Bố tôi bước lại, bảo mẹ tôi dừng tay một lát.

Tôi tưởng ông sẽ can bà lại.

Nhưng không, ông chỉ săm soi nhìn tôi từ trên xuống dưới:

“Mày mỗi tháng đều gửi tiền về, vậy tiền đâu ra?”

Ông cau mày nghi ngờ, trầm ngâm một hồi rồi nói:

“Chẳng lẽ mày ra ngoài làm cái trò bẩn thỉu gì đấy? Ghê tởm, còn nhỏ thế mà không biết làm chuyện đứng đắn!”

Tôi trừng mắt nhìn ông sững sờ – tôi là con gái ruột ông đấy! Sao ông có thể nói vậy?

“Con không có…” Tôi cắn chặt môi, nắm chặt vạt áo.

Nhưng họ chẳng thèm quan tâm đến nước mắt của tôi, vừa nói tôi chắc chắn giấu tiền, vừa chạy thẳng về ký túc xá của tôi.

Mặc kệ tôi khóc lóc cầu xin, họ lấy danh nghĩa là người giám hộ để xin lấy chìa khóa phòng.

Như thể tới để trừng phạt tội lỗi của tôi vậy.

Họ lục tung phòng trọ, tôi vừa khóc vừa van xin:

“Trong phòng còn có chị ở cùng, đừng làm hỏng đồ của chị Đỗ…”

Nhưng họ chẳng để ý, cái gì không đáng tiền thì vứt thẳng xuống đất, giày dính bùn đạp lên không thương tiếc.

Tôi cố gắng ôm chặt cái tủ đựng đồ, định ngăn họ mở ra.

Nhưng tôi chỉ là đứa bé mười mấy tuổi, làm sao chống lại được sức hai người lớn.

Bố tôi xô mạnh tôi ra, đầu tôi đập vào cạnh bàn.

“Tránh ra! Đừng cản đường!”

Đầu tôi đau điếng, đưa tay sờ thì thấy máu đỏ tươi đã chảy ra.

Họ lục lọi tủ một hồi, cuối cùng cũng lôi được phong bì tiền tôi cất giấu trong đống quần áo góc tủ.

Họ mở ra nhìn rồi lập tức nhét vào túi, miệng thì chỉ trỏ tôi mà răn dạy:

“Mỗi tháng gửi tiền về còn giấu được ba ngàn, mày đúng là đồ ích kỷ!”

“Con nít con nôi mà không biết học hành đàng hoàng, lần này vì mày nộp tiền nên tao tha. Nhưng sau này mỗi tháng phải gửi thêm hai ngàn nữa đấy!”

“Đừng có giở trò! Không nộp đủ, tao đánh gãy chân mày!”

Nói xong, họ đạp lên đống lộn xộn đầy đất rồi bỏ đi, chẳng buồn nhìn tôi vẫn đang chảy máu.

Tôi co người lại dưới đất, ôm chặt đầu gối.

Không biết tôi đã ngồi bao lâu, chỉ thấy toàn thân lạnh buốt.

Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m

Trán chẳng còn đau nữa, máu đã khô lại trên mặt, nhưng tôi thực sự không muốn động đậy.

Nước mắt dường như đã chảy cạn, mắt khô khốc, khóc cũng không khóc nổi nữa.

Họ là người thân ruột thịt của tôi – vậy mà lại không bằng một người xa lạ như chị Đỗ.

Tôi gắng gượng lấy lại bình tĩnh, chậm rãi đứng dậy, nhặt điện thoại dưới đất lên.

Trước khi chạy ra ngăn họ, tôi đã bật sẵn ghi âm, giấu ở góc đất không dễ bị giẫm phải.

Dù đoạn ghi âm ấy không thể lấy lại số tiền đã mất, nhưng tôi tin một ngày nào đó sẽ có ích.

Tôi kiểm tra – bản ghi đầy đủ và rõ ràng. Tôi lại mệt mỏi ngồi xuống.

Lúc ấy, chị Đỗ mở cửa trở về, nhìn thấy tôi thì hoảng hốt.

Giữa căn phòng ngổn ngang, tôi – một đứa con gái mặt đầy máu – đang ngồi co ro.

Chị vội chạy đến xem xét vết thương, nhẹ nhàng đỡ tôi dậy, đưa tôi qua ngồi trên giường chị.

“Tiểu Ninh, chuyện gì xảy ra vậy?”

5

Tôi ngơ ngác đáp, cúi đầu thật thấp:

“Bố mẹ em đến rồi… xin lỗi chị Đỗ, họ làm hỏng hết đồ của chị rồi.”

“Ôi dào, không sao đâu, hỏng thì mua cái mới thôi. Để chị xem vết thương trên trán em, chị đi lấy thuốc sát trùng.”

Tôi nắm tay chị lại, giọng đắng ngắt. Tôi biết chị Đỗ bình thường tiết kiệm lắm, cái gì cũng không nỡ vứt, không nỡ thay mới – mấy lời đó chỉ là an ủi tôi mà thôi.

Chị vừa bôi thuốc cho tôi, vừa lặng lẽ rơi nước mắt. Tôi cũng chỉ biết lặng lẽ vỗ vai chị.

“Chị Đỗ, đừng lo. Cuộc sống của chúng ta rồi sẽ ngày một tốt hơn.”

“Chị cố gắng tiết kiệm thêm vài tháng nữa, rồi rời khỏi nơi này, lên thành phố lớn, mãi mãi đừng quay lại.”

“Em cũng sẽ lên thành phố học cấp ba. Em sẽ học thật giỏi, thi vào đại học tốt nhất. Chỉ cần em đi đủ xa, họ sẽ không bao giờ tìm thấy em nữa!”

Tôi không biết là đang an ủi chị, hay đang cố thuyết phục chính mình. Nhưng tôi tin chắc rằng, chỉ cần còn hy vọng, thì vẫn chưa đến đường cùng.

Tôi nở nụ cười, tinh nghịch nháy mắt với chị Đỗ:

“Cũng may là em thông minh. Em đã chia tiền ra cất rồi! Năm ngàn em gửi chị cất giùm vẫn nguyên vẹn đấy, có phải đáng mừng không?”

“Thật ra ba ngàn kia là em cố ý cất riêng. Vì em biết, nếu bố mẹ đến mà không lấy được đồng nào, họ sẽ không cam tâm, và chắc chắn sẽ nghi ngờ em giấu tiền.”

“Thế nên như vậy là hợp lý quá rồi!”

Chị Đỗ nhìn tôi, cuối cùng cũng nở được một nụ cười gượng gạo:

“Đúng vậy! Tiểu Ninh của chị thông minh nhất!”

Chị vừa dịu dàng bôi thuốc cho tôi, vừa lau sạch gương mặt đầy máu và bụi bẩn của tôi:

“Tiểu Ninh, em phải đỗ đại học thật tốt, tìm được công việc thật tốt, kiếm thật nhiều tiền, thoát khỏi nơi này mãi mãi.”

Chị nhất quyết bắt tôi nằm nghỉ trên giường, không cho tôi động đậy, còn bản thân thì tự tay dọn dẹp căn phòng bừa bộn.

Vừa dọn, chị vừa trò chuyện với tôi.

Tôi hỏi chị dạo gần đây có chuyện gì không ổn không – mấy lần trưa tôi thấy chị gọi điện thoại mà cứ đứng quay vòng tại chỗ, trông đầy lo lắng, có khi còn khóc.

Chị im lặng một lúc rồi nói:

“Mẹ chị bệnh nặng hơn rồi… chị rất lo.”

Mẹ của chị Đỗ không giống bố mẹ tôi – bà rất yêu chị, chỉ là sức khỏe kém.

Tôi vừa định mở lời thì chị ngắt lời ngay:

“Tiền của em là tương lai của em, chị không thể nhận lấy dù chỉ một đồng. Em yên tâm, chị có cách.”

Chị đỡ tôi nằm xuống giường mình nghỉ ngơi.

Tôi nhắm mắt lại, vẫn nghe chị thì thầm bên tai:

“Hơn một tuần nữa là em phải đi rồi, nhớ đi sớm ra bến xe. Chị đã mua vé xe sẵn cho em rồi. Khi đi phải cẩn thận, đừng để bố mẹ phát hiện.”

“Lát nữa chị sẽ xin phép đội trưởng vài ngày cho em nghỉ ngơi dưỡng thương. Đừng lo về tiền nong, nếu thật sự không xoay sở được… vẫn còn có chị.”

“Em cũng thu xếp đồ đạc sớm đi, dù chị thấy em chẳng có gì đáng kể. Là con gái ra ngoài một mình, nhớ cẩn thận, ai bắt chuyện thì đừng dễ tin người quá.”

Những lời sau tôi nghe không rõ nữa. Cơn mệt mỏi đè nặng, giờ tôi đã thả lỏng, dần dần chìm vào giấc ngủ.

Giấc ngủ ấy, thật sâu và thật ngon – vì trước khi chìm vào mộng, là sự dịu dàng tràn đầy quan tâm.

Khi tỉnh dậy, trời đã tối mịt.

Ký túc xá được dọn dẹp sạch sẽ, mọi đồ đạc về đúng vị trí, những thứ hỏng cũng được thay mới.

Nhưng chị Đỗ… lại không còn ở đây nữa.

Tôi quay lại nhìn tủ đồ và bàn học của chị – bỗng nhiên lòng tôi nghẹn lại.

Đồ đạc của chị… đã biến mất không còn gì.

Căn phòng sạch sẽ, gọn gàng, nhưng trống trải – khiến tôi bỗng thấy một nỗi bất an nặng nề dâng lên trong lòng.

6

Tôi vội gọi cho chị Đỗ, rất lâu sau chị mới bắt máy.

“Tiểu Ninh… xin lỗi em, chị không thể tiếp tục làm việc cùng em được nữa. Mẹ chị bệnh nặng quá, chị phải về nhà… lấy chồng.

Lấy chồng rồi còn có chút sính lễ gửi về nhà.”

“Chị biết chị không nên làm thế, nhưng chị thật sự không còn cách nào khác. Em nhất định phải học thật giỏi, thay chị đi ngắm nhìn thế giới mà chị chưa từng được thấy.”

“Trên bàn có một phong bì, bên trong là mười ngàn tệ chị để lại cho em. Khi học cấp ba, hãy chỉ chuyên tâm vào việc học, đừng để mình quá vất vả.”

Tôi lặng lẽ lắng nghe, vừa gật đầu đồng ý vừa rơi nước mắt.

Tôi ôm chặt phong bì vào lòng – bị bố mẹ đánh đập tôi còn chưa đau lòng đến thế.

Rất nhanh sau đó, ngày nhập học cũng đến.

Tôi lên xe từ vài ngày trước, tránh được ánh mắt của bố mẹ.

Vừa vào lớp, mọi người đều đang bận làm quen, đầy tò mò với mọi thứ mới mẻ.

Còn tôi chỉ yên lặng tính toán lại số tiền mình có và lập kế hoạch học tập.

Ba năm tới, chắc chắn tôi sẽ tập trung học, kỳ nghỉ hè và đông thì đi làm thêm. Tôi đang cắn bút suy nghĩ…

Thì chợt nghe lớp học rộn ràng – một cô gái trẻ trung, tóc uốn nhẹ, mặc váy bước vào.

Thì ra… kiếp này em gái tôi học cùng lớp với tôi.

Nó nhìn thấy tôi cũng ngỡ ngàng, đôi mắt nhìn tôi như rắn độc, đầy oán hận.

Mọi người tưởng hai chị em nhận ra nhau, nhưng nó lại hờ hững đáp:

“Không quen.”

Nó nhanh chóng hòa nhập lớp – ai mà không thích một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, miệng ngọt ngào cơ chứ?

Từ nhỏ nó đã như vậy, luôn khiến mọi người yêu quý, hoàn toàn trái ngược tôi.

Kiếp trước, sau khi tôi được nhà họ Lục nhận nuôi, tôi không bao giờ gặp lại nó – cho đến khi bị nó hại chết.

Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m

Nó vẫn luôn nghĩ tôi là người chị hiền lành cam chịu như xưa, như cái lần nó đẩy tôi khỏi xe ba bánh, tôi cũng không trách nó.

Nhưng kiếp này, tôi tuyệt đối không còn là cô chị gái khờ khạo ấy nữa.

Vừa tan học, nó đã chặn tôi ở cầu thang vắng khi tôi đi vệ sinh.

Tôi bình tĩnh nhìn nó, muốn xem nó lại định giở trò gì.

Gương mặt tươi cười ngọt ngào trước mặt bạn bè giờ trở nên vặn vẹo, nó gằn giọng chửi tôi, tay bóp chặt cổ tôi:

“Sao chị lại xấu xa vậy?! Sao chị không nói với em là bọn họ nhận con gái không phải vì thương yêu?!”

“Ồ?” Tôi lạnh lùng bẻ ngón tay nó ra khiến nó đau mà buông tay.

“Tại sao tôi phải nói? Cô là ai mà tôi phải giải thích?”

Kiếp trước tôi nhường, tôi nhịn. Nhưng giờ, nếu nói đến sức vóc, tôi đánh nó khóc lóc gọi mẹ cũng được.

Nó ôm tay, rít răng đau đớn, mắt như ngâm thuốc độc.

Tôi che miệng cười khẽ:

“Bị đánh rồi à? Không phải tự cô chọn con đường này sao?”

Nó trừng mắt nhìn tôi:

“Tôi sống tốt lắm! Ăn mặc đều hơn chị! Tôi sống rất hạnh phúc ở nhà họ Lục!”

“Miệng cứng thật.” Tôi lắc đầu, nếu thật sự hạnh phúc thì mắc gì phải đến tìm tôi tính sổ?

“Có khi kiếp trước chị bị đánh nhiều quá ấy chứ! Chị gái tốt của tôi ơi!”