Cuối cùng là Tào công tử, nhìn không đành, tiến lên nhặt lấy, phủi sạch lá sen dính bụi, rồi cắn một miếng:

“Ngon lắm.”

Lục tam tiểu thư lập tức nở nụ cười, lại có chút ngượng ngùng:

“Chà là ấy… ta đã tự tay bỏ hết hạt.”

Trông hai người bọn họ như một đôi kim đồng ngọc nữ, khiến thiếu gia như có hạt chà là mắc trong cổ, nuốt chẳng trôi.

Bị phu tử răn dạy phải giữ tình đồng môn, thiếu gia miễn cưỡng mời Tào công tử cùng lên thuyền nghe ca kỹ trình diễn.

Tào công tử nhìn kỹ nữ mỹ lệ, chỉ hơi cúi người ôm quyền, nhàn nhạt nói:

“Tào mỗ đã có hôn ước.”

Bên tai lại vang lên tiếng than nhẹ của hồng nhan: “Dễ kiếm châu báu, khó được tình lang.”

Nghĩ đến đây, Chu Nghiễn Lễ nghiến răng, cười lạnh:

“Tào gia nghèo túng như vậy, vợ cưới về chỉ e tân hôn đêm đầu đã bỏ chạy.

Ai lấy tên Tào ngốc kia, chắc chắn khổ cả đời.

Đến tay nữ nhân còn chưa nắm qua, hắn biết thế nào là thương hương tiếc ngọc sao?”

Hắn thầm nghĩ tới dáng vẻ cứng ngắc của Tào công tử, lại nghĩ đến sính lễ mình chuẩn bị cho Lục tam tiểu thư:

Rượu phải chọn thứ ủ đủ hai mươi năm trở lên, áo cưới nhất định phải dùng thêu tay Tô Châu, ngay cả kiệu hoa cũng phải mười tay thợ gấp rút hoàn thành.

Dẫu có cưới tiên nữ chốn thiên đình, cũng chưa chắc đã chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế.

Thường Lạc vội nịnh nọt:

“Người nào gả cho Tào gia, đúng là như quả phụ sống mòn.

Chỉ có thiếu gia mới biết nâng niu yêu thương, chẳng trách Lục tam tiểu thư dốc hết lòng hết sức tích bạc cũng muốn gả cho ngài.”

“Chờ đến khi Tào gia đủ tiền cưới vợ, thiếu gia ngài e rằng đã bế con ra phố mua giấm rồi!”

Chu Nghiễn Lễ được lời, gấp quạt lại, nhưng ngoài mặt còn làm ra vẻ khó xử:

“Bản công tử vốn cũng chẳng muốn cưới đâu, chẳng qua thấy nàng thành tâm, nên mới gắng gượng làm.

Chờ nàng vào cửa, ta sẽ dạy dỗ cho thuần phục.”

Thường Lạc nghe thế thì lấy làm kỳ lạ, liền hỏi:

“Vậy cớ sao mười hôm trước, thiếu gia còn sai tiểu nhân đi lấy tiền của Lục tam tiểu thư? Không sợ nàng tức giận không gả nữa sao?”

Chu Nghiễn Lễ cười nhạt:

“Thẩm thẩm nàng không dung, nàng không có chốn nương thân, nếu không gả ta thì còn có thể gả cho ai?”

Thường Lạc nghĩ ngợi, quả nhiên thấy thiếu gia nhà mình tâm tư như thần.

Đúng lúc ấy, chưởng quầy tiệm bạc cạnh bên thấy thiếu gia xuất thủ phóng khoáng, bèn tiến lại tâng bốc:

“Công tử xem qua tiệm nhỏ của tiểu nhân, đặt cho phu nhân một bộ kim hoàn năm món, giá thợ lại rẻ.”

Tiếng búa leng keng vang lên trong tiệm.

Chu Nghiễn Lễ liếc mắt thấy trên giá gỗ trầm treo một chiếc khóa trường mệnh bằng bạc nhỏ xinh.

Nghĩ tới điều gì, khóe môi hắn nhếch lên, chỉ vào:

“Thêm cho ta một chiếc khóa trường mệnh nữa.”

Thường Lạc lại thấy hồ đồ.

Chẳng lẽ, sau này Lục tam tiểu thư sinh quý tử, chỉ đeo cho đứa bé mỗi chiếc khóa bạc ấy?

Không phải vậy.

Mà bởi lòng ghen trong Chu Nghiễn Lễ lại âm thầm trỗi dậy.

Tào gia nghèo túng, ngay cả một lượng bạc cũng khó lòng móc ra.

Hắn tin rằng Tào công tử không thể nào cưới được cô nương nào khá hơn Lục Thiền Nhi.

Hắn chờ để xem, một kẻ luôn lạnh nhạt thắng mình như Tào Dự Thanh, sẽ ra sao khi bị vị hôn thê ham hư vinh vứt bỏ.

“Đợi khi vị hôn thê của Tào ngốc tới, ta sẽ đích thân mang sính lễ tới chúc mừng.

Ta muốn tận mắt xem, Tào ngốc cưới được món hàng ra sao.”

3

Kiệu hoa dừng lại dưới gốc cây táo già ở đầu thành phía nam.

Ta vén rèm ló đầu nhìn ra, mới thấy mình quả thực gả đi có phần vội vàng.

Khi khăn voan được vén lên, đập vào mắt là cảnh tượng tiêu điều: mái nhà xiêu vẹo, tường vách tàn tạ.

Trên chiếc bàn thấp lỏng lẻo, phải dùng mảnh ngói bể để chèn chân, đặt hai chén rượu nhạt, ắt là để làm lễ hợp cẩn.

Chiếc giường chỉ trải một tấm chiếu tre sạch sẽ, vừa vặn chỉ đủ cho một người nằm.

Ta tò mò nhìn hắn, Tào Dự Thanh đỏ mặt đến tận mang tai, cúi gằm đầu, cứ chăm chăm nhìn vào cán cân trong tay, tựa hồ muốn soi ra hoa.

Trong lòng ta thầm thở dài:

Ôi, người thì cũng coi như tuấn tú, chỉ tiếc là hơi ngốc, đem hết gia sản đi thuê kiệu hoa mất rồi.

Chỉ thấy hắn ấp úng:

“Thuê một chiếc kiệu tử tế… là vì nghe nói tiểu thư ở Chu gia chịu nhiều uất ức, muốn tiểu thư nở mặt nở mày.

Không ngờ thuê kiệu, mướn phu kiệu… tốn bạc quá nhiều.”

Lời này nói ra, khiến lòng ta âm thầm ấm áp.

Ta vừa định lên tiếng rằng: nghèo thì có sao, về sau chàng chăm chỉ đọc sách, ta ở nhà dệt chiếu thêu hoa, phu thê đồng lòng, sợ gì ngày tháng chẳng tốt đẹp.

Bỗng đâu Tào Dự Thanh sực nhớ, vội vàng cầm lấy hũ gốm thô đựng rượu trên bàn đưa cho ta:

“Cái này… cho nàng.”

Hũ này so với chiếc ở Chu gia còn nhỏ hơn đôi chút.

Ta lập tức hiểu lầm, cho rằng hắn cũng như Chu Nghiễn Lễ, muốn ta tự mình tích tiền.

Tại sao nơi này đàn ông ai cũng tính toán chi ly thế, hại ta trước kia còn tưởng hắn là người tốt!

Trong lòng không khỏi bất mãn, nhưng ta không chịu để người ta khinh thường, liền dõng dạc nói:

“Vậy ngươi nói rõ, ta ở đây, mỗi tháng tiền nhà bao nhiêu, cơm nước mỗi ngày tính thế nào.

Ta không chiếm tiện nghi của ngươi.”

Tào Dự Thanh ngẩn ra, vội chỉ vào hũ sành, lúng túng đáp:

“Không cần tiền nàng đâu… đây là bạc vặt ta dành cho nàng, để nàng tiêu dùng.”

Ta nửa tin nửa ngờ.

Sợ rằng đến lúc ta động đến đồng bạc nào, hắn sẽ như Chu Nghiễn Lễ, bày sổ sách tính toán từng món.

Thấy ta đầy vẻ phòng bị, lời nói đến miệng hắn cũng đành nuốt trở vào.

Dầu đèn cạn, ngoài song trăng non lờ mờ, ánh sáng mông lung chẳng tỏ rõ tâm ý người.

Tào Dự Thanh đem tấm chiếu tre duy nhất nhường cho ta, còn mình thì nằm nghiêng trên nền đất trải rơm mục.

Sờ tay xuống chiếu tre dưới lưng, lòng ta chợt thấy có chút hối hận vì đã nghĩ xấu cho hắn.

Ta định mở miệng hỏi hắn, rốt cuộc có thật lòng muốn cùng ta kết tóc tương tri.

Bỗng nghe hắn thì thầm:

“Nhà họ Tào ta nghèo quá, cưới được tiểu thư, chỉ sợ là có tội với nàng.

Nếu nàng không bằng lòng, ta… ta sẽ đốt hôn thư, coi như việc này chưa từng xảy ra.”

Câu ấy thốt ra, ta chẳng hiểu vì sao lại tức giận.

Nghĩ ngợi một hồi, ta kéo chăn trùm kín đầu, hờn dỗi đáp:

“Vậy thì hôm kia ta đi.”

Cái hũ kia, số bạc trong đó đủ để ta mua một tấm vé thuyền, thuê một cửa hàng nhỏ bán buôn mưu sinh.

“Ta có tiền của ta, đi rồi cũng chẳng sợ không sống nổi.”

Tào Dự Thanh lặng im hồi lâu, chỉ khe khẽ “ừ” một tiếng.

Sáng hôm sau, lúc ta thức giấc, hắn đã đi thư viện.

Trên bàn để lại một tờ giấy nhắn và phần cơm sáng, còn ân cần dặn dò: mười văn tiền trong hũ là cho ta tiêu vặt.

Nói rằng trưa sẽ có gánh hàng rong đi ngang, nếu thích thì mua ít gạo rang hay bánh mạch nha ăn chơi.

Nếu thiếu tiền, cứ ghi nợ, hắn sẽ bù lại.

Ta cầm tờ giấy, lòng nghĩ: Hừ, keo kiệt như vậy mà chữ viết cũng đẹp lạ, chẳng trách chỉ cần chép sách cũng kiếm được tiền.

Quả nhiên, tới trưa, gánh hàng rong rao khắp phố.

Ta không mua bánh trái, chỉ chọn mua ít sợi chỉ và tre nứa, rồi ngồi dưới gốc táo già, thong thả dệt chiếu.

Ta nghĩ, dẫu hắn muốn hủy hôn, ân tình kiệu hoa này vẫn phải báo đáp.

Tiền trong hũ ta chưa động tới, ngấm ngầm ghi nợ vào lòng.

Đến khi hắn tính toán với ta, ta sẽ ôm nguyên cái hũ ra trả, xem ai nỡ cãi.

Gió thổi qua tường thấp, hương tường vi ngoài sân dìu dịu.

Đến bữa tối, hắn nấu canh mướp xào trứng, bánh bắp hấp.

Còn đặt một đoá hoa nhung đỏ cùng một gói kẹo gạo rang bên giường.

Trong bữa ăn, hắn nhường ta năm miếng trứng, bánh bắp cũng ít ăn một cái.

Ta lén ghi nhớ hết vào tâm.

Thấy ta mua chỉ thêu, hắn tưởng ta đã tiêu tiền trong hũ, mặt mày tươi rói:

“Sau này trời nắng gắt thì thôi, đừng dệt chiếu nữa, ta giúp thầy giáo chép sách, cũng kiếm được chút ít.”

Nói đoạn, hắn đặt thêm một nắm đồng tiền trên bàn:

“Không cần tiết kiệm, thích cái gì thì cứ mua.”

Ăn xong, Tào Dự Thanh ngồi dưới ánh đèn cặm cụi chép sách, còn dặn ta cứ ngủ trước.

Ta nhai thử miếng kẹo gạo, tay cầm đoá hoa nhung đỏ, đột nhiên thấy băn khoăn:

Nếu ta đi rồi, đóa hoa này ai sẽ cài đây?

Ngẩn người trong khoảnh khắc, ta cầm hoa lén lại gần, giơ lên cạnh thái dương hắn.

Trong ánh đèn lờ mờ, tưởng tượng hắn cài hoa đỏ, lòng ta khẽ rung động.

Chắc cũng… đẹp đấy chứ.

Vừa nghĩ, ta không kìm được mà bật cười.

Hắn chợt ngẩng đầu, ánh mắt đụng phải ta.

Ta hốt hoảng giấu đoá hoa dưới gối, giả vờ nhắm mắt.

Hắn đặt bút xuống, nhẹ nhàng hỏi:

“Không ngủ được sao? Có muốn nghe kể chuyện không?”

Nghe kể chuyện ư? Ta liền bật dậy.

Tào Dự Thanh kể một chuyện quái đản:

Đ..ọc, full@ tạ,i P//a,g,e “Mỗ-i n,gày~ chỉ* muố.n: là,m c;á~ muố,i!”

“Ngày xưa có một thư sinh đi thi, trên đường gặp một bộ hài cốt phơi nơi đồng vắng, bèn động lòng từ bi, chôn cất lập mộ cho.

Sau đó thi rớt, đêm nọ có mỹ nhân đến gõ cửa, nói muốn lấy ân báo đáp, rồi hai người sống hạnh phúc bên nhau.”

Ta bĩu môi:

“Chán ngắt.”

Hắn khẽ cười:

“Nghe hết đã.

Làng bên có người nghe chuyện, ganh tị, cũng đi tìm bộ hài cốt, an táng tử tế, mong được báo ân.

Quả nhiên đêm đó có người gõ cửa rầm rầm.

Chỉ là ngoài cửa không phải mỹ nhân, mà là một đại hán lực lưỡng, cảm kích mà đòi kết bái huynh đệ.”

“Vậy… sau đó thì sao?”

“Thì cùng nhau sống hạnh phúc.”

Ta ngẩn người, rồi không nhịn được cười phá lên.

Thấy ta cười, hắn cũng cong môi cười theo.

Hắn kể thêm mấy chuyện lặt vặt, cho ta đỡ buồn.

Sợ làm phiền hắn chép sách, ta giả bộ ngủ.

Hắn ngồi bên, quạt nhẹ nhàng, ru ta vào giấc mộng.

Tiểu thử đại thử, khí trời oi ả như lò hấp.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap