1
Nhà tôi là một gia đình điển hình chỉ biết trọng con trai, con trai sinh muộn nên được cưng như bảo bối.
Tôi và em gái thì giống như đồ thừa.
Hơn nữa gia đình vốn đã không khá giả, căn bản không nuôi nổi ba đứa con, nên chúng tôi phải nhường đường cho “bảo bối” của họ.
Năm Diệu Tổ ra đời cũng là lúc tôi và em gái chuẩn bị vào cấp ba.
Vì thế khi bố mẹ biết có thể để người giàu thành phố nhận nuôi con gái và được trợ cấp tiền bạc, hai ông bà già lập tức cười toe toét lộ cả lợi.
Kiếp trước, ngày người nhận nuôi đến, em gái tôi từ sáng đã ngồi chờ ở cửa, trong lòng đầy lo lắng và mong đợi. Nhưng đến khi thấy người đến chỉ là một người đàn ông ăn mặc tầm thường, bụng bự đầy dầu mỡ, nó liền quyết định không muốn bị chọn.
Nó cố ý ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, kéo tay mẹ vừa khóc vừa nũng nịu:
“Mẹ ơi, đừng bắt con đi mà, con biết làm việc nhà. Chị lúc nào cũng lầm lì, nói ba câu cũng không ra hồn, để chị đi là vừa nhất.”
Vì vậy nó thành công ở lại, vào xưởng làm công, trẻ trung xinh đẹp nên qu, yến r .ũ được con trai của giám đốc xưởng, rồi gả luôn cho hắn.
Thế nhưng nó chẳng hề có cuộc sống giàu sang như đã tưởng tượng.
Giám đốc chẳng hề giao quyền quản lý tiền nong cho con mình, mà con trai ông ta thì ăn chơi lười biếng, không lo làm ăn.
Sau khi cưới, nó không những phải phục vụ cả nhà chồng mà còn bị chồng b ,ạo h ,ành.
Ngay cả đứa con khó khăn lắm mới có thai cũng bị đ ,ánh đến sảy.
Thậm chí con trai giám đốc còn ngang nhiên ng ,oại tình, đưa nhân tình về nhà, chẳng buồn giữ thể diện cho nó.
Đến khi biết tôi đã trở thành luật sư nổi tiếng, nó lập tức sinh lòng oá ,n h ,ận.
Nó khóc lóc gọi điện cho tôi, nói bố mẹ b ,ệnh nặng, bảo tôi mau về nhà.
Nhưng khi tôi về đến nơi thì chẳng thấy bố mẹ b ,ệnh tật đâu, mà chỉ thấy nó – ánh mắt đỏ rực, đ ,iên c ,uồng.
Một con d ,ao đ ,âm thẳng vào ng ,ực tôi.
Nó gào thét:
“Tại sao?! Tại sao chị lại sống tốt như vậy?”
“Người được chọn đi lẽ ra phải là em! Chị đã c ,ướp mất cuộc đời của em! Em hận chị!!!”
“Ngày nào em cũng sống trong đ ,ịa ng ,ục, niềm an ủi duy nhất là nghĩ chị cũng sẽ khổ hơn em. Nhưng chị lại sống quá tốt. Vậy thì… ch,et cùng nhau đi!”
Tôi chỉ cảm thấy ng, ực mình trống rỗng, gió rít qua, đầu óc trống rỗng.
Chưa kịp s ,ợ h ,ãi, tôi mở mắt ra lần nữa — đã trở lại ngày hôm đó, cái ngày chúng tôi bị chọn để bán đi.
Nhưng khác với trước đây, lần này em gái lại chủ động chạy tới phía người đàn ông kia, quay đầu lại nói với tôi:
“Chị à, lần này chị cứ ở lại với bố mẹ, th ,ối r ,ữa dần dần đi nhé!”
Dù nó rất tích cực, nhưng mẹ tôi lại không đồng ý.
“Con ở nhà còn không nghe lời, lỡ ra ngoài chọc người ta không vui rồi bị trả về thì sao?
Vẫn là chị m,ày hiền lành, im lặng, cho nó đi.”
Nhưng em gái tôi đâu dễ gì từ bỏ.
Nó nhào đến ôm chặt chân người đàn ông kia, nói gì cũng không chịu buông.
Bởi vì nó biết rõ, người đàn ông ăn mặc tầm thường đó chỉ là trợ lý, người mua thực sự là một đại gia giàu có bậc nhất thành phố.
Đã sống lại lần này, sao nó có thể từ bỏ cơ hội tốt như vậy, được làm thiên kim tiểu thư nhà giàu chứ?
2
Em tôi xưa nay vốn lanh lợi, được mẹ thiên vị hơn, mẹ liền kéo nó lại khuyên nhủ:
“Người đàn ông này trông không có tiền, xe cộ cũng chẳng ra gì, đã thế còn muốn nhận con gái. Mười vạn đưa ra chắc cũng vét sạch rồi. Qua đó chưa chắc đã sống tốt hơn ở nhà đâu.”
Nhưng em tôi không chịu, vội vàng nắm lấy tay mẹ:
“Mẹ yên tâm, con sẽ ngoan ngoãn nghe lời mà. Với lại chị ấy biết nấu cơm, gánh nước, chị ấy ở lại giúp mẹ làm việc cũng tốt mà!”
Nghe vậy mẹ tôi bắt đầu do dự.
Cuối cùng, em tôi cũng được như nguyện, được nhận nuôi.
Nó vui sướng như một con bướm nhỏ vừa bay khỏi kén.
Tôi nhìn mà trong lòng thấy buồn – bất kể là kiếp trước hay kiếp này, chỉ cần trong cái nhà này, những gì em tôi và em trai tôi muốn, tôi đều phải nhường hết.
Trước khi đi, em cố ý kéo tôi ra một góc thì thầm:
“Chị tưởng học giỏi, thi đậu cấp ba là được mẹ cho lên thành phố học sao?”
“Đừng có mơ mộng nữa! Em sắp được hưởng phúc rồi, còn chị cứ ở đây mà th ,ối r ,ữa đi nhé!”
“Kiếp trước chị gặp may thôi, lần này em mới là thiên kim tiểu thư. Em giành lại cuộc đời thuộc về em rồi! Có trách thì trách chị ng ,u ng ,ốc!”
Tôi lặng lẽ nhìn em đắc ý, ngồi lên chiếc xe không mấy sang trọng rời khỏi làng.
Yên tâm đi.
Đừng nói là làm thiên kim tiểu thư, chỉ riêng việc liệu em có thể sống sót ở nhà họ Lục hay không còn chưa chắc đâu.
Nhưng tôi cũng cần lên kế hoạch cho chính mình.
Bố mẹ đúng là không hề định cho tôi lên thành phố học cấp ba.
Vừa hỏi xong, mẹ tôi đã lạnh nhạt trả lời:
“Nhà lấy đâu ra tiền cho mày học? Em mày còn nhỏ, chỗ cần tiêu tiền nhiều lắm.
Còn mày, đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình là thực tế nhất.”
Tôi siết chặt nắm tay – chỉ vì tôi là chị, việc nhà đều do tôi làm.
Trước kia là nhường em gái, giờ thì nhường luôn cả em trai và em gái.
Kiếp trước khi tôi bị bán vào nhà họ Lục, chịu đủ khổ sở, tôi vẫn luôn coi gia đình là ánh sáng cuối cùng.
Nhưng giờ tôi mới hiểu, tất cả chỉ là tôi tự lừa mình.
Tôi cúi đầu, nước mắt không ngừng rơi – đây sẽ là lần cuối cùng.
Tôi cuối cùng cũng đã hiểu, bố mẹ tôi căn bản không hề quan tâm đến tôi.
Chẳng mấy chốc, không cho tôi nghỉ ngơi lấy một ngày, bố mẹ đã liên hệ với nhà máy, bắt tôi vào xưởng vặn ốc.
Xưởng sản xuất tập trung, ăn ở tại chỗ, cũng không mất thêm chi phí gì.
Tôi chỉ mang theo ít hành lý đơn giản, bắt đầu lao động kiếm tiền để tiếp tục đi học.
Ban ngày tôi làm việc chăm chỉ nhất để nhận được tiền công tính theo sản lượng.
Ban đêm, tôi lén lút đi lục thùng rác tìm các thùng giấy để tích trữ bán lấy tiền.
Khu xưởng về đêm rất yên tĩnh, nhưng nhìn số tiền mình tích góp ngày một nhiều, tôi cảm thấy tất cả đều xứng đáng.
3
Tôi mỗi lần đều trở về ký túc xá rất muộn. Trong phòng có một chị gái rất tốt bụng tên là chị Đỗ. Mỗi lần tôi đều cố gắng nhẹ nhàng, sợ làm chị tỉnh giấc.
Chị ấy cũng là người khổ mệnh, trong nhà có cả đống em nhỏ, bố mẹ lại yếu bệnh, đành phải làm chị cả gồng gánh ra ngoài làm thuê kiếm tiền nuôi cả nhà.
Thấy tôi ngày nào cũng cật lực làm việc, chị sợ tôi ngủ không đủ giấc, mỗi sáng đều mua sẵn bữa sáng để lên bàn cho tôi.
Tuy rất khổ, nhưng lúc nhận được lương, trong mắt chị lại ánh lên niềm vui.
“Chị đã tiết kiệm được kha khá rồi, tuy lương chỉ hơn ba nghìn, lại còn phải gửi về nhà, nhưng chi tiêu ở đây ít, vài năm rồi chị cũng để dành được gần một vạn tệ.”
“Tiểu Ninh à, chờ chị tiết kiệm đủ một vạn, chị sẽ lên thành phố lớn làm việc. Nghe nói ở đó nhiều cơ hội kiếm tiền hơn nhiều. Chị không sợ khổ, chị muốn kiếm thật nhiều tiền, mua một căn nhà to!”
Tôi mỉm cười nhìn ánh mắt kiên định của chị, vỗ tay cổ vũ chị.
Chị Đỗ còn nói, đi học là cơ hội tốt nhất. Chị không học giỏi, không có bằng cấp, nhưng tôi thì khác.
Thấy tôi cố gắng, chị như nhìn thấy chính mình ngày xưa có thêm cơ hội được chọn lại.
Tôi cũng không phụ sự kỳ vọng của chị. Khi tôi nhận được giấy báo trúng tuyển của một trường cấp ba trọng điểm trên thành phố, tôi và chị ôm nhau hét lên sung sướng.
Tôi đỗ rồi! Dù kiếp trước tôi đã biết trước điều đó, nhưng đây chính là bước ngoặt số mệnh của tôi.
Tôi lập tức gọi cho giáo viên chủ nhiệm, mong thầy gửi giấy báo trúng tuyển về nhà máy nơi tôi làm việc, đừng gửi về nhà.
Kiếp trước bố mẹ tôi nhận được thì lập tức mang đốt làm củi.
Nhưng không hiểu sao, chỉ còn hai tuần nữa là khai giảng thì bố mẹ tôi lại biết chuyện.
Tôi quên mất, giáo viên kia là người không giữ được mồm miệng.
Dù tôi đã dặn đi dặn lại thầy phải giữ bí mật, nhưng ông ấy lại uống rượu rồi buột miệng nói lung tung với người khác.
Thậm chí còn bịa đặt, bôi nhọ tôi:
“Nói đến con bé Ninh đầu làng à, nó lanh lắm, đỗ trường trọng điểm là quên cha mẹ liền!”
“Nó còn gọi điện nhắn tôi đừng nói với bố mẹ nó, bảo phải lên thành phố tận hưởng cuộc sống, không thể để hai ông bà già kéo chân nữa!”
“Nó coi mình là dân thành phố rồi đấy!”
Lời này nhanh chóng truyền khắp cả làng.
Hôm sau bố mẹ tôi lập tức chạy đến nhà máy tìm tôi tính sổ.
Tối hôm qua tôi lại đi nhặt rác rất muộn, còn học lén chương trình cấp ba nên ngủ rất trễ.
Đang buồn ngủ gà gật ở chỗ làm thì nghe công nhân bảo có người tới tìm tôi.
Tôi nhờ người trông giúp một lát, vội vàng dọn dẹp qua rồi đi ra ngoài.
Vừa tới cổng chưa kịp thấy người đã nghe tiếng chửi bới oang oang:
Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m
“Cái thứ ranh con này đúng là lớn rồi ha, nuôi nhầm phải đồ lang sói à?!”
Tôi vừa gọi “mẹ ơi” một tiếng, bà đã quay lại tát tôi một cái như trời giáng.
4
Cái tát ấy nặng vô cùng, làm cái đầu thiếu ngủ của tôi ong ong như muốn nổ tung.
“Mẹ nuôi mày ra được đứa bất hiếu thế này à! Còn mơ lên thành phố học hả? Vậy ai đi làm nuôi em mày cưới vợ?!”
Ngón tay bà liên tục dí vào đầu tôi, như thể tôi phạm phải tội tày trời. Mắng chán rồi còn véo vài cái.
Tôi ngẩng lên, mắt mờ đi không còn nhìn rõ vẻ mặt méo mó của bà, chỉ cảm thấy:
Tại sao tôi chỉ muốn tiếp tục đi học mà lại bị xem như tội đồ?