1
Thường Hỉ đứng chắn trước kiệu hoa, không nhịn được thay chủ tử nhà mình – Chu Nghiễn Lễ – biện bạch:
“Vài ngày trước, thiếu gia đã đặt mấy xấp lụa đỏ ở hiệu tơ lụa, còn sai người lên tận kinh thành, bỏ ra số bạc lớn đặt rượu Nữ Nhi Hồng… Đây, đây rõ ràng là chuẩn bị cưới nương tử về nhà mà!”
Thấy ta lặng im không đáp, Thường Hỉ kiễng chân, lại chỉ vào chiếc hũ sành ta ôm trong lòng:
“Thiếu gia chẳng phải đã nói rồi sao? Chờ nương tử tích đủ một hũ tiền, sẽ rước nương tử qua cửa.
Nay khổ tận cam lai, hũ tiền cũng đã đầy, sao nương tử lại đột nhiên muốn rời đi?”
Ta nghĩ ngợi một hồi, lòng cũng dấy lên vài phần bối rối, tự thấy mình hình như có chút tùy hứng.
Một năm trước, khi ta tìm đến nhà họ Chu, đúng lúc bọn họ đang ăn cơm.
Ta gầy gò bé nhỏ, áo quần tả tơi r ách n .át, sợ người ta kh ,inh b ,ỉ, chỉ dám lén nhìn bàn ăn một cái rồi cúi đầu nuốt nước bọt.
Chu Nghiễn Lễ tràn ngập chán gh ,ét, buột miệng bảo Thường Hỉ mau mau đuổi ta – tưởng ta là ăn m ,ày đến xin cơm.
Phụ thân nhà họ Chu đặt bát xuống, m ắng hắn một trận, nói rằng năm xưa Chu gia chạy l oạn, nếu không nhờ ân nhân cho tổ phụ một bát cơm, đã chẳng có ngày hôm nay để hắn ngồi đó mà kh ,inh người.
Chu phụ nhân sắc mặt nghiêm nghị bảo ta rằng, tổ tiên đã nhận ân, Chu gia tuyệt đối không thể v ong ân phụ nghĩa.
Thế nhưng, nhìn ánh mắt đầy gh ,ét bỏ của Chu Nghiễn Lễ, nhìn y phục gấm vóc quý giá trên người hắn, lòng ta không khỏi do dự.
… Nếu vậy, chi bằng thôi đi, gả cho Chu Nghiễn Lễ làm gì, đem đổi mấy cân bột mì về ăn còn hơn.
Nhưng chưa kịp mở miệng, Chu Nghiễn Lễ đã giễu cợt, ánh mắt đầy khinh mạn, chỉ vào chiếc hũ đường trống trơn trên bàn:
“Gả cho ngươi cũng được.
Nhưng không có chuyện ăn không uống không, còn đòi Chu gia lo sính lễ.
Ta không làm khó ngươi, chỉ cần ngươi tự mình tích đầy hũ này, ta sẽ cưới.”
“Tiểu thư không muốn cũng chẳng sao, Chu gia không có kiệu hoa, chẳng có áo cưới cho ngươi.”
Ánh mắt hắn như thể nhìn một con sâu mọt ăn bám.
Hừ! Hắn đã xem thường ta rồi!
Ta chẳng phải loại nữ nhân ăn không ngồi rồi.
Giặt giũ nấu nướng, đan chiếu bện giày, thêu thùa vẽ hoa, ta đều biết cả.
Ta ôm lấy chiếc hũ sành nhỏ bé, nghiêm túc nhìn hắn:
“Nhất ngôn vi định.”
Ta nghĩ, hũ nhỏ thôi, chắc tích chẳng bao lâu sẽ đầy.
Ban đầu ta thức trắng nửa tháng trời, vẽ mẫu thêu, bện lưới cho người ta, hũ tiền chẳng mấy chốc đã có một lớp đáy.
Nào ngờ, Thường Hỉ lấy đi hơn phân nửa.
Ta ôm hũ sành, trong đó chỉ còn lại vài đồng kêu leng keng, chạy đi tìm hỏi.
Tiền bạc ấy nằm chình ình ngay trên bàn bên cạnh Chu Nghiễn Lễ.
Chu Nghiễn Lễ lúc ấy đang ở thủy tạ, ngồi dựa lan can cùng một đám công tử con nhà quyền quý nghe ca ngâm thơ, ngắm hoa thưởng rượu.
Thường Hỉ không dám nhìn vào đôi mắt thâm quầng của ta, ngập ngừng giải thích:
“Thiếu gia nói, cô nương ăn uống ở Chu gia, phải trừ vào tiền ăn, tiền đèn dầu, giấy bút…”
Giữa tiết trời tháng tư rực rỡ, Chu Nghiễn Lễ nhàn nhã nâng tách trà, hờ hững quét ánh mắt tới:
“Chẳng lẽ, tam tiểu thư họ Lục còn chưa vào cửa đã tính chuyện ăn chùa?”
Chợt nghĩ ra điều gì, hắn cười khẩy, giọng điệu càng thêm trêu chọc:
“Hay là, nàng gấp không đợi nổi, muốn nhanh chóng làm vợ ta?”
Lời hắn vừa dứt, đám công tử liền cười vang, ánh mắt vô lễ đảo qua ta:
“Chu thiếu gia tuấn mỹ phong lưu, ta mà là kỹ nữ, dù có bán thân chuộc mình cũng phải gả theo.”
“Con gái buổi xuân, lòng xuân mơ màng, hôm nay nệm ấm chăn mềm, chim uyên quyến luyến…”
Nghe bọn họ buông lời bỡn cợt, Chu Nghiễn Lễ lại càng vui vẻ, tiện tay chỉ vào đám bạc cắc ta khổ sở kiếm được:
“Thưởng cho các vị uống rượu!”
Khi ấy hắn thản nhiên ngẩng đầu nhìn ta, như chờ mong trên gương mặt ta hiện lên vẻ nhục nhã hay nước mắt tuôn trào.
Nhưng hắn đã nhìn lầm.
Khi ta cố chấp, thì chẳng khóc cũng chẳng nháo.
Nghèo khổ thì nghèo khổ, nhưng khí tiết không thể mất.
Ta nhướn mày, bình tĩnh đáp:
“Vậy xin thiếu gia kê ra bảng chi tiêu, rõ ràng từng món ăn từng tờ giấy.
Tôi tin thiếu gia đường đường nam tử hán, sẽ không nỡ ứ ,c hi ,ếp cả vị hôn thê của mình đâu.”
Từ đó về sau, tích tiền ngày càng gian nan.
Đông rét cắt da, ta đục băng giặt áo; hạ oi ả, ta bện chiếu kết giày.
Băng lạnh và gai tre, để lại vô vàn vết thương trên tay, cũ chưa lành, mới lại chồng lên.
Khi ta cứng đầu chịu đựng, thương tích cũng không đáng gì.
Khổ nỗi, bữa cơm trong Chu gia luôn bày biện đủ thứ tinh xảo hấp dẫn, hoa quả bánh trái, ta chưa từng thấy bao giờ.
Nhưng chúng quá xa xỉ, ta ăn không nổi.
Chu Nghiễn Lễ thỉnh thoảng nếm một miếng rồi vứt đi, thấy ta thèm thuồng liền buông lời châm chọc:
“Lục Thiền Nhi, dạng nữ nhân như ngươi ta gặp nhiều rồi.
Vừa lười biếng vừa tham lam, bụng dạ hẹp hòi, chỉ mong gả vào nhà phú quý, còn giả bộ làm ra vẻ thanh cao.”
Lời ấy khiến mặt ta nóng ran, vừa thẹn vừa đ ,au.
Hồi còn ở nhà thẩm thẩm, ta vốn đã quen chịu đói, làm nhiều ăn ít.
Nhớ có lần mùa gặt, ta vác cỏ nguyên ngày về nhà, cuối cùng chỉ ăn vụng nửa chiếc bánh bột lạnh của đệ đệ, liền bị thẩm thẩm ch ,ửi m ,ắng ba ngày.
Mắng rằng ta như con ve sầu trên cây, vừa lười vừa tham, chỉ biết kêu la.
Ta không biết cãi lại ra sao.
Vì thật sự, ta cũng khao khát một ngày được no ấm.
Mùa đông lạnh, thèm một miếng bánh nóng.
Mùa hè nóng, muốn nghỉ ngơi, uống một bát nước mát.
Nói cho cùng, cũng bởi ta vừa lười vừa tham, mơ tưởng cuộc sống sung túc.
Mười ngày trước, hũ tiền đã đầy tràn.
Ngày ta sắp đạt được giấc mộng, lại gặp tr ,ộm.
Ta biết trộm là ai — vì chỉ lấy phần tràn ra ngoài, còn chừa lại phần đáy.
“Vì sao không lấy hết?”
Khi ấy Chu Nghiễn Lễ nằm trên ghế mây giữa sân, lấy sách che mặt giả vờ ngủ, không dám nhìn vành mắt đỏ hoe của ta:
“Ăn trộm cũng biết chừng mực, được chưa?”
Tưởng ta bỏ đi, hắn len lén hé mắt, thấy ta ngồi dưới giàn nho ôm hũ tiền mà lặng lẽ lau nước mắt.
Chột dạ, Chu Nghiễn Lễ cầm lấy đĩa bánh phục linh, hiếm hoi dịu giọng dỗ dành:
“Này, cho ngươi ăn, không lấy tiền.
Nói không chừng, ăn trộm nghĩ lại sẽ mang tiền trả thôi.”
Ta không đáp, ôm hũ tiền, im lặng bỏ đi.
Thường Hỉ kể chuyện này, hy vọng ta nghĩ đến chút tình xưa:
“Lẽ ra lấy hết, nhưng thiếu gia luyến tiếc, chỉ lấy một ít.
Thực ra, thiếu gia đã động tâm với nương tử từ lâu, chỉ vì tính tình ương ngạnh chưa chịu thừa nhận thôi…”
Thấy ta vẫn không nói, Thường Hỉ cuống quýt:
“Huống hồ, nhà họ Tào nghèo rớt mồng tơi, tiền thuê kiệu còn phải gom góp.”
Hắn nói nhà họ Tào rất nghèo.
Nhưng kiệu hoa trước mặt, bốn góc treo chuông bóng loáng không chút bụi.
Đệm lót bên trong mới tinh, đường may lộn xộn nhưng chặt chẽ, rõ ràng rất có lòng.
Chiều tà gió thổi, chuông leng keng, như thay thiếu gia nhà họ Tào mà cầu xin cho ta.
Không sao, ta cũng tích được chút ít.
Ôm chiếc hũ nhỏ, ta bước lên kiệu hoa mềm mại.
Thường Hỉ gần như bật khóc:
“Vậy, vậy thiếu gia về, tiểu nhân biết ăn nói làm sao đây?”
Ta cúi đầu nhìn chiếc hũ, rồi lại ngắm những chiếc chuông đong đưa ngoài rèm, mỉm cười:
“Ngươi cứ bảo, tam tiểu thư họ Lục nông nổi, chỉ vì thấy kiệu hoa đẹp mà theo người ta đi rồi.”
2
Thường Lạc theo hầu Chu Nghiễn Lễ dạo một vòng ở Cô Tô, gánh trên vai hành lý càng lúc càng nặng, trong lòng hối hận không thôi, sớm biết vậy đã để Thường Hỉ đi thay rồi.
“Quạt ở đây xem ra cũng tinh xảo, mua ba mươi sáu chiếc tặng cho các phu tử và đồng môn trong thư viện.”
Thường Lạc âm thầm nhẩm tính, thấy có điều không ổn.
Phu tử và đồng môn trong thư viện cộng lại tổng cộng ba mươi bảy người, vì sao chỉ mua ba mươi sáu chiếc?
Một cây quạt gõ bốp lên đầu hắn.
đ/o,c fu,ll tại# pa/ge Mỗ*i~ n,gày? ch|ỉ—muốn! làm@ c,á; muố,i
“Đồ ngốc! Chẳng lẽ còn phải tặng cho cái tên họ Tào kia sao?”
Thường Lạc rụt cổ, uể oải đi theo, thầm nghĩ thiếu gia nhà mình đúng là khó hiểu, rõ ràng trước đây cùng Tào công tử còn coi như giao hảo.
Hồi mới nhập học, phu tử hết lời khen ngợi thiếu gia tư chất siêu quần, đọc sách qua một lần đã nhớ, văn chương thi cử đều vượt mặt chúng nhân.
Tất nhiên, lúc đó Tào công tử cũng chẳng vượt nổi.
Thiếu gia tự đắc, ngồi trong lòng kỹ nữ mà nâng chén ngạo nghễ:
“Tào công tử dáng dấp coi được, đầu óc cũng không tệ, chỉ tiếc rằng gặp phải bản thiếu gia đây.
Chỉ biết cắm đầu đọc sách như thế, đến chết cũng chẳng nên chuyện gì.”
Nào ngờ, về sau Tào công tử lại thi đỗ vượt qua.
Kể từ đó, nụ cười kiêu ngạo trên mặt thiếu gia cũng chẳng còn vững.
Thiếu gia vốn thông minh, bụng đầy chủ ý xấu.
Ngày Lục tam tiểu thư đến, thiếu gia liền nảy ra kế.
Gọi nàng làm bánh ú, bảo là mang đến thư viện đãi khuya.
Lục tam tiểu thư cả lòng vui mừng, tưởng rằng thiếu gia coi trọng mình, chẳng sai ai giúp, tự tay ngâm ba cân chà là, mười cân gạo nếp, canh lửa suốt hai đêm, lấy lá sen mới gói ghém cẩn thận, dưới nắng hè chói chang đích thân mang đến.
Nhưng thiếu gia vốn chẳng coi trọng những thứ ngọt ngào ấy, chỉ định đem ra để bỡn cợt Tào công tử.
Bánh ú vừa được đem tới, thiếu gia liền hờ hững ném đi trước mặt nàng.
Thiếu gia tính rằng Tào công tử nghèo túng, thế nào cũng nhặt về ăn.
Nhưng đợi mãi không thấy Tào công tử, trái lại thấy Lục tam tiểu thư tức tủi, nước mắt đảo quanh trong mắt.