8

Bên ngoài, cha tôi vẫn hung hãn đập cửa, bên cạnh còn có tiếng phụ nữ lầm bầm nguyền rủa.

Cảnh sát đến rất nhanh.

Đợi đến khi thu được con dao từ tay ông ta, chú Hứa mới chịu mở cửa.

“Thưa cảnh sát, hai người này đang lừa gạt con gái tôi, còn xúi giục nó bỏ nhà ra đi. Con bé bị bọn họ làm hư đấy, xin mấy anh giúp tôi một tay!”

Chưa ai kịp mở lời, cha tôi đã giở bài “vừa ăn cướp vừa la làng”.

Cảnh sát né tránh cái động tác bá vai bá cổ của ông ta rồi nghiêm giọng:

“Ông nên giải thích rõ lý do mang dao đến nhà người khác khi đang say xỉn như vậy.”

Mẹ tôi đột nhiên từ ngoài xông vào, chỉ thẳng vào mặt tôi chửi rủa:

“Đồ vong ân bội nghĩa, chính mày hại chúng tao thành ra thế này!”

Tôi hất tay bà ta ra.

Thấy vậy, bà ta định lao tới đánh tôi nhưng bị cảnh sát cản lại.

Dì Chu lập tức chắn trước tôi:

“Thưa cảnh sát, họ mang dao đến nhà tôi, ý đồ đã quá rõ ràng. Mấy anh tính xử lý thế nào?”

“Tôi phì! Tôi đến tìm con gái tôi thì có liên quan gì tới các người? Không có con mà còn muốn cướp của người khác!”

Cảnh sát tiếp tục giữ chặt bà ta, lạnh lùng hỏi:

“Vậy mang dao đến tìm con làm gì?”

Mẹ tôi gân cổ lên, hung dữ nhìn chằm chằm tôi:

“Tất nhiên là để kéo nó về! Nó mà ngoan ngoãn quay về quay video thanh minh thì không sao, nếu không…”

“Nó mà không nghe lời, tao chặt gãy chân nó! Để xem nó còn dám chạy đi đâu nữa!”

Cha tôi tuy say mềm, nhưng lời nói ra vẫn khiến người ta lạnh sống lưng.

Họ tìm tôi về chỉ để tôi lên mạng thanh minh cho họ, đúng là không từ thủ đoạn nào.

“Ông còn định chém người?”

“Con gái tôi mà, mạng nó là tôi cho. Tôi chặt nó thì đã sao? Nó sinh ra là nợ chúng tôi, cả đời cũng không trả hết!”

Tất cả người có mặt đều biến sắc khi nghe những lời đó.

Ánh mắt cảnh sát cũng lập tức đầy cảnh giác:

“Nếu ông tiếp tục gây rối, chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế.”

Nghe như đang đùa, cha tôi lợi dụng men rượu đẩy cảnh sát một cái:

“Đến bắt tôi đi! Anh làm gì được tôi? Tôi có đánh người đâu? Anh không có quyền bắt tôi! Cho dù tôi có đánh, nó cũng là con tôi, chuyện trong nhà mấy người không có quyền can thiệp!”

“Lần cảnh cáo thứ nhất: giữ khoảng cách với cảnh sát và rời khỏi nhà người khác!”

“Lần cảnh cáo thứ hai!”

“Lần cảnh cáo thứ ba!”

“Thi hành! Đưa đi!”

Cha tôi bị hai cảnh sát áp giải ra ngoài.

Mẹ tôi thấy vậy liền rút vào một góc, vừa khóc vừa cầu xin:

“Xin lỗi… ổng uống say thôi, tôi không làm gì cả. Đừng bắt tôi theo, tôi sẽ đi ngay, không gây chuyện nữa đâu…”

Sau khi bà ta cam kết sẽ rời đi ngay và không tái diễn, cảnh sát không bắt bà theo.

Trước khi rời đi, bà ta liếc tôi một cái đầy hằn học.

Tôi biết, bà ta nhất định sẽ quay lại.

9

“Mọi người ơi, con gái tôi thế mà lại thông đồng với cảnh sát, khiến bố nó bị bắt vào đồn.

Ban đầu chúng tôi chỉ muốn xin lỗi và đón nó về nhà, ai ngờ lại bị đôi vợ chồng kia, cái cặp đã xúi giục con tôi bỏ nhà đi, mắng chửi thậm tệ.

Con gái tôi, Mạc Nguyên, lại đi theo người ngoài mắng luôn cả bố mẹ ruột mình.

Chồng tôi bây giờ vẫn đang bị giam trong đồn, mọi người nhất định phải giúp tôi với!

Tôi không mong con bé tha thứ, chỉ cầu xin nó cho vợ chồng tôi một cơ hội chuộc lỗi.

Chỉ cần nó vui, nó nhốt tôi lại cũng được!”

Mẹ tôi đăng đoạn video cảnh cảnh sát áp giải cha tôi lên xe cùng với những lời biện minh đầy giả dối lên mạng xã hội.

Chiếc điện thoại mới mua của tôi còn chưa kịp đăng ký tài khoản đã bị thuật toán đẩy ngay video đó lên.

Tôi nhíu mày nhìn video, mẹ tôi vẫn là điển hình của việc đảo trắng thay đen, vu khống bịa đặt.

Nhưng rất rõ ràng, nếu cứ mãi chọn cách im lặng, họ sẽ ngày càng quá đáng hơn.

Lần này, tôi sẽ không tiếp tục nhẫn nhịn.

Có cư dân mạng đã tổng hợp lại toàn bộ dòng thời gian của sự việc:

“Ban đầu sau khi Mạc Nguyên mất tích, cha mẹ cô ấy không hề báo cảnh sát, mà thậm chí còn cố tình im lặng xử lý.

Về sau vì công ty cha cô yêu cầu mỗi người phải xây dựng tài khoản mạng xã hội, họ mới dựng nên hình tượng bố mẹ đi tìm con, để hút fan.

Nhưng họ không thật sự tìm kiếm gì, chỉ đăng video khóc lóc, nhận phỏng vấn để tăng độ nổi tiếng.

Sau khi có người nhận ra Mạc Nguyên từ ảnh, họ lại giả vờ không thấy, tiếp tục đăng bài lên mạng. Đến khi nhiều người biết chuyện quá mới bắt đầu ‘đi tìm con’.

Khi gặp lại ở trường, Mạc Nguyên đã lên tiếng vạch trần sự thật, có người điều tra và xác thực rằng suốt mười tám năm qua, cô ấy thực sự bị cha mẹ bạo hành tinh thần lẫn thể chất.

Bây giờ mẹ cô cầu xin được tha thứ… nhưng thử hỏi, nỗi đau mười mấy năm đó, một lời xin lỗi có thể xóa sạch sao?”

Tất nhiên là không thể.

Sao bao nhiêu đau đớn tôi phải trải qua suốt cả tuổi thơ chỉ cần một lời xin lỗi là được bỏ qua?

Huống hồ, lời xin lỗi đó còn là một cú bôi nhọ trá hình.

Tôi sẽ để họ phải trả giá.

Từ nhỏ đến lớn, cha mẹ tôi luôn kể về những khổ cực họ từng trải qua, rồi khoác lên mình hình tượng “vượt khổ thành công”.

Cứ như thể, chỉ có chịu khổ mới được quyền thành công.

Tôi nghĩ, có lẽ việc họ kéo tôi vào “địa ngục” của những gian khổ đó là vì ghen tỵ.

Ghen vì tôi sinh ra trong thời đại tốt hơn, điều kiện tốt hơn mà họ chưa từng có.

Vì thế họ vừa tôn sùng đau khổ, vừa cố tình đẩy tôi vào vực sâu,

còn bản thân thì sống trong tiện nghi hiện đại,

chỉ khi thấy tôi vật lộn dưới đáy họ mới cảm thấy an lòng.

10

Mẹ tôi cố ý để lộ địa chỉ nhà dì Chu.

Ngay lập tức, dư luận quay ngược lại.

Tôi trở thành đứa con bất hiếu, phũ phàng mắng chửi cha mẹ ruột.

Nhà dì Chu không lắp camera, còn camera hành trình của cảnh sát hôm đó cũng không thể công khai.

Nghĩ một lúc, tôi lần đầu tiên chủ động gọi cho mẹ.

“Alo? Ai đấy?”

“Là con. Mạc Nguyên.”

Bên kia bật ra một tiếng hừ lạnh:

“Sao, bị mạng xã hội dìm sấp mặt rồi à? Loại con cái chống lại cha mẹ thì đáng bị chửi chết.”

“Chúng ta gặp nhau nói chuyện đi.”

Giọng bà ta đầy tự mãn:

“Không rảnh. Một buổi phỏng vấn của mẹ giờ cũng được cả chục nghìn rồi, không có thời gian gặp loại như mày.”

“Tôi có camera quay lại cảnh ở nhà dì Chu. Nếu bà không đến, tôi sẽ đăng lên ngay.”

Tại quán cà phê.

Mẹ tôi đặt cái túi hàng hiệu mới mua lên bàn, ánh mắt đắc ý nhìn tôi:

“Tốt nhất là biết điều đi. Muốn sống thì câm mồm, hoặc ngoan ngoãn đăng video nói rằng mày nói dối.”

Tôi nhìn cái túi hàng hiệu rồi mở miệng:

“Bố có biết bà đang lợi dụng việc ông ấy bị bắt để kiếm tiền không? Không phải bà bảo tôi ‘thông đồng với cảnh sát’ sao? Nếu cảnh sát dễ mua chuộc vậy, sao bà không đưa tiền để họ thả chồng bà ra? Hay định lần sau lại xách dao đi tìm tôi?”

Mặt mẹ tôi cứng đờ, nghiến răng:

“Mày làm bộ làm tịch gì? Mày biết rõ bố mày vào tù là vì xách dao vào nhà người ta và chống đối cảnh sát! Nếu không phải tại mày, ổng đâu ra nông nỗi này?”

Tôi hỏi lại:

“Vậy dì Chu và chú Hứa thì sao? Tại sao trong video bà lại lôi cả họ vào?”

“Hứ, hai người đó đúng là ngu, dám cưu mang mày, chống lại tao thì đừng trách tao không khách khí!”

Tôi thật không ngờ bà ta ngu đến vậy, vài câu đã vạch trần tất cả.

Xem ra những khổ cực năm xưa chỉ dạy được bà cách trục lợi, chứ không dạy cách làm người.

Cả đời tích oán, bà ta chỉ dám trút lên đứa con không có sức phản kháng là tôi.

“Hồi tôi rời đi đến thành phố C, hai người không tìm tôi. Sau đó lại đột nhiên xuất hiện, là vì sao?”

Mẹ tôi cười nhạt như nghe chuyện cười:

“Mày là con tao. Nuôi cha mẹ là nghĩa vụ của con cái. Chỉ cần mày còn sống, mày phải nuôi bọn tao. Tìm mày làm gì? Sau này nhiều người hối thúc quá mới đành phải đi tìm mày thôi.”

Tôi không còn kiên nhẫn ở cạnh bà ta, câu cuối cùng tôi hỏi:

“Bà không biết bà đang phạm tội phỉ báng khi đăng mấy thứ đó lên mạng sao?”

“Tao là mẹ mày. Mày định kiện mẹ à? Không sợ người ta chê cười hả? Đưa tao video đi!”

Tôi đứng dậy, thản nhiên rời đi:

“Tôi chưa từng nói sẽ đưa. Và tôi cũng chẳng sợ người khác nghĩ gì. Bà giỏi lật mặt thì cứ để tòa án quyết định đi.”

11

Trên đường về trường, tôi đăng đoạn ghi âm cuộc nói chuyện với mẹ lên mạng.

Tiếp đó, tôi gọi điện đến đơn vị công tác của bà ta, yêu cầu đuổi việc.

Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m

Tiện thể, tôi cũng nhắc họ kiểm tra sổ sách các dự án từng qua tay bà ta.

Tôi từng nghe bà và bố cười nói:

“Tiền dâng tới tận miệng, khéo léo một chút thì chẳng ai phát hiện đâu.”

Xem đi, những người suốt ngày ca ngợi gian khổ, trong đầu chỉ biết nghĩ cách trục lợi bằng thủ đoạn.

Tôi định gọi đến công ty của cha mình thì được thông báo:

ông ta đã sớm bị đuổi việc vì vắng mặt quá lâu, chắc là vì 15 ngày bị tạm giam.

Nhưng dẫu ông ta có bị đuổi, số tiền ăn chặn vẫn phải trả lại đủ.

Quả nhiên, đoạn ghi âm đó gây chấn động lớn trên mạng, dư luận đảo chiều hoàn toàn.

Tôi cũng nhẹ nhõm hơn , chú Hứa và dì Chu không còn bị mắng chửi hay làm phiền vì tôi nữa.

Nhưng tôi chưa dừng lại.

Suốt thời gian qua, họ bôi nhọ tôi và người thân tôi,

tôi sẽ bắt họ trả lại từng chút một.

Đoạn ghi âm và video của cảnh sát hôm đó là bằng chứng.

Họ còn vu khống cả lực lượng chức năng, vụ kiện được xử lý rất nhanh.

Chỉ tiếc là khi tôi tố cáo cha mẹ bạo hành,

vì thiếu bằng chứng trực tiếp,

vết thương trên người tôi đã lành trong thời gian đi học,

nên không đủ điều kiện kết tội ngược đãi trẻ em.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap