01
Chồng tôi, người tôi quen suốt bốn mươi năm, kết hôn hai mươi năm đã ng ,oại tình.
Sau một tháng chiến tranh lạnh, Phó Tịch trở về nhà.
Anh ta ngồi đối diện tôi ở bàn trà, nét mặt thờ ơ:
“Bạch Nhiễm, tôi nghĩ thời gian qua em đã bình tĩnh lại rồi.”
“Chúng ta đều ngoài bốn mươi, có thể lý trí để nhìn nhận vấn đề.”
“Giờ em đã phát hiện ra, tôi cũng không định giấu nữa.”
“Anh và Ôn Ý đã ở bên nhau một năm. Vì để ý đến cảm xúc của em, anh vẫn luôn che giấu chuyện này.”
“Anh biết chuyện này là sai, nên anh cũng không dễ chịu gì. Suốt một năm qua sống trong gông xiềng đạo đức.”
“Nhưng anh không muốn tiếp tục nữa. Sau khi có lỗi với mẹ con em, anh không thể lại có lỗi với Ôn Ý.”
“Vì vậy, chúng ta ly hôn đi.”
“Toàn bộ tiền mặt và bất động sản anh để lại cho em và con trai, anh chỉ mang đi cổ phần công ty.”
“Xét tình cảm mấy chục năm, chúng ta nên chia tay trong yên bình.”
Tôi cứ ngỡ anh trở về là để giải thích.
Tôi cứ ngỡ anh trở về là để cứu vãn hôn nhân này.
Tôi cứ ngỡ anh trở về là để cầu xin sự tha thứ của tôi.
Chỉ không ngờ, anh trở về là để đòi ly hôn.
Tôi xoay xoay chiếc nhẫn cưới đã đeo hơn hai mươi năm.
Vòng bạc ấy đã chẳng còn bóng bẩy như xưa, mà đầy những vết xước, dấu tích của năm tháng.
Tôi tháo nhẫn ra, n,ém về phía Phó Tịch: “Trả anh đồ của anh.”
Lúc đầu Phó Tịch còn không biết tôi n,ém gì cho anh ta, nhận lấy rồi mới phát hiện:
Là chiếc nhẫn bạc cũ kỹ.
Anh nhớ rõ, đó là chiếc nhẫn anh cầu hôn tôi năm xưa.
Không ngờ tôi vẫn giữ lại.
Không hiểu sao, trong lòng anh chợt dâng lên một chút áy náy.
Nhưng nghĩ đến Ôn Ý, cảm giác ấy liền tan biến.
“Không phải anh đã mua cho em biết bao nhẫn kim cương đẹp đẽ rồi sao? Giữ lại cái thứ r ,ách n ,át này làm gì?”
Phó Tịch tiện tay ném chiếc nhẫn vào thùng rác bên cạnh bàn trà.
Thứ tầm thường như thế vốn không nên tồn tại trong gia đình của anh.
Nó chỉ nhắc anh nhớ rằng: năm xưa anh từng ngh,èo kh,ổ đến mức nào, từng h,èn mọn đến thế nào.
Tôi nhìn anh ném chiếc nhẫn tôi đã đeo suốt hơn hai mươi năm vào thùng rác.
Tự cười bản thân si tình, ng ,u ng,ốc, còn ôm ảo vọng.
Cười bản thân sao còn nhớ nhung đ ,au khổ làm chi.
Chỉ là một chiếc nhẫn bạc không đáng tiền, vậy mà giam giữ tôi suốt hai mươi năm.
Giờ không còn nữa, tôi thật sự nên buông bỏ rồi.
Người từng nói sẽ yêu tôi cả đời.
Người từng hứa ở bên tôi trọn kiếp.
Giờ đây, bóng dáng ấy đã nhạt nhòa trong ký ức tôi.
Con người, đều sẽ thay đổi, không phải sao?
Thanh mai trúc mã thì sao, kết hôn hai mươi năm thì sao.
Vẫn không bằng được một “cục cưng bé nhỏ” của anh ta.
Sự tỉnh ngộ đột ngột ấy khiến tôi thậm chí còn cảm thấy may mắn, tôi mới chỉ bốn mươi hai tuổi, mới đi được nửa cuộc đời.
Ngay lúc này nhìn rõ được bộ mặt thật của người đàn ông bên cạnh, tôi vẫn còn đủ thời gian để kịp dừng lỗ.
Nhưng trong lòng, lại trào dâng một cơn giận dữ không thể diễn tả.
Ly hôn thì ly hôn, nhưng điều kiện, không đến lượt anh ta quyết định nữa.
02
Những năm làm vợ giàu, tôi đã tu tâm dưỡng tính.
Nhưng bảo tôi nhẫn nhịn khi bị tổn th,ương, đó không phải tính cách của tôi.
“Phó Tịch, em cùng anh đi từ hai bàn tay trắng, cùng nhau chịu mọi khổ cực mới gây dựng được cơ nghiệp này.”
“Giờ anh lại muốn mang tiền em khổ cực kiếm được đi cưới người phụ nữ khác?”
“Em nói rõ cho anh biết, em không đời nào để người đàn bà khác gặt hái thành quả của nửa đời em.”
“Ai dám gặt, em không ngại ch ,ặt đ ,ứt tay ả ta.”
“Muốn cùng cục cưng của anh â ,n á,i bên nhau? Vậy thì anh phải rời khỏi đây tay trắng.”
Phó Tịch thở dài, dường như đã đoán được tôi sẽ phản ứng thế.
“Bạch Nhiễm, là anh có lỗi với em. Em giận, anh hiểu.”
“Nhưng không yêu nữa thì là không yêu nữa.”
“Ôn Ý còn trẻ, anh không thể không để lại tài sản gì cho cô ấy.”
“Chúng ta quen nhau bốn mươi năm, kết hôn hai mươi năm, đã có biết bao nhiêu ký ức vui vẻ.”
“Vì tình cảm mấy chục năm, xin em hãy thành toàn cho anh.”
“Chúng ta chia tay trong yên bình.”
“Đừng nói những lời làm tổn thương nhau nữa, thực sự rất tổn thương. Dù ly hôn, anh vẫn xem em là người nhà.”
Anh ta nói không còn yêu, nói muốn để lại tài sản cho Ôn Ý, nói chúng tôi từng hạnh phúc, nói chia tay trong hòa thuận, đừng tổn thương nhau?
Nói rằng ly hôn rồi tôi vẫn là người nhà của anh ta?
Nghe cũng có vẻ tình nghĩa thật.
Khuôn mặt quen thuộc ấy, giờ nhìn lại chỉ thấy chán ghét.
“Phó Tịch, anh đúng là giỏi mơ mộng. Cô vợ bé trẻ trung xinh đẹp, vợ cả vào sinh ra t,ử suốt mấy chục năm, ba người sống vui vẻ như một gia đình?”
“Anh không sợ người ta cười ch,et à?”
Nói rồi tôi thật sự bật cười.
Bị ph,ản b,ội mà vẫn cười được, tôi chắc cũng là người đầu tiên.
Trong ánh mắt lúng túng của anh, tôi cười đã đời rồi mới ngừng.
Tôi lau giọt nước mắt vì cười nơi khóe mắt.
“Nếu muốn ly hôn, anh phải ra đi tay trắng. Bằng không, khỏi bàn.”
03
Tôi rất kiên quyết, không hề mềm lòng trước lời lẽ của anh.
Phó Tịch bực bội xoay xoay ly trà trong tay, lạnh lùng nói:
“Bạch Nhiễm, anh luôn nghĩ nếu không thể làm vợ chồng thì cũng là người thân, là bạn bè.”
“Chúng ta lớn lên cùng nhau, quen biết bốn mươi năm, chẳng lẽ em phải tuyệt tình đến vậy?”
Tuyệt tình ư? Tôi không thấy vậy.
Tôi đã bỏ ra hai mươi năm thanh xuân, cùng anh chịu khổ, cùng khởi nghiệp.
Cuối cùng sự nghiệp thành công, đáng lẽ có thể an hưởng cuộc sống.
Anh lại muốn cùng người đàn bà khác hạnh phúc.
Muốn để kẻ khác hưởng trọn thành quả do tôi và anh tạo ra?
Tôi không được hạnh phúc – tại sao anh lại có thể?
Tôi không nói gì, im lặng chính là câu trả lời của tôi.
Bỗng nhiên Phó Tịch ném mạnh ly trà xuống bàn trà.
Một tiếng loảng xoảng vang lên, chiếc ly sứ men lam vỡ vụn thành từng mảnh.
Giống hệt như cuộc hôn nhân tan nát của chúng tôi.
“Bạch Nhiễm, bao nhiêu năm qua mà anh không nhận ra, em lại tham lam đến thế.”
“Tài sản trong nhà có một nửa là của anh, giờ anh nhường phần lớn cho em, em vẫn không thấy đủ?”
“Chia tay trong hòa khí không được sao? Nhất định phải ép đến mức trở mặt sao?”
Tôi nhìn khuôn mặt giận dữ ấy, khóe miệng cong lên, lộ ra nụ cười chua chát.
Rõ ràng là anh phản bội tôi, khiến tôi bất hạnh, khiến tôi không cam lòng.
Sự lương thiện bị lợi dụng, sự tin tưởng bị phản bội, tình cảm bị lừa dối, sự chân thành bị giẫm đạp.
Vậy mà anh còn muốn chia tay trong hòa thuận?
“Tôi đã quyết rồi – nếu muốn ly hôn, anh chỉ có thể mang theo chính mình. Nếu không, đừng mong được sống yên ổn.”
04
Những năm làm chủ tịch, Phó Tịch đã rất hiếm khi phải hạ mình nói chuyện với ai như thế.
Bạch Nhiễm hết lần này đến lần khác khiêu khích, sự nhẫn nại của anh ta đã đến giới hạn.
“Bạch Nhiễm, cảm giác áy náy của anh là có giới hạn.”
“Đúng, em đã cùng anh chịu khổ, cùng anh vượt khó, anh không phủ nhận. Nhưng tài sản trong nhà cũng có một nửa là của anh, em muốn chiếm hết, không có cửa.”
“Đã nói không xong, vậy thì đi theo pháp luật. Đến lúc đó, em e là chẳng lấy được bao nhiêu đâu.”
“Anh khuyên em nên suy nghĩ lại cho kỹ.”
Tôi tự rót cho mình một ly trà, nhấp một ngụm, vị hơi đắng.
Ngẩng đầu nhìn anh ta: “Ồ, bây giờ không nhắc đến mấy chục năm tình cảm nữa à?”
Tôi bật cười lạnh.
“Phó Tịch, anh có thể tìm luật sư hỏi thử xem, nếu tôi không đồng ý, liệu tòa có phán cho ly hôn không?”
“Một vụ kiện ly hôn kéo dài vài chục năm, đến lúc đó chắc ta đều xuống mồ cả rồi.”
“Còn cục cưng nhỏ của anh, có khi khóc chết mất, đến chết vẫn là tiểu tam!”
Phó Tịch tức đến phát điên, sao lại nói không thông như vậy? Nếu đã vậy, thì đừng trách anh ta nữa.
“Em không đồng ý thì thôi, anh dọn ra ngoài hôm nay. Ly thân hai năm, rồi anh sẽ khởi kiện. Khi đó, anh vẫn sẽ ly hôn được.”
“Anh vẫn có thể cho cô ấy một danh phận. Còn em, đừng mơ lấy được nhiều tài sản như bây giờ.”
Nói xong, anh ta kéo vali đi vào phòng ngủ.
Mười phút sau, anh ta xách một chiếc vali nặng nề ra ngoài, không nhìn tôi lấy một lần, thẳng bước ra cửa.
Anh ta phản bội tôi, còn muốn nắm thế chủ động? Vậy thì thử xem ai cứng hơn ai.
Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m
Tôi chậm rãi lên tiếng: “Xã hội bây giờ cũng bao dung lắm, biết đâu lại có nhiều người ủng hộ cô ta làm tiểu tam?”
Chân vừa bước ra khỏi cửa, Phó Tịch liền khựng lại, quay đầu nhìn tôi đầy giận dữ:
“Em muốn làm gì?”
Tôi ung dung uống thêm một ngụm trà, đắng mà có hậu ngọt.
“Làm gì được chứ? Dân mạng cũng rất khoan dung mà, biết đâu lại thấy hai người đẹp đôi, lang tình thiếp ý…”
Chưa nói hết câu, tôi đã nghe tiếng gào giận dữ của Phó Tịch:
“Em dám?!”
Ngón tay anh ta siết chặt quai vali đến trắng bệch, trán gân xanh giật liên hồi.
Sự bình tĩnh vừa rồi đã biến mất, thay vào đó là vẻ căng thẳng tột độ.
Tôi không ngờ anh ta lại lo lắng vì một người phụ nữ đến mức này.
Nhìn anh ta như vậy, tôi lại bật cười.
Trên bàn đàm phán, điều tối kỵ nhất chính là để người khác nắm được điểm yếu.
“tôi dám đấy. Anh biết mà, tôi chẳng có gì là không dám làm cả.”
Tôi điềm đạm, rộng lượng, khiêm nhường và hiểu lý.
Nhưng tôi cũng là người thù dai, Phó Tịch biết rõ điều đó.
Những năm khởi nghiệp, tôi và Phó Tịch thường cùng tiếp khách.
Vì tôi trẻ đẹp nên trong những bữa tiệc luôn bị quấy rối một cách vô lý.
Khi ấy, tôi chỉ nắm tay Phó Tịch lặng lẽ chịu đựng.