Nhìn thấy bình luận nhắc đến bố mẹ, tim tôi như thắt lại từng nhịp.

Tiểu Triệu cố trấn tĩnh lại cảm xúc, chuẩn bị tiếp tục lật nhật ký.

Cô nói: “Mọi người đừng vội, thật ra kết cục của Lục Chiêu chưa từng có ghi chép rõ ràng trong lịch sử.

Biết đâu… cái chết đó chỉ là giả. Biết đâu Lục Chiêu thật sự đã sống sót và rời khỏi hoàng cung, ung dung đi ngao du sơn thủy.

Dù sao thì, cô ấy thông minh như vậy mà!”

Bình luận trong livestream lại rộn ràng trở lại.

Còn tôi… chỉ mong Tiểu Triệu đừng livestream tiếp nữa.

Làm ơn… đừng đọc tiếp, ít nhất đừng đọc trước mặt mọi người.

Tôi không muốn bố mẹ thấy được tôi đã chịu đựng nhiều như thế nào.

Tôi còn nhớ, hồi nhỏ chỉ cần tôi ngã trầy tay, mẹ đã xót xa đến bật khóc.

Bà luôn trách: “Sao lại có người để con gái mẹ té được cơ chứ?”

Còn bố tôi thì giận dữ đá mấy cái xuống đất, mắng mặt đất không bằng phẳng nên mới khiến con ông ngã.

Nếu như họ nhìn thấy tôi bị đánh, bị mắng, bị tra tấn trong một nơi xa lạ như thế…

Họ sẽ đau lòng biết nhường nào?

Tiếc rằng Tiểu Triệu không có thiên nhãn, cũng chẳng nghe thấy lời tôi cầu xin.

Cô ấy chậm rãi lật tiếp những trang nhật ký còn lại, ngay trước ống kính máy quay.

9

Ngày 1 tháng 1 năm 216 TCN

Đã năm năm kể từ khi mình tới thế giới này, sao vẫn chưa thể quay về vậy trời?

Năm nay, theo lịch sử, tên bạo quân khét tiếng lẽ ra sẽ ra đời rồi, mà mình vẫn chưa thấy bóng dáng Lục Chiêu đâu cả trong điện Nghênh Xuân.

Không lẽ hồi làm cung nữ, Lục Chiêu không dùng tên thật?

Dã sử đúng là hại người mà!

Quả nhiên, dã sử thì không đảm bảo “thật”, nhưng đúng là “dã” thật!

À mà, mình phát hiện một bí mật nho nhỏ: thì ra hoàng đế là người sợ vợ. Hoàng hậu chỉ cần liếc mắt một cái là ông ấy im re ngay.

Hoàng hậu còn bảo, chờ qua mùa xuân năm sau sẽ thả mình ra khỏi cung.

Chị ấy tốt ghê luôn!

Ngày 21 tháng 3

Trời đất ơi, hoàng hậu mang thai rồi kìa!

Thái y nói đã được gần ba tháng rồi.

Hoàng hậu thấy mình tò mò, còn cho mình áp tai lên bụng chị ấy nghe thử nữa.

Thật thần kỳ.

Mình nghĩ lúc trở về, chắc chắn sẽ khoe to với lão Lục rằng:

Chị đây từng áp tai lên bụng vợ của Doãn Lệ Đế rồi nhé!

Chị đây đúng là đỉnh!

Không rõ ngày

Tự nhiên hoàng thượng phát bệnh, trạng thái rất tệ.

Thái y bảo có thể không qua khỏi.

Trời ơi, lúc học lịch sử mà mình chăm chỉ thêm tí thì tốt rồi.

Giờ thì hay rồi, ngay cả hoàng đế chết lúc nào mình cũng không biết nữa.

Ngày 3 tháng 6

Hoàng thượng băng hà rồi.

Hoàng hậu khóc đến ngất xỉu.

Đáng giận thật, tại sao một người tốt như hoàng hậu lại phải chịu đủ thứ đau thương thế này?

Không rõ ngày

Hoàng hậu sinh non.

Người nổi danh trong lịch sử, Doãn Lệ Đế, đã chào đời.

Mọi người có ai ngờ không?

Doãn Lệ Đế lại là… con gái!!!

Thầy mình trước giờ chưa từng dạy đến chuyện này luôn đấy!

Không rõ ngày

Hoàng hậu cũng qua đời rồi.

Trước khi mất, chị ấy giao lại tiểu hoàng đế cho mình.

Chị ấy nói muốn xuống gặp lại hoàng thượng dưới suối vàng.

A a a a a a, cái gì thế này???

Sao chị dám?

Mình mới mười lăm tuổi thôi đó!

Mình thật sự nuôi nổi một đứa bé à?

Hai người đó thì thong dong đi gặp nhau, còn mình bị kẹt lại trông con cho họ.

Ông trời ơi, bất công quá!

Ngày 15 tháng 8

Mình ôm tiểu hoàng đế lên ngôi.

Sắp phát điên đến nơi rồi.

Dù biết mình đang cố gắng hết sức, nhưng mình không hề muốn trở thành “yêu hậu” thay thế người ta đâu!

Không rõ ngày

Tuế Lễ lại tè ra quần rồi!

Còn cười toe toét nữa chứ.

Mình thật sự không chịu nổi nữa rồi!

Sớm muộn gì mình cũng phải bắt được cái người tên Lục Chiêu đó để bắt chị ta nuôi con!

Không hiểu nổi lão Lục năm xưa nuôi mình kiểu gì luôn.

Ngày 18 tháng 8

Tuế Lễ lại tè tiếp.

Tâm trạng quá tệ, không muốn viết gì cả.

Ngày 11 tháng 2 năm 215 TCN

Hôm nay Tuế Lễ biết nói rồi!

Câu đầu tiên là gọi mình là “tỷ ơi”.

Mình thật sự xúc động muốn khóc luôn!

Kể từ khi Tuế Lễ lớn dần, các ghi chép trong nhật ký cũng thưa hơn.

Ngày 1 tháng 3 năm 201 TCN

Tuế Lễ năm nay mười lăm tuổi, theo di chiếu của tiên đế thì năm nay sẽ thân chính.

Vậy mà lão Thôi vẫn lấy lý do chưa thành thân để ngăn cản.

Thật là tức chết mình!

Ngày 4 tháng 3

Đã bảo mà, lão Thôi chẳng có ý gì tốt!

Sáng nay còn vờ vịt nói mình già rồi nên xin lui về.

Chớp mắt đã quay ngoắt bảo: nên để hoàng đế thành thân.

Muốn gả con gái mình làm hoàng hậu.

Tức quá đi mất!

Thật muốn lấy cây giáo quết phân rồi chọc vào cái mồm lảm nhảm của ông ta!

Ngày 12 tháng 8

Mình không ngờ được…

Lão Thôi độc mồm độc miệng thế mà sinh ra được cô con gái đáng yêu thật sự.

Thôi Tử Uyên và cha mình đúng là chẳng giống nhau tẹo nào!

Dễ thương gì đâu.

Muốn đè ra mà ôm chết bé luôn ấy chứ.

Haha…

Ngày 3 tháng 9

Giang Nam bị lũ lụt, nhiều người thiệt mạng.

Buồn quá, không viết nổi gì nữa.

Ngày 3 tháng 10

Hôm nay mình giết rất nhiều người.

Không biết nếu trở về, mẹ và lão Lục có còn muốn nhận mình không.

Thật sự nhớ nhà…

Ngày 4 tháng 10

Thì ra… mình chính là Lục Chiêu.

“Yêu hậu” nổi danh trong sách sử chính là mình.

Ngày 15 tháng 10

Tử Uyên hỏi mình khi nào đưa cô ấy ra ngoài chơi.

Mình hứa, sang năm lễ Hoa Triều sẽ dẫn cô ấy đi xem đèn lồng.

Cô ấy còn vui lắm.

Cô ấy là người tốt thật sự.

Mình nghĩ, lịch sử hoàn toàn có thể thay đổi được.

Nhất định mình sẽ không để cô ấy chết khi mới mười chín tuổi đâu.

Ai bảo mình lạc quan vô đối chứ?

Ngày 3 tháng 3 năm 200 TCN

Lão Thôi đáng ghét lại gây khó dễ cho mình trong buổi chầu sáng.

Gì chứ? Phụ nữ lên triều là tội à? Mình có ăn cơm nhà ông ta đâu?

Ông ta mỗi ngày chỉ biết chĩa mũi dùi vào mình!

Rồi sẽ có ngày mình đá ông ta bay khỏi triều!

Ngày 6 tháng 5

Mình dâng tấu lên Tuế Lễ đề nghị mở kênh đào, xây đập thủy lợi.

Tuế Lễ đã đồng ý rồi.

Vậy mà lão Thôi dám bảo mình “hồng nhan họa thủy”, nói mình làm loạn triều đình!

Cạn lời thật sự.

Mình làm sao mà là “hồng nhan họa thủy” được chứ?

Phía bắc lại gặp hạn hán.

Lão Thôi lại lôi mình ra làm cái cớ.

Mình đâu có làm chuyện thất đức gì!

Từ nhật ký, có thể thấy rõ mối quan hệ giữa mình và Tuế Lễ với phe phái của Thừa tướng Thôi ngày càng căng thẳng.

Tuế Lễ muốn tự mình nắm quyền, còn Thừa tướng thì không chịu buông tay.

Ba năm đấu đá căng thẳng cuối cùng khép lại vào mùa đông năm 197 trước Công nguyên.

Mùa đông năm ấy, mình dâng tấu đề xuất thi hành chế độ khoa cử.

Chính đề xuất đó đã làm lung lay tận gốc lợi ích của tầng lớp thế gia.

Họ uy hiếp hoàng đế: nếu không xử tử mình, họ sẽ đồng loạt từ quan.

Lúc đó, nền móng của Tuế Lễ vẫn chưa đủ vững chắc, không thể chống lại thế lực lớn ấy.

Kết cục của cuộc đấu tranh này là…

…cái chết của Thôi Tử Uyên.

Mùa đông năm 197 TCN

Tử Uyên đã chết.

Mình trở thành hoàng hậu kế vị của Tuế Lễ.

Mọi chuyện… lại một lần nữa đi đúng theo lịch sử.

Liệu mình… thật sự có thể thay đổi số phận đã định sẵn không?

10

Đọc đến đây, Tiểu Triệu ngẩng đầu lên, hít một hơi thật sâu.

Phòng livestream cũng trở nên tĩnh lặng.

Không ai giục giã gì thêm.

Bởi tất cả mọi người đều hiểu, họ sắp được chứng kiến đoạn kết của tôi.

Chặng đường đến cái chết của tôi, từ đây chính thức bước vào giai đoạn đếm ngược năm năm cuối cùng.

Sau cái chết của Thôi Tử Uyên, Doãn Tuế Lễ dần trở thành một đế vương thực thụ.

Tôi cùng cô ấy đồng tâm trị quốc.

Tiếc là… đi trước thời đại nửa bước là thiên tài, đi trước quá nhiều bước lại là kẻ điên.

Tuế Lễ dần không hiểu nổi tôi nữa.

Cô ấy nói tôi làm mọi việc quá cực đoan, quá liều lĩnh.

Và thế là, giữa tôi và cô ấy… dần dần trở thành hai đường thẳng song song không còn giao nhau nữa.

Tuế Lễ cho rằng mọi thay đổi đều có thể từ từ mà làm.

Còn tôi lại luôn tin rằng, phải nhanh chóng cải cách triệt để.

Vì tôi biết, năm 192 TCN, Đại Ân sẽ bước vào thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử, Tiểu Kỷ Băng Hà.

Nhưng tôi không thể nói thẳng ra với cô ấy.

Bởi tôi biết, dù tôi có nói, cô ấy cũng sẽ không tin.

Tuế Lễ lúc đó đã là một đế vương trưởng thành, đa nghi, nhạy cảm, kiêu hãnh.

Ngai vàng… hình như luôn mang theo một lời nguyền.

Ai ngồi lên đó, đều dần trở thành kẻ cô độc.

Năm năm trôi qua trong chớp mắt.

Năm ấy, cả nước chìm trong nạn đói. Xuân mãi không về.

Không một vùng đất nào có thể gieo trồng được.

Tuế Lễ ban hết đạo chiếu này đến đạo chiếu khác, tự nhận tội trước thiên hạ.

Nhưng vô ích.

Trong dân gian bắt đầu rộ lên một tin đồn.

Rằng hoàng hậu Lục Chiêu trong cung là sao chổi giáng thế, nếu không trừ sẽ mang họa cho xã tắc.

Đám đại thần cuối cùng cũng có cớ để ra tay.

Họ quỳ trước cửa cung, ép Tuế Lễ phải ban chết cho tôi.

Triều phục đỏ rực quỳ dưới mưa, giống hệt như năm xưa, khi họ cũng từng quỳ ngoài điện Nghênh Xuân, chờ tôi bế vị thái tử của Đại Ân ra ngoài.

Tuế Lễ đứng trên tường thành, ánh mắt hoang mang.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap