Ta giật mình, nơi khóe mắt thoáng hiện ánh sáng.
Trong góc màn hình, những dòng chữ từ bình luận lướt qua:
【Chào mọi người, ta thấy cái tên Lục Chiêu trong nhật ký có vẻ quen lắm. Mười năm trước có một cô gái tên như vậy mất tích, tôi có thể liên hệ với cha mẹ cô ấy. Vừa rồi tôi đã gửi ảnh chụp livestream cho họ. Xin hỏi có thể cho cha mẹ cô ấy lên sóng được không?】
【Cha mẹ Lục Chiêu vì tìm con mà gần như lật tung cả thế giới trong suốt mười năm qua. Mẹ cô ấy khóc đến mù cả mắt, cha cô thì đổ bệnh nặng.】
5( từ đoạn này tớ dịch chủ yếu là văn hiện đại nhé mn, đoạn nào hồi tưởng về quá khứ thì tớ vẫn dùng văn cổ trang, bộ này đan xen 2 cách xưng hô nên có gì sai sót ở đâu mn thông cảm cho Cá nha )
Lúc ấy, mọi người dần nhận ra… Có thể Lục Chiêu thật sự từng là một người sống ở thời hiện đại.
Tiểu Triệu và giáo sư nhỏ giọng bàn bạc, bởi chuyện này rõ ràng vượt ngoài quy định và tầm kiểm soát.
Giáo sư nhìn quyển nhật ký trong tay, cắn răng, đập chân một cái rồi gật đầu đồng ý.
“Cho kết nối đi.”
Nghe thấy câu đó, tôi sững người.
Muốn khóc mà cũng muốn cười.
Còn có chút sợ hãi.
Dù cách nhau ba ngàn năm, tôi vẫn nhớ rõ…
Bố tôi là giáo sư sử học, mẹ tôi là nghệ sĩ violin.
Họ thương tôi lắm.
Tôi còn nhớ rõ, đêm trước khi xuyên không, tôi còn giận dỗi với mẹ chỉ vì bà không nấu món cánh gà Coca như tôi muốn.
Cuộc gọi rất nhanh được kết nối.
Đầu bên kia là một người đàn ông tóc đã bạc gần nửa.
Ông hỏi: “Mấy người tìm được con bé Chiêu Chiêu nhà tôi rồi sao? Nó đâu rồi? Mau cho nó về nhà đi!”
Thấy Tiểu Triệu chưa trả lời, ông tiếp:
“Nó gặp chuyện gì rồi à? Không sao, chỉ cần còn sống là được! Dù có tàn tật, bố mẹ cũng nuôi nó đến hết đời.”
Tiểu Triệu không nói gì, chỉ lật tới một trang nhật ký không quá nhạy cảm, hỏi:
“Chú ơi, chữ này là của con gái chú viết phải không ạ?”
Bố tôi gật đầu liên tục: “Đúng rồi… Đây chính là chữ viết của Chiêu Chiêu nhà tôi.”
Nghe được giọng bố, tôi không nhịn được nữa, nước mắt lập tức trào ra.
Tôi nghẹn ngào nói:
“Bố… Con xin lỗi. Con không nên cãi bố mẹ, không nên để hai người phải buồn.
Bố mẹ nuôi con lớn, vậy mà con lại khiến hai người chạy khắp nơi tìm con suốt mười năm trời.
Cuối cùng… còn bắt hai người phải tiễn con đi trước…”
Nhưng… những lời này bố tôi không thể nghe thấy.
Ông chỉ nhìn chằm chằm vào Tiểu Triệu, ánh mắt đầy mong đợi.
Hy vọng từ cô ấy có thể nghe được một tin gì đó…
Tiểu Triệu bị ánh nhìn ấy làm cho hoảng, muốn quay đi.
Nhưng giáo sư – ngay khi cuộc gọi vừa kết nối – đã lặng lẽ… bỏ trốn.
Không còn cách nào khác, Tiểu Triệu đành cắn răng nói:
“Chú… Chú có biết khái niệm ‘xuyên không’ không ạ?
Chiêu Chiêu… thật ra là đã xuyên không rồi.”
Sau đó, cô ấy mở nhật ký, lật từng trang đầu cho bố tôi xem.
Bố tôi im lặng.
Một lúc sau, ông mới hỏi:
“Vậy… Chiêu Chiêu nhà tôi xuyên không rồi… con bé sống có ổn không?”
Tiểu Triệu không biết phải trả lời thế nào, chỉ có thể hỏi lại:
“Chú… có biết Lục Chiêu – yêu hậu nổi tiếng thời Đại Ân – là ai không?”
Tôi từng nói rồi, bố là giáo sư sử học.
Trí nhớ của ông rất tốt.
Ông chậm rãi đáp:
“Tôi biết. Lục Chiêu – yêu hậu Đại Ân – năm sinh năm mất không rõ.
Chính sử không ghi, chỉ có một vài dòng trong dã sử.
Tương truyền bà ấy bị ban rượu độc, chết không toàn thây,
lúc chôn phải lấy tóc che mặt, dùng cám nhét miệng…
ý là chết rồi cũng không được siêu thoát, không thể đầu thai,
không còn cơ hội kêu oan…”
Khi nói đến câu cuối cùng, giọng ông bỗng nghẹn lại.
“Không lẽ… cô bé Lục Chiêu mà các cháu nói… chính là con gái tôi sao?”
Tiểu Triệu chỉ dám thì thầm:
“Chuyện này… cũng chỉ là suy đoán thôi chú ạ.
Chứ trùng tên trùng họ đâu phải hiếm… đúng không?”
Nhưng tất cả mọi người đều biết, đó chỉ là lời an ủi.
Vì trong địa cung này, những vật bồi táng đều là đồ đạc cá nhân của chính chủ.
Mà cuốn nhật ký này… từng nét từng dòng… rõ ràng là của tôi.
【Thật sự quá tàn nhẫn… Bố mẹ đi tìm con suốt mấy chục năm, cuối cùng lại phát hiện con mình đã xuyên không.】
【Ngăn cách họ không phải là thiên tai, không phải nhân họa, mà là thời gian.】
Lượt xem trong phòng livestream ngày càng tăng, người xem ào ào kéo vào.
Tôi ngồi lặng bên màn hình, tham lam dõi theo từng đường nét trên gương mặt cha mình, ông đã già đi nhiều, tóc bạc hơn xưa, ánh mắt cũng không còn sáng như trước.
Không ai ra lệnh dừng lại, nên Tiểu Triệu đành tiếp tục phát sóng. Cô ấy lật từng trang nhật ký, để mọi người cùng nhìn thấy những gì tôi từng viết năm xưa.
Ngày 25 tháng 11 năm 221 trước Công nguyên.
Hôm nay tôi lỡ tay làm vỡ bát cơm. Bà vú mắng tôi: “Đã làm vỡ bát thì đừng ăn nữa.” Tôi đói… Đói đến mức bụng quặn thắt.
Bà ta phạt tôi ra ngự hoa viên quét tuyết.
Khi đang quét, tôi tình cờ nhìn thấy Hoàng hậu, chính là người trong sử sách, mẹ ruột của Doãn Lệ Đế.
Sách sử nói bà ấy hay ghen, thủ đoạn tàn nhẫn, từng hủy dung nhiều phi tần rồi đuổi ra khỏi cung, vì thế suốt thời tiên đế trị vì, hậu cung chỉ có duy nhất một vị hoàng hậu.
Nhưng bà ấy thật sự rất dịu dàng, hoàn toàn không giống trong sách.
Bà phát hiện tôi đang nhìn trộm nhưng không trách phạt gì, còn đưa tôi hai miếng bánh hoa quế.
Bà hỏi tôi bao nhiêu tuổi, nói tôi còn nhỏ thế mà đã phải vào cung sao?
Tự dưng tôi lại thấy nhớ mẹ. Không biết mẹ có đang nhớ tôi không…
Tôi thật sự rất muốn được về nhà.
Nếu có thể trở về, tôi nhất định sẽ bắt bố dẫn tôi đi ăn một bữa no nê.
Ngày 28 tháng 11 năm 221 trước Công nguyên.
Hôm nay thật sự quá kinh khủng, tôi suýt chút nữa thì mất mạng.
May mà hoàng hậu đi ngang qua và cứu tôi.
Bà ấy thật sự rất tốt…
Lúc đó tôi chỉ biết thầm nghĩ: sách sử đều là lừa người! Tôi phải ghi lại chuyện này cẩn thận.
Nếu có ngày trở về, tôi nhất định sẽ kể hết cho bố, ông già cố chấp đó sẽ ngạc nhiên lắm cho xem.
Cái người mà sách gọi là “ác hậu” ấy, thật ra dịu dàng biết bao nhiêu.
Hôm nay tôi còn nhìn thấy phụ hoàng của Doãn Lệ Đế. Nghĩ kỹ thì phải còn đến năm năm nữa Doãn Lệ Đế mới chào đời.
Vẫn còn xa quá, không biết tôi có thể đợi được đến lúc gặp cô ấy không.
Còn cả yêu hậu Lục Chiêu, người nổi danh nhất trong các lời đồn đại.
Giờ chắc cô ấy cũng chỉ tầm tuổi tôi thôi, chỉ là một đứa bé mười tuổi như tôi.
Không biết hồi nhỏ yêu hậu có giống tôi không.
Tôi đi khắp điện Nghênh Xuân mà chẳng thấy cô bé nào bằng tuổi mình.
Có lẽ… những lời trong dã sử đúng là thêu dệt cả thôi.
Dòng bình luận trong phòng livestream cũng bắt đầu rôm rả trở lại.
【Nhật ký của Lục Chiêu viết đáng yêu thật đấy! Lịch sử có ghi chép gì không?】
【Trong “Yêu hậu bí sử” có nói, Lục Chiêu vào Trường Xuân điện năm 221 TCN. Vì thế sau này khi Hoàng hậu An Hiếu lâm chung mới phó thác nàng chăm sóc tiểu hoàng đế, rồi chính nàng ôm hoàng đế lên ngôi, bắt đầu triều đại trị vì kéo dài hơn hai mươi năm.】
Những điều họ nói… đều là thật.
Đúng là tôi đã ôm hoàng đế lên ngôi. Và cũng vào lúc đó, tôi mới thật sự hiểu ra, trong hậu cung này, không có một “Lục Chiêu” nào khác.
Thì ra người mà lịch sử gọi là “yêu hậu”, chính là tôi.
Có người tiếp lời phân tích:
“Dựa vào sử liệu ít ỏi hiện còn, có thể thấy Lục Chiêu từng vì ngăn Doãn Lệ Đế tiếp nhận triều chính mà ra tay trừ bỏ không ít trung thần.
Cũng có ghi lại chuyện nàng từng giết ba trăm quan viên vùng Giang Nam ở cửa sông Âm, khiến toàn bộ khu vực này rơi vào khủng hoảng văn hóa suốt nhiều năm.
Chính việc bức hại trung lương và mê tín công trình lớn nhỏ đã khiến hậu thế gọi nàng là yêu hậu.”
Nghe đến đó, tôi suýt bật cười.
Thì ra… sau khi tôi chết rồi, các nhà sử học lại nhìn nhận tôi như vậy.
Tôi cúi đầu.
Thật ra tôi không trách họ.
Người đi trước thời đại một bước được gọi là thiên tài.
Đi trước quá nhiều bước… thì bị coi là kẻ điên.
Những điều tôi làm khi đó, đã động chạm đến quá nhiều lợi ích đương thời.
đ/o,c fu,ll tại# pa/ge Mỗ*i~ n,gày? ch|ỉ—muốn! làm@ c,á; muố,i
Tôi biết rõ, từ lúc tôi còn sống, rằng sẽ có ngày người ta bôi đen tôi trong sử sách.
Bởi vì lịch sử… luôn do kẻ chiến thắng cầm bút.
Tôi vẫn nhớ, năm đó Doãn Tuế Lễ vừa tròn mười lăm, chuẩn bị thân chính.
Đúng lúc vùng Giang Nam gặp lũ lụt nghiêm trọng.
Các đại thần lấy cớ đó ép Doãn Tuế Lễ viết chiếu nhận lỗi với thiên hạ.
Một đứa bé nhỏ xíu, ấm ức đến bật khóc, hỏi tôi:
“Tại sao lại là con? Rõ ràng không phải lỗi của con, tại sao bắt con gánh lấy?”
Tôi ôm lấy cô bé, nói: “Đừng sợ, ta sẽ giúp con.”
Tôi một mình đến Giang Nam trị thuỷ.
Và chính nơi như địa ngục ấy đã cho tôi thấy toàn bộ sự thối nát của Đại Ân.
Quan lại Giang Nam cấu kết chằng chịt, cản trở lẫn nhau.
Lương cứu tế từ triều đình không bao giờ đến được tay dân đen.
Tôi rút kiếm do Doãn Tuế Lễ ban cho, tại bến sông Âm, chém đầu ba trăm tham quan.
Dân chúng quỳ dọc hai bên bờ, kêu khóc gọi tôi là “Thanh Thiên gia Lục”, nói rằng họ được cứu rồi.
Nhưng giữa dòng nước lũ cuồn cuộn, tôi như thấy trước kết cục của chính mình.