Mãi đến ngày Lộc Minh yến, mới được thả ra.

Mẫu thân còn cố ý cho ta xem mấy bức họa tuyển chọn thanh niên tài tuấn, bảo ta lưu tâm lựa chọn.

Ta chỉ liếc qua, đã nhớ rõ đời trước những người này.

Có kẻ sủng thiếp diệt thê, cũng có kẻ trụy lạc kỹ viện.

Dẫu có đôi ba người vợ chồng hòa thuận, con đàn cháu đống.

Nhưng nghĩ đến chuyện vô cớ phá hỏng hôn sự người ta, lòng lại chẳng đành.

Huống hồ, đời trước ta và Chu An, dưới mắt người ngoài cũng là phu thê giai ngẫu.

Nào hay trong lòng hắn, chứa đầy oán hận với ta.

Nay biết rõ chân tướng, bảo có oán hận thì cũng có đấy.

Song để nói muốn báo thù hắn, thật lại chẳng có bao nhiêu.

Phụ mẫu ta cũng là bậc chính trực, hôm nay trút giận rồi, hẳn cũng không truy bức Chu An nữa.

Vì thế, tới Lộc Minh yến, ta chỉ mang lòng thảnh thơi, dạo chơi thưởng cảnh.

Miệng cười duyên dáng, khéo léo từ chối bao lời dò hỏi.

Bởi nam nữ phân bàn, giữa còn ngăn cách bởi dòng suối nhỏ.

Bên ta, không ít nữ tử rón rén nhìn trộm phía đối diện.

Hoa Dương công chúa phái vài vị nữ quan tới.

Trong tay họ, bút lông múa nhanh như bay, ghi chép lại cảnh tượng trong tiệc.

Chuyện ấy khiến ta nhìn không chớp mắt.

Trên đường hồi phủ, xe ngựa bỗng hỏng giữa đường.

Mẫu thân vừa thì thầm nghi ngờ Chu An giở trò, thì thấy xe phủ hầu cũng đỗ bên vệ.

Người được truyền tụng là Quảng Tuyên hầu kia, Tạ Diệm, đã xuống ngựa đi tới.

Chờ tới lúc theo mẫu thân bước lên xe phủ hầu, ta mới hoàn hồn.

Nhìn qua cửa sổ, thấy Tạ Diệm, thầm nghĩ quả thật chẳng trách công chúa si mê.

Người này, quả thật phong tư tuyệt thế.

Bảo Chu An có ba phần giống y, chỉ e là khen Chu An quá đáng.

Không ngờ thần sắc ta khi ấy rơi vào mắt người ngoài, lại giống hệt bộ dáng tiểu cô nương hoài xuân.

Mẫu thân Tạ Diệm cũng không nói gì, chỉ cùng mẫu thân ta khách sáo mấy câu.

Mẫu thân ta thừa lúc sửa váy áo, âm thầm véo vào đùi ta một cái.

Ta làm bộ vô tội nhìn bà.

Vừa vào phủ, mẫu thân đã giật lấy chén trà trong tay phụ thân:

“Uống, uống, suốt ngày chỉ biết uống! Không được việc gì cả!”

Phụ thân ngẩn ra, quay sang ta cầu cứu:

“Khụ, mẫu thân con đây…”

Ta cũng tròn mắt mờ mịt.

Mẫu thân hừ lạnh, chất vấn:

“Chu An tốt lắm sao? Vừa thấy người có đôi chút giống hắn đã không dời mắt nổi?”

“Mấy hôm trước còn khóc lóc đòi từ hôn, hôm nay lại giở trò gì đây?”

Ta bừng tỉnh, định mở miệng giải thích.

Phụ thân cũng tò mò hỏi:

“Người giống Chu An à…”

Vừa hỏi, sắc mặt liền vặn vẹo như bị đau răng, ngón tay cũng run lên:

“Không phải… là Tạ Diệm đấy chứ?”

Mẫu thân phụ thân ta bắt đầu tranh luận xem,

Rốt cuộc là Tạ Diệm – đoá cao sơn chi hoa khó với tới khó gả,

Hay Chu An – hạng tiểu nhân phản trắc, khó lòng chấp nhận hơn.

Ta vốn đã chẳng còn lòng muốn gả chồng, thấy vậy liền thuận nước đẩy thuyền.

Dù sao, Chu An tuyệt đối không thể lấy.

Nếu cả Tạ Diệm cũng chẳng gả được, thì ta cứ an nhàn ở lại nhà, làm một đời khuê nữ cũng chẳng sao.

Kinh thành này, nữ tử si mê Tạ Diệm mà không thành thân thì thiếu gì.

Người thì lập chí suốt đời không gả,

Người như Hoa Dương công chúa thì dưỡng một loạt thế thân.

Thêm ta vào cũng chẳng nhiều nhặn gì.

Phụ thân nghe vậy còn gật gù:

“Ừm, thà vì Tạ hầu mà không lấy chồng, còn có khí tiết hơn là vì tên Chu tiểu tử kia.”

Lập tức bị mẫu thân nhéo một cái:

“Khí tiết à? Tin không, ta lập tức cùng ngươi viết giấy hoà ly?”

“Há há, ta đùa thôi mà, phu nhân, mai ta sẽ đi dò xem ý Tạ hầu thế nào.”

4.

Tạ Diệm quả nhiên chẳng phải người dễ lấy.

Phụ thân ta chẳng mấy chốc đã bại trận trở về.

Mà ta cũng nhờ vậy mà được rảnh rang, cuối cùng có thời gian thu xếp chuyện Xuân Hạnh.

Nha đầu này cả ngày chạy ra ngoài, chẳng coi ta ra gì.

Sai người ngầm theo dõi mấy hôm, ta mới biết hóa ra nàng chạy đi giặt giũ cơm nước cho mẹ con Chu An.

Thật là ngu si hết chỗ nói.

Ở bên ta bao năm, tay chưa từng dính nước lã,

Thế mà lại vì một nam nhân mà tự mình hủy hoại như thế.

Nghĩ lại chuyện kiếp trước, lòng ta càng dấy lên nghi ngờ về cái chết của Xuân Hạnh,

Cùng đứa trẻ kia.

Nếu Chu An quả thực đã câu dẫn nàng, sao lại không cho nàng một danh phận?

Mang theo nghi hoặc, ta sai người chuẩn bị xe ngựa, quyết định đích thân đi xem xét.

Chu mẫu tiết kiệm, thuê viện xa tận ngoài thành,

Trong nhà chỉ có một bà lão nấu cơm trông nom.

Ta dẫn Hồng Châu ngồi tại tửu quán đối diện.

Hồng Châu gần đây theo ta nhiều, cũng lanh lợi hơn trước,

khéo léo moi tin từ tiểu nhị.

Tiểu nhị thấy bạc sáng lóa, cười tít cả mắt,

mồm năm miệng mười kể chuyện vị tiền hôn thê của họ Tần si mê Chu công tử thế nào.

Hồng Châu lập tức truy hỏi:

“Chẳng phải nhà họ Chu bị nhà họ Tần đuổi ra rồi sao? Cớ gì còn nói si tình?”

“Chớ nói chơi, đến tỳ nữ thân cận cũng đưa tới hầu hạ, còn gì giả được?”

Xem ra việc Xuân Hạnh qua lại nhà Chu, đã thành lời đồn lan khắp phố phường.

Hồng Châu thấy sắc mặt ta khó coi, vội đuổi tiểu nhị đi:

“Tiểu thư, việc này e rằng phải bẩm với lão gia phu nhân, kẻo ảnh hưởng hôn sự của người.”

Ta khẽ lắc đầu:

“Không cần. Ngươi thay ta đi mời mẹ của Xuân Hạnh tới đây.”

Người đàn bà kia ham tiền nổi tiếng, thấy bạc là sáng mắt,

quả nhiên chưa đến một canh giờ đã làm theo lời Hồng Châu, quỳ trước cửa nhà họ Chu vừa gào vừa khóc.

Xuân Hạnh đỏ mặt tía tai, kéo tay bà ta:

“Hôm qua đã cho bà bạc rồi, lại còn đòi gì nữa?”

“Ngươi cái con chết tiệt này, ăn cháo đá bát! Trộm nam nhân, bỏ nhà không về, hôm nay ta phải đánh chết ngươi!”

“Những thứ tiểu thư Tần gia thưởng cho ngươi, ngươi cũng đem cho cái thằng hoang kia rồi phải không!”

“Bà nói năng linh tinh gì vậy! Chu công tử nay đã là tú tài, bà cẩn thận kẻo bị người ta đưa tới quan phủ!”

“Tú tài thì sao! Dù có là thiên tử cũng phải cho ta một lời công đạo!”

” tiện nhân kia, phải chăng đã tư thông với Chu An từ lâu, nên mới khiến Tần gia hủy hôn?!”

“Ngươi bị đuổi khỏi Tần gia thì thôi, còn đệ đệ ngươi đang đợi tiền cưới vợ đó!”

“…”

Mẹ Xuân Hạnh càng mắng càng thô bỉ, âm vang khắp ngõ.

Hàng xóm láng giềng lũ lượt kéo đến xem náo nhiệt.

Nhà họ Chu rốt cuộc cũng không giấu đầu lòi đuôi nổi.

Chu mẫu xưa nay vẫn tự phụ gia phong thanh bạch, giờ mặt mày đen sì, giận đến muốn lột da Xuân Hạnh mẹ con.

Còn Chu An, sống hai đời vẫn chưa từng gặp phải cảnh vô lại thế này.

Bị xé rách áo, mặt cũng bị cào xước.

Nếu không phải Chu mẫu tức ngất, chỉ e hắn đã hồ đồ mà đáp ứng cưới Xuân Hạnh rồi.

Nhưng chuyện ầm ĩ tới mức này, mục đích của ta cũng đạt được.

Xuân Hạnh bị mẹ lôi đi, ta khoái trá, bèn ghé vào tiệm vàng chọn vài món trang sức cho mẫu thân và các tẩu tẩu.

Không ngờ, lại tình cờ gặp Tạ Diệm.

Y đang cầm một chiếc vòng cũ nhờ người sửa chữa.

Ta nổi tính tò mò, giả bộ lựa đồ nhưng thật ra vểnh tai nghe lén.

Chưởng quầy nói:

“Vòng này dễ sửa thôi, chỉ là họa tiết chim trên đó hiếm thấy, nếu có bản mẫu đối chiếu thì tốt hơn.”

Tạ Diệm cúi đầu cảm tạ, thu vòng lại, toan rời đi.

Ta theo bản năng giơ tay chặn y lại, rồi nhanh chóng lui về sau, khom người hành lễ:

“Tạ hầu, chẳng hay có thể cho tiểu nữ xem qua chiếc vòng được không?”

Ánh mắt đen nhánh của y nặng nề phủ xuống người ta.

Ta thầm rủa mình nhiều chuyện,

nhưng ngay sau đó, lại thấy y vươn tay, đưa vòng cho ta:

“Di vật cố nhân, mong Tần tiểu thư xem cho cẩn thận.”

Lòng ta run lên, may có Hồng Châu nhanh tay dâng khăn tiếp lấy chiếc vòng.

Ta gượng gạo xem kỹ họa tiết, sợ mình nhìn lầm.

Chẳng mấy chốc, ta thở phào nhẹ nhõm:

“Tạ hầu, ta từng thấy loài chim này.”

Nói đúng hơn, là kiếp trước đã thấy.

5.

Lời vừa thốt ra, ta mới chợt nhận ra,

giờ ta vẫn chỉ là một tiểu thư khuê các chưa từng rời kinh nửa bước.

Song chưởng quầy đã nhanh chóng dâng giấy bút vào phòng riêng.

Tạ Diệm nhìn chằm chằm cây bút trong tay ta, ánh mắt đầy nguy hiểm.

Ta đành nghiến răng, cầm bút vẽ.

Loài chim này ta thấy lần đầu, là kiếp trước khi theo Chu An đi nhận chức ở huyện Lê.

Đó là vùng núi sâu, buồn tẻ, chẳng có trò tiêu khiển,

ta đành lấy việc viết chữ vẽ tranh làm vui.

Chốn hoang dã ấy, lắm loài chim lạ thú lạ.

Ta vẽ nhiều nhất chính là loài chim có bộ lông óng ánh này,

người bản địa gọi là gà bối mẫu.

Tới khi hạ nét bút cuối cùng, chưởng quầy bên cạnh không nhịn được mà trầm trồ:

“Tần tiểu thư vẽ như sống vậy!”

Ta ngượng ngùng né tránh ánh nhìn.

Suy cho cùng, cũng nhờ ta từng sống thêm mấy chục năm.

Đ..ọc, full@ tạ,i P//a,g,e “Mỗ-i n,gày~ chỉ* muố.n: là,m c;á~ muố,i!”

Tạ Diệm lại chẳng dễ qua mặt thế.

Ánh mắt y sắc bén, truy hỏi:

“Tiểu thư thấy loài chim này ở đâu?”

Ta đã chuẩn bị sẵn:

“Trong bộ sưu tập tranh của nhị ca ta, Tần Trạch.”

Ai ai trong kinh thành đều biết, nhị ca Tần Trạch của ta mê tranh vẽ như điên.

Tới tuổi nên cưới vợ còn chưa chịu, chỉ mải mê cất giữ họa quyển.

Mãi đến khi gặp tẩu tẩu ta trong một lần dạo hội hoa đăng,

vừa gặp đã thương, một lòng si mê.

Nhưng bởi lớn hơn tỷ sáu tuổi, lại mang tiếng hâm dở, nên bị nhà gái kịch liệt phản đối.

Bất đắc dĩ, nhị ca đốt sạch kho tàng họa quyển, cầu xin nhà gái cho thêm một năm.

Năm sau, đỗ bảng nhãn, cưới được giai nhân,

phụ mẫu ta lúc ấy mới thở phào nhẹ nhõm, cảm thán:

“Cuối cùng cũng tống được cái tên điên này đi!”

Nói chung, Tần Trạch chính là cái cớ hoàn hảo.

Tranh đã thiêu sạch, dù Tạ Diệm muốn tra cũng đành bó tay.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap