh Yến mà, mẫu hậu.”

“Ngươi già thế kia sao lại là con của ta? Tiêu Cảnh Hành đâu rồi?”

Thấy ta ngơ ngác, Thanh Yến bỗng rơi lệ. Ta không nỡ, vội dỗ dành:

“Đừng khóc, ngươi khóc nhìn giống lão già lắm… À không, ngươi đúng là lão già rồi.”

Thái y bắt mạch, nói rằng ta tâm tỳ đều hư, thận tinh suy tổn, mắc chứng hay quên.

Thanh Yến lại len lén rơi nước mắt, ta xoa đầu nó, khẽ nói:

“Ngươi thật là hay khóc, không giống Tiêu Cảnh Hành. Chàng mạnh mẽ lắm. Ngươi từng gặp chàng chưa? Chàng là phu quân của ta đấy.”

Nó lau nước mắt, cười mà như khóc:

“Trước kia hỏi phụ hoàng người cứ nói đã quên rồi. Giờ thì câu nào cũng nhắc đến người.”

Ta bỗng ngẩn người, khẽ lắc đầu:

“Ta làm sao có thể quên được. Chàng là phu quân của ta mà.”

Phải mất một khoảng thời gian rất lâu, ta mới chấp nhận được rằng mình đã là một bà lão, và rằng… Tiêu Cảnh Hành đã sớm không còn.

Trong thư phòng, ta tìm thấy một bức họa mà chàng từng vẽ tặng ta.

Ta cầm bút run run đề một hàng chữ:

“Tuổi già hay quên, chỉ không quên tương tư.”

15

(Từ góc nhìn của Tiêu Cảnh Hành)

Từ nhỏ ta đã biết mình sẽ cưới con gái của Vương gia xứ Lang Gia.

Khi ấy, ta còn lo nàng sẽ là một cô nương xấu xí, bị ép gả cho ta vì không ai lấy.

Nên vào lễ Thượng Nguyên năm đó, ta lén trốn khỏi cung, đi nhìn nàng một cái.

Nàng thật đáng yêu, thật tốt. Nàng là vị hôn thê tương lai của ta — tốt biết bao.

Sau khi thành thân, tình cảm hai ta vẫn luôn sâu đậm.

Khi phụ hoàng băng hà, ta kế vị hoàng vị.

Thánh chỉ đầu tiên ta ban ra — là phong nàng làm hoàng hậu, cho cư ngụ tại Phụng Nghi cung.

Nhưng Vĩnh Tế lại nói hắn quan sát tinh tượng, thấy ta và nàng mệnh cách tương khắc.

Hoặc ta khắc chết nàng, hoặc nàng khắc chết ta.

Ta do dự rất lâu.

Chết thì ta không sợ, chỉ sợ khiến nàng đau khổ.

Rồi nàng gặp chuyện, ngã ngựa trọng thương.

Ta sợ hãi vô cùng, chạy đi hỏi Vĩnh Tế có cách nào giải tai kiếp hay không.

Hắn bảo:

“Mệnh của bệ hạ cao quý, hoàng hậu không trấn áp nổi, tất sẽ yểu mệnh. Trừ phi đổi người.”

Ta lại do dự thật lâu, cuối cùng đưa Tống Uyển Thư nhập cung.

Phong nàng làm phi, nhưng lòng ta chỉ coi nàng là vật hi sinh.

Chính vì thế, ta luôn cảm thấy nợ nàng.

Sau khi Uyển Thư vào cung, thân thể Quỳnh Quỳnh thật sự đỡ hơn, không còn luôn bị thương nữa.

Nhưng Tống Uyển Thư lại thường xuyên bệnh nặng, thổ huyết không dứt. Điều đó càng khiến ta tin lời Vĩnh Tế.

Vì thế, ta chỉ đành cắn răng mà xa cách Quỳnh Quỳnh.

Mỗi lần thấy nàng đau khổ, ánh mắt nàng nhìn ta như muốn xuyên thấu trái tim, ta chỉ muốn tự đâm vài nhát, để tim mình thôi quặn đau.

Sau này, ta đành để nàng tự xin phế hậu.

Lúc ấy nàng sắp hai mươi tư, nếu còn tiếp tục làm hậu, có lẽ… thật sự sẽ mất mạng.

Ta không thể mất nàng.

Dù chỉ một tia nguy cơ nhỏ nhất, ta cũng không dám đánh cược.

Sau khi bị phế, nàng sống rất khổ.

Mỗi lần nhìn thấy, tim ta đau vô cùng… nhưng không thể để lộ.

Rồi nàng tự vẫn!

Chẳng lẽ… ta thật sự khắc nàng sao?

Không, không thể như vậy.

Dù nàng có chết, ta cũng phải cứu nàng trở lại!

Đ/ọc= ful.l# tại! P,a,g,e Mỗ?i ngày chỉ-muốn làm_c[á; muố,i

Thái y bó tay, ta đi tìm Vĩnh Tế.

Hắn nói có thể cứu — lấy máu của Tống Uyển Thư, lấy cả máu tim của ta.

Ta cho.

Nhưng… hóa ra tất cả là âm mưu của hắn.

Trước khi ngất đi, ý nghĩ cuối cùng trong đầu ta là:

“Quỳnh Quỳnh không thể sống lại nữa rồi…”

May thay, ông trời thương ta.

Nàng chỉ giả chết, chưa thật sự rời đi.

Tên khốn Vĩnh Tế, dám hại nàng!

Quỳnh Quỳnh thật ngốc, còn muốn vì ta mà đỡ ám khí.

Cũng may… ta kịp thời nhanh hơn nàng một bước.

Ta không thể mất nàng thêm lần nữa.

Nhưng… đáng tiếc, ta phải chết rồi.

Không thể tiếp tục ở bên nàng nữa.

Chỉ mong nàng đủ kiên cường, không có ta, vẫn sống tốt.

Ta… sẽ ở cầu Nại Hà đợi nàng.

Mãi mãi.

(Hết)

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap