9

Đêm ấy, Cố Tử Chiêm bất chấp lời ta,

ép ta quay về nhà.

Ta ôm chặt tay nải, cùng hắn ngồi trơ trọi trong phòng.

Đèn dầu trong lồng chưa ai đổ thêm dầu,

lửa lụi dần, chỉ còn ánh trăng nhàn nhạt,

văng vẳng tiếng côn trùng kêu rả rích.

Ta chẳng biết mình thiếp đi khi nào.

Tỉnh giấc, đã chẳng thấy bóng dáng Cố Tử Chiêm.

Tay nải vẫn được ta ôm chặt trong lòng.

Ta kiểm lại.

Hòa ly thư, ngân phiếu, và bạc vụn do thiếu niên áo gấm đưa hôm nọ,

đều còn đủ.

Thở phào, ta đeo tay nải lên vai, định tiếp tục rời đi.

Vừa bước ra cửa, liền thấy Cố Tử Chiêm ngồi dưới gốc cây hoè.

Bên cạnh đặt một túi bánh nướng và một bát canh thịt dê.

Thấy ta thức dậy, mắt Cố Tử Chiêm sáng bừng, vội vàng tiến đến:

“Nương tử, ta đã bảo Nam Y rời đi rồi. Về sau nơi này chỉ còn ta và nàng.

Ta sợ nàng lại đi, đành nhờ người đi mua, không chắc đúng tiệm nàng thích…

Mau nếm thử xem, nàng có vừa miệng không?”

Ta nhắc nhở hắn một lần nữa:

“Cố Tử Chiêm, chúng ta đã hòa ly rồi.

Vả lại, ta xưa nay không hề uống canh thịt dê.”

Nỗi thất vọng của hắn lộ rõ trong ánh mắt.

Hắn chỉ thì thào:

“Ta xin lỗi.”

Mẫu thân ta mất rồi,

cha ta cũng từng nói câu ấy:

“Ta xin lỗi.”

Chỉ là, luôn luôn… quá muộn.

10

Năm ấy, ta dứt khoát cắt đứt với phụ thân,

tự nhiên cũng sẽ chẳng quay đầu vì một Cố Tử Chiêm.

Chốn trời đất này, không thể giam giữ ta mãi.

Cố Tử Chiêm không chịu để ta đi.

Ta lớn tiếng kêu gọi, khiến hàng xóm chú ý.

Lợi dụng lúc hỗn loạn, ta đẩy Cố Tử Chiêm ra, bỏ chạy khỏi cổng viện.

Ta đứng ngoài cửa, dõng dạc tuyên bố:

“Mong chư vị hàng xóm chứng giám, ta, Lý Vấn Thanh, và Cố công tử Cố Tử Chiêm

đã hòa ly, từ nay về sau, nam nữ đôi đường, không còn liên quan.”

Tờ hòa ly trong tay ta, chữ viết rõ ràng.

Dưới cùng là chữ ký dứt khoát, chính là Cố Tử Chiêm.

Cố Tử Chiêm không màng thể diện, lao đến định giật tờ giấy.

“Không phải! Ta không thật tâm muốn viết nó.

Vấn Thanh, xé nó đi…

Xin nàng, xé nó đi!”

Hắn bị đồ tể chặn lại.

Gã đồ tể cao tám thước, như ngọn núi chắn trước mặt ta.

Gã nói to:

“Lý nương tử cuối cùng cũng tỉnh ngộ rồi.

Ta và vợ ta đều thấy họ Cố này không phải hạng tốt lành gì.

Thường ngày ăn bám đã đành,

còn đem cô gái khác về nhà,

bắt chính thê tử mình phải chăm sóc cho cố nhân — không biết nhục là gì.”

“Lý nương tử đi mau, ta cản giúp nàng.

Đường xa biển rộng, không tiện tiễn đưa,

chỉ mong Lý nương tử… đời này bình an.”

Mọi người quanh đó xì xầm,

mỗi lời một câu, chỉ trích Cố Tử Chiêm.

Ta ngẩng đầu, nhìn về phía Cố Tử Chiêm,

nhưng tầm nhìn đã bị thân hình đồ tể che khuất.

Chỉ thấy… một giọt lệ rơi.

Rơi xuống bụi trần.

Tìm lại… chẳng được nữa.

Cố Tử Chiêm vẫn cố vùng vẫy, khẩn cầu:

“Vấn Thanh, ta biết sai rồi… Đừng bỏ ta lại…”

Ta không đáp.

Gió xuân thổi nhẹ.

Ta ngẩng đầu nhìn lên,

hôm nay trời… thật đẹp.

Ta xoay người,

ra Tây thị mua ngựa.

Vì tương lai còn cả một con đường dài phía trước.

Ta muốn đến Giang Nam, đến biên tái, đến Thái Hành…

ngắm nhìn vạn thủy thiên sơn.

Vừa cưỡi ngựa rời đi,

bỗng có người phi ngựa đuổi theo phía sau.

Là thiếu niên áo gấm ngày đó.

Thiếu niên cất tiếng hỏi:

“Lý nương tử định đi đâu vậy?”

Ta ném lại bạc thừa hôm trước hắn đưa.

“Ta muốn ngắm nhìn giang sơn này.”

Thiếu niên nhận bạc, bật cười:

“Vậy thì chúng ta cùng đường rồi.

Tại hạ họ Thẩm, tự Tướng Nguyệt,

xuất từ câu: ‘Lưu ba tướng nguyệt khứ, triều thủy đãi tinh lai.’

Lý nương tử cứ gọi ta là Tướng Nguyệt.”

Về sau, chúng ta quen dần.

Ta mới nhận ra ý tứ của Thẩm Tướng Nguyệt.

“Vấn Thanh, nàng đã hòa ly rồi,

ta, một nam tử chưa vợ, theo đuổi nàng cũng chẳng có gì sai phải không?”

Ta lười đáp, chỉ quất roi ngựa phi thẳng.

Thẩm Tướng Nguyệt bám theo, kêu lớn:

“Đợi ta với!”

Móng ngựa tung bụi,

rồi lại hạ xuống.

Che lấp cả đoạn đường đã đi qua.

11

(Ngoại truyện của Cố Tử Chiêm)

Con người khi say, thường hay làm những việc khiến bản thân hối hận.

Tựa như ta, năm đó trong cơn men say, lại gật đầu đồng ý lấy Lý Vấn Thanh làm thê.

Lý Vấn Thanh chỉ là một cô nương bình thường nơi phố chợ,

cả ngày bận bịu với tiệm mì,

chỉ biết đôi ba chữ.

Chẳng như Lục Nam Y từng đọc qua thi thư,

hiểu đạo làm quan, biết tường tận văn nhân danh gia.

Thế nhưng, ta vẫn thành thân cùng Lý Vấn Thanh.

Ngày thành thân, cô nương ấy điểm chút phấn hồng trên gương mặt thanh tú,

trông cũng xinh xắn.

Thế nhưng ta lại không nhịn được mà nhớ tới gương mặt của Lục Nam Y.

Nàng ấy vốn là nữ tử xinh đẹp nhất đất Vân Châu.

Còn Vấn Thanh… sao sánh được?

Đêm tân hôn, ta chỉ thổi tắt nến long phụng,

quay lưng nằm xuống, chẳng làm gì.

Vấn Thanh có vẻ thất vọng, cắn môi thì thầm:

“Phu quân, người ta nói, nến này… không thể thổi tắt.”

Ta biết, để nến cháy hết đêm là lời chúc phúc cho đôi tân lang tân nương.

Nhưng ta không thích Vấn Thanh,

nên cũng chẳng quan tâm

không để tâm nến tắt hay còn,

càng không để tâm… nàng có buồn hay không.

Nhưng Vấn Thanh lại để tâm đến ta.

Nàng luôn lo toan, vun vén mọi sự vì ta.

Bằng hữu cùng học thấy nàng đưa cơm và điểm tâm, thì xuýt xoa:

“Lấy được thê tử thế này, còn cầu gì nữa?

Cố huynh quả thật có phúc.”

Ta chỉ cười cho có lệ,

dẫu sao người ấy cưới là ái nữ của phu tử, giỏi thi ca nhạc luật hơn Vấn Thanh nhiều.

Còn Vấn Thanh… chỉ biết nấu mì.

Chúng ta khách sáo lẫn nhau.

Nàng nghe cũng chỉ cười.

Nhưng một hôm, khi nàng đem cơm đến, có chút lạ thường.

Giữa trán nàng chấm son, trông hơi khác ngày thường.

Nàng dè dặt hỏi ta:

“Phu quân, người còn nhớ hôm nay là ngày gì chăng?”

Giữa ngày hạ, mặt trời gay gắt,

ta đáp: “Chắc là… tiểu thử?”

Câu ấy vừa thốt ra, ánh mắt nàng lập tức trầm xuống.

Sau này ta mới biết, hôm ấy… là sinh thần của nàng.

Ta nghĩ thôi vậy, năm sau tặng quà cũng được.

Mùa thu tới, Vấn Thanh khâu áo bông cho ta chống rét.

Kim chỉ không cẩn thận đâm vào tay.

Máu rịn ra,

có lẽ đau lắm, nàng đỏ hoe mắt,

nhưng lại cố nuốt vào, lặng lẽ khâu lại.

Còn ta lúc ấy?

Chỉ giả vờ đọc sách, giả vờ không thấy gì cả.

Thế nhưng về sau, trong mộng,

ta cứ mãi thấy ánh mắt đỏ hoe uất ức của nàng,

thấy nàng khẽ nói:

“Phu quân… đau.”

Ta muốn an ủi nàng,

nhưng mỗi lần vừa chạm đến,

đều giật mình tỉnh mộng.

Ta nghĩ, giá mà hôm ấy chịu dỗ nàng một chút, thì tốt biết bao.

Ta không rõ từ khi nào, Lý Vấn Thanh bước vào lòng ta.

Chỉ biết ta dần thích thấy nàng cười,

đến trưa lại ngóng nàng đem cơm tới.

Canh nàng nấu, ai ai cũng khen ngon.

Ta cứ ngỡ đời còn dài,

thích thì từ từ nói,

có thể chậm rãi mà thương.

Thế nhưng, sau một đêm rượu say,

Lục Nam Y phát hiện phu quân có quan hệ với ca kỹ,

nàng tìm đến ta, cầu xin giúp nàng hòa ly.

Cha nàng từng có ân với ta, lúc lâm chung còn dặn dò hãy chăm sóc nàng nhiều hơn.

Ta bèn gật đầu.

Vấn Thanh dường như không vui.

Khi Lục Nam Y hỏi, ta vừa đáp nàng, vừa quay đầu dỗ Vấn Thanh:

“Ta sẽ không nạp thiếp, cũng không dưỡng người ngoài.”

Ta hy vọng nàng hiểu được lòng ta.

Thế nhưng hôm ấy, nàng nói muốn hòa ly.

Nàng là một cô nương côi cút không cha không mẹ.

Nếu rời ta rồi, còn biết đi đâu?

Ta vội vã đi mua đào hoa tô, định dỗ nàng vui.

Ai ngờ hấp tấp lại đem phần ấy đưa cho Lục Nam Y đang nôn nghén.

Ta cứ nghĩ mình còn rất nhiều thời gian.

Hứa quá nhiều điều “về sau”.

Chẳng từng nghĩ…

sẽ có ngày nàng thật sự chẳng cần ta nữa.

Nàng đi rồi.

Dứt khoát không ngoảnh đầu.

Thiên hạ rộng lớn,

ta nhất thời không biết phải đi đâu để tìm về người con gái mà ta đã đánh mất.

Từ đó, ta không tái giá.

Chỉ mong một ngày, có thể gặp lại nàng trong tháng năm xoay vần.

Sau này, gặp lại ở Trường An.

Vấn Thanh đen hơn xưa,

nhưng lại càng rạng rỡ.

Ta muốn bước tới.

Thì thấy bên cạnh nàng là một nam tử tuấn tú.

Ánh mắt hắn đầy thâm tình, nhìn nàng cười hỏi:

“Vấn Thanh, trâm này nàng có thích chăng?”

Đó là một cây trâm ngọc phỉ thúy tốt nhất,

so với tất cả những gì ta từng mua, còn tốt hơn nhiều.

Chiếc trâm ấy được cài lên mái tóc nàng.

Nàng mỉm cười giục:

“Mau nào, chúng ta còn phải tới Lạc Dương.”

Nam tử nọ cười nhẹ đáp:

“Được.”

12

(Ngoại truyện của Thẩm Tướng Nguyệt)

Khi bằng hữu ngao du tứ phương, từng gửi rất nhiều thư cho Thẩm Tướng Nguyệt.

Trong thư có lần nhắc rằng, ở Vân Châu có một Lý nương tử, nấu mì cực ngon, canh thơm tuyệt hảo.

Không hiểu sao, Thẩm Tướng Nguyệt lại nhớ kỹ.

Về sau, y cũng quyết định ngao du thiên hạ.

Trạm đầu tiên, chính là Vân Châu.

Mùa xuân lười biếng, y ghé núi ngoại thành nghỉ chân.

Tựa vào gốc cây, bỗng thấy một thiếu phụ trẻ tuổi đến viếng mộ.

Nàng lầm rầm trò chuyện với mẹ đã khuất.

Nghe người khác nói chuyện vốn đã không nên.

Từ trên cây nhảy xuống hù người càng không phải.

Vậy mà lại… nghe trọn.

Thẩm Tướng Nguyệt thấy nàng thật thú vị.

Lời nàng kể khiến y nhớ đến một câu:

“Rêu nở bé như hạt gạo, cũng học mẫu đơn mà nở.”

Đáng tiếc… nàng đã gả người.

Nàng nhắc chuyện tiệm bánh, khiến y để tâm.

Vội xuống núi trước nàng, đến thẳng tiệm bánh nọ.

Quả nhiên, thấy tên chủ tiệm đang giở trò đồi bại.

Thẩm Tướng Nguyệt lập tức ra tay, trói hắn đưa lên nha môn.

Xong xuôi, y tới tiệm mì bạn mình từng nhắc.

Không ngờ, cô nương gặp ở núi lại chính là Lý nương tử trong thư.

Bát canh nàng nấu, quả thật xứng đáng để người khác viết thư khen ngợi.

Y ở lại Vân Châu hai ngày.

Nghe người nói, Lý nương tử hòa ly, sắp rời đi du ngoạn.

Một cô nương tốt như thế, vậy mà lại có người nỡ lòng buông tay?

Thật là ngu muội đến cùng cực.

Duyên xưa vô phận,

Đ/ọc= ful.l# tại! P,a,g,e Mỗ?i ngày chỉ-muốn làm_c[á; muố,i

nay gặp gỡ là trời ban.

Y phi ngựa đuổi theo.

May mà… đuổi kịp.

Lý nương tử nói:

“Ta muốn nhìn ngắm thế gian này.”

Thẩm Tướng Nguyệt cũng nói:

“Ta cũng muốn ngắm thế gian này.”

Vậy là… thuận đường.

Cùng vượt qua trăm ngàn ngọn núi,

qua khe suối trong veo, qua bãi hoang cát cháy, qua biển rộng sóng xa.

Xa xa, không biết ai đang thổi sáo một khúc Tây Châu.

Thẩm Tướng Nguyệt chưa từng kể về việc mình từng bắt chủ tiệm bánh kia.

Y không muốn đem yêu thương trói chặt với ân nghĩa.

Nhưng tấm chân tình của thiếu niên… cuối cùng cũng giữ được người trong lòng.

Trong ánh chiều ráng đỏ.

Nắm tay, cùng đi thật xa.

(Hết)

 

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap