1

Lấy lại vé tàu xong, cha mẹ tôi nhìn tôi với ánh mắt đầy hưng phấn.

Họ mong tôi sẽ buồn bã, tức giận, thậm chí phát đ,ien giữa nhà ga đông đúc người qua lại.

Bởi vì họ tự mua vé giường nằm cao cấp, còn tôi thì bị mua cho vé không có chỗ ngồi.

Thế nhưng tôi chỉ lặng lẽ cầm hành lý đi đến cổng soát vé.

Cha mẹ tôi nhìn nhau trao đổi ánh mắt.

Mẹ tôi lập tức bắt đầu bài ca quen thuộc:

“Thế nào? Con giận rồi sao? Chúng ta làm vậy là để con được nếm trải những khổ cực mà năm xưa chúng ta từng chịu, rèn luyện ý chí cho con. Không có những ngày gian khổ đó thì làm sao có chúng ta của hôm nay?”

Cha tôi phụ họa bên cạnh: “Đúng vậy, năm đó chúng ta có xe để đi đã là tốt lắm rồi, lấy đâu ra chỗ nằm? Dù vé giường mềm còn dư chúng ta cũng sẽ không mua cho con. Không có khó khăn thì phải tạo ra khó khăn để con vượt qua. Con có tư cách gì mà giận dữ?”

Tâm trạng tôi không chút dao động vì những lời họ nói.

“Cha mẹ thấy con đang giận sao? Đây chẳng phải phong cách nhất quán của hai người sao? Con quen rồi.”

Phải, từ nhỏ cha mẹ tôi đã luôn viện cớ rèn luyện ý chí cho tôi.

Cứ nhất quyết đem những khổ cực họ từng trải qua thời thơ ấu áp đặt lên người tôi.

Hồi mẫu giáo, họ cố tình đến vào giờ cơm trưa để đổi suất ăn dinh dưỡng của trường thành cháo loãng và bánh bao.

Tiểu học, nhà cách trường khá xa, những đứa trẻ cùng khu đều được cha mẹ đưa đón bằng xe hoặc đi xe buýt, chỉ có tôi là mỗi ngày đều phải chạy bộ đến trường.

Lên cấp ba, học nội trú ở trường, cha mẹ mỗi tuần chỉ cho tôi 50 tệ tiền sinh hoạt, vốn đã không đủ tiêu, nếu trường thu thêm phí gì thì họ lập tức chặn số điện thoại tôi.

Bắt tôi tự xoay xở.

Họ luôn tự hào kể lại chuyện đó với người khác.

“Hồi trước chúng tôi làm gì có cuộc sống tốt như nó, vậy mà vẫn sống được. Chúng tôi còn chịu được thì sao nó lại không? Đây cũng là để rèn luyện nó mà thôi.”

Vì vậy, khi họ ban ơn nói sẽ đưa tôi đi du lịch gia đình, tôi không hề trông đợi chút nào.

Bởi vì tôi còn chưa kiếm đủ tiền học đại học, hơn nữa… tôi vốn không cảm thấy mình có cha mẹ.

2

Trước khi lên tàu, cha mẹ cứ đi phía sau tôi, vui vẻ không ngừng kể về sự thoải mái của khoang giường mềm cao cấp.

Như thể chỉ khi thấy tôi mất kiểm soát cảm xúc họ mới hài lòng.

Nhưng lần này họ thất vọng rồi, tôi một mình mang hành lý nặng trĩu bước lên toa tàu ngược hướng với họ.

Tôi chỉ muốn suy nghĩ xem hai ngày một đêm này phải làm sao để tiết kiệm nhất có thể.

Trên tàu người đông nghịt, tàu chạy rồi ai cũng yên vị, chỉ có mình tôi đứng im một chỗ.

Tôi sắp xếp xong hành lý liền ngồi xổm bên cạnh ghế ngồi, cúi đầu định chợp mắt một lát, có thể nhịn đói chậm hơn chút.

Vai tôi bị ai đó chọc nhẹ.

Tôi ngẩng đầu lên.

Một đứa bé khoảng ba, bốn tuổi đang nhìn tôi, khuôn mặt bầu bĩnh cười tươi đưa cho tôi một miếng bánh ngọt.

Người phụ nữ đang bế đứa bé cũng mỉm cười dịu dàng nhìn tôi.

“Cô bé, bên đối diện dì không ai ngồi đâu, con qua đó ngồi đi.”

Tôi bối rối lắc đầu, nói khẽ:

“Cháu… cháu mua vé không có chỗ ngồi ạ.”

Cô gái bên cạnh dì lập tức nói:

“Vé không chỗ ngồi không có nghĩa là không được ngồi. Chỉ cần ghế trống là có thể ngồi mà!”

Thật vậy sao?

Thấy tôi do dự, cô gái kéo tôi đứng dậy, dẫn tôi đến ngồi xuống ghế.

Dì và cô gái ấy liên tục đưa cho tôi đủ loại đồ ăn vặt suốt chặng đường, toàn là những món tôi từng thấy nhưng chưa từng được ăn.

“Con sao lại ngồi xuống? Không phải mẹ mua vé không chỗ ngồi cho con à?”

Một bàn tay bất chợt kéo tay tôi, muốn lôi tôi đứng dậy, giọng the thé vang lên từ đỉnh đầu.

Mẹ tôi nhìn tôi đầy khinh ghét, còn lấy khăn giấy lau chỗ tôi vừa ngồi.

“Biết tranh chỗ người khác rồi à? Con ngồi rồi người ta sao dám ngồi nữa?”

Tôi hất tay bà ta ra, lạnh giọng nói:

“Vé không chỗ ngồi thì vẫn được ngồi vào chỗ trống. Mẹ không yên vị trong khoang giường mềm, ra đây làm gì? Kiểm tra xem con có thảm h ,ại như mẹ mong muốn không à?”

Mẹ tôi dùng móng tay vừa làm xong chọc vào đầu tôi.

“Còn dám nói dối?”

Dì bên cạnh không chịu được nữa.

“Cô là ai của cô bé vậy? Vừa đến đã mắng người, rõ ràng nó được phép ngồi mà, nói dối chỗ nào?”

“Tôi là mẹ nó. Tôi mua vé không chỗ ngồi chính là để nó không được ngồi. Giờ nó ngồi xuống thì chẳng phải uổng phí tấm lòng tôi sao?”

Một tràng cười vang lên. Giọng mẹ tôi vốn đã the thé, gần như cả toa tàu đều nghe thấy. Mọi người bắt đầu nhìn về phía chúng tôi.

Một anh trai ngồi ở hàng ghế sau đảo mắt nhìn mẹ tôi từ trên xuống dưới, khó hiểu hỏi:

“Có phải mẹ ruột không đấy? Sao mẹ thì đeo vàng mặc đẹp ngồi giường mềm, còn con thì mặc r ,ách r ,ưới không cho ngồi? Làm mẹ mà á,c thế?”

Mặt mẹ tôi lập tức đỏ ửng.

“Tôi là để rèn luyện nó! Trẻ con bây giờ thiếu rèn luyện. Hơn nữa tôi chẳng phải mang đồ ăn đến cho nó sao?”

Tôi hơi tò mò, bà ấy thật sự nghĩ đến việc mang đồ ăn cho tôi?

“Tôi mang gì vậy?”

Bà lấy trong túi ra một cái túi nhựa, bên trong là nửa cái bánh bao trông khô khốc.

“Chà, cái này ăn nổi à? Cô bé, đừng ăn cái này, dì còn bánh ngọt đây, con ăn cái này đi.”

Nói rồi dì lại nhét thêm vài cái bánh ngọt vào tay tôi.

Mẹ tôi lập tức hất chúng rơi xuống đất.

“Con đừng có mơ ăn bánh ngọt? Mẹ hồi nhỏ còn chưa được ăn cái này, con cũng đừng mong!”

Nói xong, bà ấy ngồi xuống ngay chỗ tôi đang ngồi, ánh mắt đầy thách thức.

“Không phải con nói ghế trống thì được ngồi à? Giờ mẹ ngồi đây rồi, con đứng đi.”

Anh trai phía sau thấy vậy liền nhích vào trong, vẫy tay gọi tôi.

“Cô bé, qua đây ngồi, chỗ này còn trống.”

Mẹ tôi tr ,ợn mắt lườm.

“Dám à?”

Bánh ngọt rơi dưới đất vẫn còn nguyên trong bao, chưa hỏng, tôi nhặt từng cái lên, lờ đi ánh mắt của bà ấy rồi ngồi xuống.

Xung quanh ồn ào tiếng người, toàn là đang bàn tán về mẹ tôi.

Bà ấy lúc đầu còn ngẩng đầu vênh váo ngồi trên ghế,

Nhưng rồi tiếng bàn tán mỗi lúc một lớn, cuối cùng bà ấy đeo khẩu trang, cúi đầu rời khỏi toa tàu.

3

Hiểu rõ tính cách mẹ mình, tôi biết chắc bà sẽ quay lại.

Sau khi tạm biệt mọi người xung quanh, tôi tự mang hành lý đi sang toa khác.

Nếu có thể, tôi không muốn dính dáng gì đến cha mẹ nữa, cũng không muốn làm phiền người khác vì sự hiện diện của tôi.

Trước khi tôi đi, dì tốt bụng ấy nhét rất nhiều đồ ăn vào vali cho tôi, vừa lau nước mắt vừa tiễn biệt.

Tôi thấy bên cạnh một chỗ trống có một người phụ nữ dịu dàng đang ngồi, bèn rụt rè hỏi:

“Chỗ này có ai ngồi không ạ?”

Người phụ nữ sững người vài giây rồi nhanh chóng đáp lại:

“Không ai cả, cháu cứ ngồi đi.”

Tới giờ ăn, mùi mì gói và cơm hộp lan tỏa khắp toa tàu.

Tôi luyến tiếc chưa nỡ ăn những món mà dì đã cho, chỉ lấy ra nửa cái bánh bao khô khốc nhai tạm.

“Cô bé, có muốn mua cơm hộp không? Suất này đang giảm giá đặc biệt đấy.”

Người bán dịu dàng cúi đầu hỏi tôi.

Tôi lắc đầu:

“Không cần đâu ạ, cảm ơn.”

Người phụ nữ bên cạnh nhìn thấy bánh bao trong tay tôi, vành mắt đỏ hoe:

“Ăn cái này làm sao đủ chất, mua một suất cơm đi cháu.”

Tôi vẫn lắc đầu:

“Cháu còn phải để dành tiền đóng học phí, ăn tạm cái này là được rồi.”

Người đàn ông bên cạnh cô ấy nhíu mày nhìn chằm chằm vào bánh bao trong tay tôi, đặt tờ báo xuống:

“Ba mẹ cháu đâu? Sao còn nhỏ mà đã phải tự để dành tiền học vậy?”

Tôi cúi đầu. Liệu tôi còn được xem là có cha mẹ sao?

Nhiều khi tôi nghĩ, nếu không có họ, có lẽ cuộc sống tôi sẽ tốt hơn bây giờ.

“Cháu không có cha mẹ. Họ đã chết trong những khổ đau của quá khứ rồi.”

“Kiều Mạc Nguyên”

Tôi nghe thấy có người gọi tên mình.

Cha mẹ tôi mặt đầy giận dữ, đang đi tìm quanh toa tàu.

“Con bé chết tiệt này chạy đi đâu rồi? Khổ cực lắm mới giành được vé không chỗ ngồi cho nó, vậy mà dám bỏ đi!”

Vừa rồi, trong lòng tôi vẫn còn một tia hy vọng.

Hy vọng mẹ sẽ nhận ra dù chỉ một chút lỗi sai của mình.

Nhưng đến giờ tôi mới hiểu, bà ta chỉ đơn giản là không chịu nổi mất mặt trước người ngoài mà thôi.

Tôi kéo hành lý, cười nhạt tự giễu mình sao còn có thể nuôi hy vọng, rồi trốn vào nhà vệ sinh trên tàu.

Tiếng bước chân ngày càng gần:

“Nó bây giờ còn dám cãi lời cha mẹ, chứng tỏ chưa chịu khổ đủ, xem lát nữa tôi dạy nó thế nào!”

“Nó nên nghe lời cha mẹ chứ, chẳng lẽ chúng ta lại hại nó?”

Tôi nhìn chằm chằm vào tay nắm cửa nhà vệ sinh, sững người.

Dù tiếng ồn bên ngoài dần biến mất, tôi vẫn đứng im không nhúc nhích.

Cốc cốc

Có tiếng gõ nhẹ vào cửa.

“Họ đi rồi, cháu có thể ra ngoài.”

Là người đàn ông đọc báo khi nãy.

Tôi vẫn siết chặt hành lý, người lắc nhẹ theo chuyển động của con tàu, trên lưng là túi đồ ăn vặt mà dì tốt bụng đã nhét cho.

Dù ngoài cửa không còn tiếng động, tôi vẫn cảm nhận được ông ấy chưa đi.

Tôi đẩy cửa bước ra, liền đối diện với nụ cười ôn hòa của ông.

Trở lại chỗ ngồi, tôi thấy trên bàn trước mặt đã có một phần cơm hộp.

“Lúc nãy cơm hộp có khuyến mãi mua một tặng một, bác ăn không hết, cháu giúp bác một tay nhé?”

Người phụ nữ mỉm cười đẩy cơm về phía tôi.

Khoảnh khắc đó, nước mắt tôi suýt nữa trào ra.

Thứ tình cảm ấm áp mà tôi chưa từng có trong ngôi nhà của mình, trong phút chốc khiến tôi gần như sụp đổ.

“Cô bé, cháu đi đâu vậy?”

Người phụ nữ giúp tôi mở chai nước, ra hiệu bảo tôi từ từ ăn.

“Dạ, thành phố C ạ. Cháu học ở đó.”

Mục đích chuyến đi lần này là đến thành phố H, nhưng tôi đã sớm quyết định sẽ xuống ở thành phố C.

Vì tôi không chắc cha mẹ có cho tôi tiền đi lại không, nên thà nhân cơ hội này tới C sớm để chuẩn bị.

Hai người bên cạnh ánh mắt lóe lên sự vui mừng, liếc nhìn nhau như vừa đưa ra quyết định gì đó.

“Vợ chồng chú cũng là người thành phố C. Nếu cháu đồng ý, sau này có chuyện gì khó khăn đều có thể tìm đến bọn chú. Chú họ Hứa, cháu cứ gọi chú là chú Hứa.”

“Còn dì là dì Chu. Con gái dì nếu còn sống chắc cũng trạc tuổi cháu rồi.”

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap