1

Chiều hôm kết thúc kỳ thi đại học, mẹ xin nghỉ phép để đến đón tôi và chị gái.

“Trời bên ngoài nóng quá đi mất,”

rõ ràng là lời than thở, nhưng từ miệng chị tôi thốt ra lại giống như đang nũng nịu.

Mẹ mỉm cười dịu dàng: “Được rồi, mẹ đưa hai đứa đi ăn một bữa thịnh soạn nhé.”

“Cảm ơn mẹ!”

Chị reo lên vui vẻ, nhảy tót vào ghế phụ, tôi thấy thế đành ngồi ra sau.

Trong xe bật điều hòa mát lạnh, tôi nhìn ra ngoài, khắp nơi đều là sĩ tử, ai nấy đều như trút được gánh nặng.

Tôi xưa nay luôn trầm lặng, không sôi nổi và rạng rỡ như chị.

Mẹ và chị trò chuyện rôm rả ở ghế trước.

“Thi thế nào con?”

“Bảy trăm điểm là chắc rồi,” chỉ nghe giọng đã biết chị vui đến cỡ nào.

“Giỏi quá trời.” Mẹ khen xong, mới tiện miệng hỏi tôi: “A Lê thì sao?”

“Văn là được vào đại học chắc rồi chứ gì?”

Chị quay đầu lại nhìn tôi, tôi bấu chặt gấu quần, bình tĩnh đáp khẽ: “Ừ.”

Chị học ban Tự nhiên, xinh đẹp, biết đàn piano, đàn tranh, thành tích luôn đứng top đầu toàn khối.

Từng “buff” ấy tích tụ lại khiến chị trở thành nhân vật tiêu điểm được cả giáo viên lẫn học sinh nhắc tới.

Người kiêu ngạo thì chẳng bao giờ cúi đầu nhìn kẻ khác.

Vậy nên chị vẫn luôn nghĩ tôi chỉ là A Lê năm lớp 10 năm ấy — chỉ thi được hơn bốn trăm điểm, gặp chút chuyện liền bật khóc.

Chị càng không hề biết, hai năm qua tôi đã cố gắng học tập đến mức nào.

Mẹ thở dài: “Miễn sao con đậu đại học là được, học Văn thì sau này cố gắng thi công chức là ổn rồi.”

Chị vội vàng chuyển đề tài: “Mẹ ơi, mình ăn ở đâu thế ạ?”

“Vẫn là chỗ hay đi đó,” mẹ liếc đèn giao thông, nói tiếp, “trùng hợp là dì Tạ cũng ở đó, con có thể hỏi dì ấy về việc điền nguyện vọng, con trai dì ấy học ở Đại học Hoa mà.”

Tôi bỗng nghẹn thở.

Bên ngoài là hoàng hôn rực rỡ như lòng đỏ trứng muối đổ tràn ra.

Tôi nghe thấy chị dè dặt hỏi: “Vậy… anh Tạ Tuệ cũng ở đó sao?”

“Mùa hè được nghỉ mà.” Mẹ nổ máy, cảm khái: “Chớp mắt đã lớn thế rồi, đẹp trai ra phết.”

2

Tạ Tuệ lớn hơn tôi và chị hai tuổi, từ nhỏ đã là “trùm nhóc” trong khu.

Chị Vân Tường tính cách sôi nổi, miệng ngọt, lại biết làm người ta vui lòng.

Cả họ đều thích chị ấy, lúc nào cũng ôm chị cưng nựng, chị lại rất biết cách đáp lại, cười toe với hàm răng sún và đôi mắt cong cong.

Còn tôi thì thường đứng dưới đất, đờ đẫn nhìn.

Khi họ nhìn đến tôi, gượng gạo mãi mới thốt ra: “Em út ngoan lắm.”

Mỗi khi chơi cùng lũ bạn nhỏ trong khu, chị rất nhập tâm — đốt pháo, bắt cá, chơi bi.

Tôi không hòa nhập được, chỉ biết ôm thùng nhựa con ngồi chơi cát một mình.

Không nhớ rõ là ngày nào, chỉ biết Tạ Tuệ khi đó chơi chán rồi, ngậm kẹo mút, ngồi một bên nhìn tôi.

Dưới ánh nhìn của anh ấy, tôi như ăn nhầm cải bó xôi, hăng hái xúc cát vào thùng đến tràn cả ra ngoài.

Tạ Tuệ nhíu mày, ngạc nhiên: “Em làm gì thế?”

Tôi “rầm” một tiếng đặt thùng nhựa trước mặt anh ấy, hàng mi run rẩy: “Cho anh đó, hết thảy đều cho anh.”

Tạ Tuệ sững sờ.

Như bị d ọa s ,ợ, đến kẹo cũng rơi khỏi miệng.

Lâu sau mới nói: “Em dữ dội ghê.”

Tạ Tuệ là kiểu người bướng bỉnh.

Hồi tiểu học còn toàn đội sổ, dì Tạ dịu dàng là thế mà bị anh chọc tức đến mức ngày nào cũng cầm roi đuổi đ ,ánh khắp khu.

Nhưng lên cấp hai, IQ anh đột ngột “bừng sáng”, giữ vững hạng nhất khối,  cuối cùng thi vào Đại học Thanh Hoa theo đúng nguyện vọng.

3

Tới nhà hàng, mẹ đỗ xe xong vừa tháo dây an toàn vừa bảo: “Xuống thôi nào.”

Chị ngập ngừng hồi lâu, lí nhí: “Mẹ ơi, mẹ còn son không?”

Mẹ ngạc nhiên nhướng mày, liếc thấy vành tai chị đỏ au, bật cười: “Con thích… phải không?”

“Suỵt suỵt suỵt!” Chị vội dậm chân, “Mẹ đừng nói ra mà.”

Mẹ đưa chị thỏi son màu hồng ngọt ngào, chị bôi vội, sau đó hỏi tôi: “A Lê, sao nãy em xuống xe nhanh thế?”

Tôi đáp: “Tại chị dậm mạnh quá.”

Chị: “…”

Cáu kỉnh: “Giận rồi đó!”

Rồi ôm lấy mẹ, bước đi phía trước.

Tôi lặng lẽ theo sau.

Thật ra tôi rất ghen tị với Vân Tường.

Tôi ghen vì chị có thể tự nhiên bộc lộ cảm xúc, còn tôi thì không bao giờ làm được.

Mẹ và chị tay trong tay đi trước, tôi quen rồi với việc đi sau.

Chị nói chuyện rất nhiều, đến mức cây cảnh trong nhà hàng cũng khiến chị cười như nắc nẻ.

Phục vụ dẫn chúng tôi vào một phòng riêng.

Khi cánh cửa kia mở ra, tim tôi như sắp nhảy khỏi lồng ngực.

Còn căng thẳng hơn cả lúc thi đại học.

Bởi vì đề thi luôn có đáp án.

Nhưng Tạ Tuệ — lại là câu hỏi không lời giải.

Có thể cả đời này tôi cũng không tìm ra lời giải đó.

Cánh cửa gỗ đỏ mở ra, tôi nghe tiếng mẹ chào hỏi dì Tạ.

Ngay giây sau, tôi thấy một bóng người lạ mà rất đẹp trai.

4

Anh mặc áo thun đen, vừa nghe thấy tiếng động đã nghiêng đầu lại, đôi mắt sâu thẳm đen láy.

Tôi không chắc anh đang nhìn tôi hay chị — vì chị đứng nghiêng phía trước tôi.

Tạ Tuệ khẽ cong mắt, nở một nụ cười vừa lưu manh vừa ranh mãnh.

Dì Tạ đập nhẹ anh một cái: “Chào dì Vân và hai em đi con.”

Tạ Tuệ chào xong liền quay sang than với mẹ: “Mẹ ơi, con lớn rồi mà, giữ chút thể diện đi.”

Dì Tạ chỉ khẽ cười, rồi thân mật kéo tay mẹ tôi: “Nè, thực đơn đây, chị xem gọi món gì nhé.”

Hai người lớn trò chuyện bên cạnh, chị lập tức ngồi cạnh Tạ Tuệ, mắt sáng lấp lánh: “Anh Tạ Tuệ, anh còn nhớ em không?”

Tạ Tuệ lười nhác chống cằm, đôi mắt đào hoa ánh lên tia cười: “Nhớ chứ, em là Tiểu Tường Vi mà.”

“Tiểu Tường Vi” là biệt danh hồi nhỏ của chị.

Tên gọi này từng là lời khen tặng — bọn trẻ trong khu đều gọi chị thế.

Chị cười không khép được miệng: “A, tốt quá rồi!”

Rồi lấy điện thoại ra: “Em add anh WeChat nha?”

Tạ Tuệ: “Tất nhiên.”

Anh mở điện thoại, tôi đứng sau chị nên nhìn rõ màn hình — là giao diện điểm số trong game Vương Giả.

Tôi chưa chơi game đó bao giờ, đành im lặng.

Mùa hè sau thi còn dài, chắc tôi sẽ tập chơi thử.

Họ vừa kết bạn xong, chị định nói thêm gì đó thì Tạ Tuệ bất ngờ ngẩng đầu:

“Em gái, tìm chỗ ngồi đi.”

Chị quay lại nhìn tôi, có vẻ hơi bực: “A Lê, ngồi đi chứ.”

Tôi gật đầu.

Tổng cộng tám chỗ.

Dì Tạ không ngồi cạnh anh mà ngồi với mẹ tôi.

Mẹ tôi ngồi cạnh chị, chị cạnh Tạ Tuệ.

Tôi trầm ngâm một lúc, rồi ngồi xuống bên còn lại của anh.

Anh hơi ngẩn ra: “Ngồi gần máy lạnh sẽ lạnh đấy.”

Tôi giả vờ bình tĩnh: “Không sao đâu ạ.”

Chị liếc tôi một cái, rồi lại ngọt ngào lên tiếng:

“Anh Tạ Tuệ, anh kể cho em nghe về các ngành học ở Đại học Thanh Hoa đi?”

Mặt chị hơi ửng hồng, dễ dàng thu hút sự chú ý của anh.

Anh nghiêng người về phía chị, tựa lưng vào ghế.

Tôi thấy rõ góc nghiêng khuôn mặt anh — đường nét rõ ràng, xương hàm sắc sảo.

Tạ Tuệ nói sơ vài câu, rồi bất ngờ quay sang hỏi tôi:

“Em gái, em nghe rõ không?”

Tôi không ngờ anh lại bắt chuyện, sững người chưa kịp đáp, thì chị đã chen vào:

“Không sao đâu ạ, A Lê không đậu nổi Đại học Thanh Hoa đâu.”

Tôi không biểu cảm gì, vì đã quen rồi.

Chỉ ngẩng đầu lên, và bắt gặp đôi mắt sâu thẳm sáng ngời kia.

Mắt Tạ Tuệ không lớn, lông mi dài, tạo bóng mờ nơi mí mắt mỏng.

Nửa thân tôi t ê r ,ần.

Tim đập nhanh liên hồi.

Anh với tay lấy chai nước đào để trước mặt tôi.

Cứ như an ủi, lại như nói bâng quơ:

“Là vàng thì sẽ sáng thôi.”

Tôi sững người nhìn chai nước đào trước mặt.

Thầm nghĩ

Chính anh khiến tôi yêu thầm đến vậy.

Dù muốn trốn… cũng chẳng thể trốn khỏi.

5

Bữa cơm kết thúc rất nhanh, từ ngày hôm đó, tôi không còn gặp lại Tạ Tuệ nữa.

Nửa cuối tháng Sáu, tôi tải game Vương Giả về điện thoại, điều khiển lóng ngóng, thường xuyên bị người khác báo cáo vì “phá team”.

Nửa đầu tháng Bảy, tôi đi làm thêm.

Có lẽ Vân Tường và Tạ Tuệ nói chuyện trên WeChat rất vui, hai tháng nay chị luôn rạng rỡ, cười tươi không dứt.

Hôm có kết quả thi đại học, tôi như thường lệ chuẩn bị balo, chuẩn bị đi dạy kèm.

Vân Tường ngồi trên ghế sofa trong phòng khách, mặc váy, tóc uốn lượn sóng, đang trang điểm.

Tôi im lặng giây lát, đoán được lý do chị lại chọn trang điểm ở phòng khách.

“A Lê, em thấy màu son này của chị thế nào?”

Chị mở to đôi mắt đeo kính áp tròng lấp lánh, môi nhỏ đỏ mọng như trái anh đào.

Tôi trả lời qua loa: “Đẹp lắm.”

Vân Tường không hài lòng, chu môi lên: “Thế em thấy anh Tạ Tuệ có thích không?”

“…Thích.”

Tôi nói dối không chớp mắt.

Vân Tường cười rạng rỡ: “Vậy thì tốt rồi, tối nay bọn chị hẹn hò, hy vọng anh ấy sẽ thích.”

Tôi theo phản xạ vuốt lại tay áo, định hỏi một câu “hai người đang yêu nhau rồi à?”

Câu đó lượn quanh đầu lưỡi rất lâu, mà vẫn không thốt ra nổi.

Tôi nào dám hỏi chứ.

Vì không biết câu trả lời, ít ra tôi còn có thể tiếp tục giấc mộng của riêng mình.

Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m

6

Tôi dạy hai học sinh tiểu học, là hai anh em sinh đôi.

Mấy cậu bé tầm tuổi đó líu ríu không ngừng, chẳng bao giờ chịu yên.

“Cô Lê ơi, sao cô không cười chút nào vậy?”

“Cô Lê ơi, cô đã từng ăn phân chưa?”

Nghe tới câu này tôi không nhịn được, “Tất nhiên là chưa!”

Rồi hai đứa chỉ chọn nghe những gì chúng muốn nghe thôi.

Tiếp tục lải nhải.

“Phân rốt cuộc có mùi vị gì nhỉ?”

“Nó có giống như đậu phụ thối không, ngửi thì thối mà ăn thì thơm?”

Tôi đau đầu muốn nổ tung, chỉ muốn nói thẳng một câu “thế ăn thử một miếng xem là biết thôi mà”.

Nhưng tôi không dám.

Vì học sinh tiểu học ở tuổi này mà nổi hứng thì thật sự có thể thử thật.

Lúc đó, tôi sẽ trở thành tội nhân thiên cổ mất.

Sau khi dạy xong cả buổi chiều về đường thẳng vuông góc và song song, cuối cùng tôi cũng được tan làm.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap