Tôi sốc không nói nên lời.
“Thế mà có đó! Mẹ thằng Lâm Chính ngầu lắm luôn, dứt khoát ly hôn, đuổi ông kia khỏi nhà tay trắng. Thằng Lâm Chính về ở với mẹ luôn.”
Tôi càng nghe càng cảm thấy… có gì đó rất quen.
“Sau đó vài ngày, ba nó mò tới tận công ty mình làm loạn, chửi nó bất hiếu, bảo con thì ở biệt thự lái siêu xe, còn cha thì lang thang đầu đường xó chợ.”
Tiểu Lâm càng kể càng hăng, còn đập bàn cái “rầm” khiến người ta giật mình.
“Mày đoán sao? Hai cha con đánh nhau tại công ty luôn!”
“Sau này mới biết mẹ nó cưới được người chồng mới, có thêm em trai. Thằng em được cưng hết mực, còn Lâm Chính chỉ được mấy cái tiệm trang sức nhỏ không lời lãi, mẹ nó còn bắt nó đi làm thuê tích lũy kinh nghiệm xã hội.”
“Thành ra nó cực ghét cái ông bố ngoại tình kia.”
Cuối cùng Tiểu Lâm rít một hơi cà phê, thở dài tiếc nuối:
“Trời ơi, nếu ngày nào cũng được xem hai cha con nó cãi nhau thì cuộc đời tao sẽ đỡ chán biết mấy. Tiếc là thằng Lâm Chính thấy mất mặt, nghỉ việc rồi.”
“Haaiz, mai lại thứ Hai nữa rồi, ngán chết!”
Tôi gật đầu, an ủi nó:
“Không sao đâu, bốn mươi năm nữa mày là tới tuổi nghỉ hưu rồi mà.”
“Cảm ơn mày nha!” – nó liếc tôi một cái.
“Nói chứ, đi làm ở tập đoàn Lâm thị lương cao lắm hả?”
Ừ, câu hỏi kinh điển chốn công sở đã đến.
Tôi bĩu môi, bắt đầu than thở:
“Cao gì mà cao, ban đầu bảo lương năm ngàn một tháng, cuối cùng thì trừ tiền trễ giờ, trừ tiền nghịch điện thoại, trừ tới trừ lui, còn hơn ba ngàn.”
“Đã vậy còn phải tăng ca mỗi ngày, áp lực lớn muốn xỉu, tao đang tính nghỉ việc rồi đây!”
Tiểu Lâm thương cảm vỗ vai tôi, tôi thì cúi đầu xấu hổ.
He he he, mình đúng là thiên tài, một chiêu đánh chặn luôn mọi lời vay tiền có thể xảy ra!
09
Hai tháng sau, Lâm Tử Mặc một mình ký thành công một dự án trị giá hai trăm triệu.
Đ_ọc fu.l,l t@ại pa^ge G(óc N*hỏ, c.ủa T^uệ! L,âm~
Cả công ty nổ tung!
Phải biết rằng, đây là dự án liên quan đến công nghệ trình chiếu không gian ba chiều – một hướng đi tân tiến trong tương lai.
Nhiều tập đoàn ở các tỉnh khác tranh giành đỏ cả mắt, không ai ngờ một thằng nhóc mới ra đời có mấy chục năm lại làm được.
Chủ tịch đích thân tag ba đứa tụi tôi trong nhóm chung của công ty.
Khen tôi và quản lý thì rối rít, còn với Lâm Tử Mặc… chỉ gọn lỏn một chữ: “Tốt.”
Biết rõ ngọn ngành, tôi và quản lý chỉ muốn độn thổ – sắp gặm được sàn nhà thành phòng ba ngủ luôn rồi!
Đám đồng nghiệp, quen có, lạ có, thi nhau chạy lại chúc mừng.
Chỉ thiếu nước bấm like, giơ ngón cái kêu “Nữ vương, chị ngầu quá!”
Chủ tịch còn đặc cách thưởng cho hai đứa tôi mỗi người 20 vạn tệ tiền thưởng cuối năm.
Lâm Tử Mặc không hề vạch mặt bọn tôi, cứ để bánh bao trên trời rơi trúng tụi tôi như định mệnh vậy.
Đây gọi là gì? Không phải “vọng tử thành long” nữa mà là “vọng tổng thành long” đó trời!
Trời ơi cảm ơn ông trời, cảm ơn phúc đức tổ tiên, đời này kiếm đâu ra sếp tốt như thế nữa chứ?
Hai ngày sau, ba đứa cùng đi họp với chủ tịch.
Tôi và quản lý thì ngồi ngay ngắn nghe ngóng, người phát biểu suốt cả buổi… chính là Lâm Tử Mặc.
Cậu ấy đứng trên bục, vừa nói vừa phân tích, ánh mắt tự tin điềm tĩnh, khí chất bức người, khiến ai cũng bất giác bị cuốn theo.
Nhìn người trước mắt mà tôi thấy lờ mờ hình bóng thằng nhóc đầu nấm từng khóc vì bị giẫm lên sổ đỏ.
Tôi chợt nhớ đến vụ Lâm Chính.
Cha cậu ta “đi ở rể”, chẳng phải cũng trùng khớp với câu mà cậu từng chê bai Lâm Tử Mặc sao?
“Tài sản giả thì vẫn là giả, ôm giữ làm gì, chi bằng đi kiếm đại một bà giàu mà cưới, biết đâu thành thật.”
Còn không phải là nghiệp quật?
Ngay sau khi tụi tôi nghỉ việc thì tin tức nhà họ Lâm của Lâm Chính bị bốc phốt.
Chưa đến vài ngày, cha cậu ta đến công ty làm loạn.
Mọi thứ… sao cứ như có ai sắp đặt sẵn?
Tôi quay sang nhìn Lâm Tử Mặc, trong lòng có chút bất an.
Nếu tất cả đều do cậu ấy âm thầm sắp đặt, thì cậu ấy không đơn giản chỉ là một thiếu gia ngốc nghếch.
Và những quyển sổ đỏ tặng cho tôi… chắc chắn không phải trò bốc đồng bồng bột.
Vậy thì, một người như cậu ấy…
Vì sao lại đến công ty tôi thực tập?
Vì sao lại cố tình làm ra vẻ ngây thơ vô hại?
Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu tôi.
Và khi tôi còn chưa tìm được câu trả lời, biến cố lớn đã ập tới…
10
Tan làm về nhà, tôi như thường lệ mở điện thoại lướt video.
Mới lướt được vài cái, toàn bộ clip trên màn hình đều gắn nhãn [NÓNG].
Động đất 6.5 độ richter tại huyện Thanh Nguyên!
Tôi chết lặng.
Tim tôi như ngừng đập, sau đó là đập loạn không ngừng.
Tôi lập tức mở danh bạ, tìm số hiệu trưởng Vương Triều Dương của trường tiểu học ở quê.
Tay run đến mức nhấn sai liên tục, cuối cùng mới bấm được, nhưng chỉ có tiếng tút… tút… kéo dài.
Không ai bắt máy.
Tôi lại gọi cho mấy thầy cô khác… nhưng toàn là máy bận.
Tôi không chần chừ, xỏ lại giày, đặt vé tàu cao tốc về Thanh Nguyên.
Quê tôi nằm sâu trong núi, giao thông cực kỳ bất tiện.
Chuyện tôi sợ nhất chính là sau động đất, sẽ xảy ra lở đất, lũ quét…
Trên tàu, bầu không khí nặng nề bao trùm.
Người thì gục đầu khóc, người thì im lặng nhìn ra ngoài, người thì chân run bần bật… như tôi.
Chuyến tàu chỉ đưa tôi về thành phố Thanh Dương.
Từ đó, tôi phải bắt xe khách nữa mới tới được huyện.
Dọc đường tôi không ngừng gọi điện – nhưng vẫn không ai bắt máy.
Tôi nhìn ra khung cửa, trời đã tối đen, trong đầu lại vang lên ký ức ngày xưa.
Khi bố mẹ tôi mất vì tai nạn giao thông, chỉ còn tôi, anh trai và bà nội bấu víu vào nhau sống qua ngày.
Khi đến tuổi đi học, anh tôi rất muốn đến trường, nhưng bà không cho.
Không phải vì nghèo – học phí chỉ 200 tệ một kỳ – tiền đền bù tai nạn của ba mẹ vẫn còn.
Tôi lúc đó không hiểu, rõ ràng bà thương anh tôi lắm, sao lại không cho anh đi học?
Anh chỉ cười, rồi kể tôi nghe về ngôi trường anh chưa từng thấy – nơi có thầy cô, có sách, có hy vọng đổi đời.
Mãi đến sinh nhật tám tuổi, bà mới đồng ý cho anh đi học.
Tối đó, bầu trời đầy sao, anh vui đến nỗi bế tôi xoay vòng khắp sân.
Anh dậy từ sáng sớm đi học, không bao giờ than mệt.
Tôi thì chỉ mong trời mau tối, để anh về kể tôi nghe hôm nay học được gì.
Tên tôi là anh dạy tôi viết.
Chữ “Chu Nhất” – một nét ngang, một nét sổ – tôi cực kỳ thích viết chữ đó.
Rồi một ngày, trời tối rồi, trăng lên rồi… mà anh chưa về.
Bà đứng ngoài ngõ ngóng mãi, cuối cùng bảo tôi vào ngủ trước.
Tôi len lén trốn ra, thấy bà gọi người trong làng đi tìm, ai nấy đều cầm đuốc sáng rực.
Tôi vừa lo vừa mệt, thiếp đi lúc nào không biết.
Tỉnh dậy đã nghe tiếng khóc thảm thiết.
Tôi chạy ra, thấy bà đang quỳ, khóc nức nở.
Trên đất là thi thể ướt sũng của anh, mặt trắng bệch, tay vẫn siết chặt một sợi dây buộc tóc có hoa.
11
Tới được huyện Thanh Nguyên, tôi lại bắt xe ôm chở vào làng.
Khi xe dừng, bác tài quay đầu bảo:
“Đến rồi.”
Dưới ánh trăng lạnh lẽo, trước mắt tôi là một bãi hoang tàn, toàn bộ đều là đống đổ nát.
Tôi chết lặng, không thể tin nổi vào mắt mình.
Giữa đống gạch vụn, đội cứu hộ đang liên tục đào bới, khiêng đá, chuyển từng phiến tường sập.
Tôi không dám lại gần.
Tôi sợ.
Tôi sợ họ sẽ nói ra điều tôi không muốn nghe.
Tôi vẫn còn nhớ, ba tháng trước, đám trẻ vây quanh tôi, nhoẻn miệng cười hồn nhiên, ríu rít đọc những bài thơ mới học.
Tôi còn nhớ những thầy cô tận tụy, cả đời gắn bó với ngôi trường nhỏ giữa núi rừng này, từng ngày, từng ngày kiên trì dạy dỗ, dẫn lối cho bao thế hệ học sinh rời khỏi thung lũng nghèo.
Tôi siết chặt tay, không cam lòng, vì sao, vì sao bi kịch như vậy lại giáng xuống nơi này?
“Chị Chu Nhất ơi!”
Một giọng non nớt bất chợt vang lên kéo tôi về hiện thực.
Chưa kịp định thần, một đám trẻ con nhỏ xíu đã chạy ào đến ôm chặt lấy tôi.
Tiếng khóc vỡ òa lẫn trong tiếng gọi ríu rít, làm trái tim tôi như được xoa dịu.
Tôi cúi đầu đếm từng đứa một.
Một… hai… ba… bốn… năm mươi tám.
Không thiếu ai!
Tạ ơn trời đất!
Tôi ngẩng đầu – thấy cô giáo dạy Văn, cô Tang Phong Linh, đang đứng lặng lẽ phía sau.
Mắt cô sưng đỏ, nước mắt không ngừng rơi.
Tôi bỗng thấy tim thắt lại, giọng run run:
“Phong Linh… còn các thầy cô khác? Mẹ Triều Dương đâu? Mọi người đâu rồi?”
Cô ấy nghẹn lời, rồi từ từ ngồi xuống, nhìn về phía đống đổ nát trước mặt.
“…Mọi người đều đang ở trong đó. Bị chôn dưới văn phòng rồi.”
“Từ lúc em gửi tiền về, tụi chị đã bàn nhau sửa sang lại phòng học.
Nên mấy hôm nay, bọn trẻ đều học ngoài sân.
Đ_ọc fu.l,l t@ại pa^ge G(óc N*hỏ, c.ủa T^uệ! L,âm~
Lúc động đất xảy ra, chị đang dạy Văn – còn những người khác thì ở trong văn phòng sửa giáo án, chấm bài…”
“…chỉ trong nháy mắt… tất cả đều sụp xuống. Đến giờ vẫn chưa cứu ra được.”
Cô ấy run rẩy khóc nghẹn, nước mắt rơi không ngừng:
“Chị sợ lắm… thật sự rất sợ…”
“Không sao đâu, không sao đâu.”
Tôi vội ôm lấy mấy đứa nhỏ, dặn dò vài câu, rồi quay bước về phía đội cứu hộ.
Tôi muốn cứu họ, tôi phải cứu họ, ý nghĩ đó như ngọn lửa bùng cháy trong tim, kéo thân thể rã rời của tôi bước tới.
Nhưng tôi chưa kịp đến nơi thì đã bị cản lại.
Tôi cố gắng nhiều lần cũng vẫn bị chặn lại.
Tôi nhìn những vết quầng thâm mệt mỏi dưới mắt các anh cứu hộ, cuối cùng mới hiểu – tôi đang làm phiền họ.
Tôi không giúp gì được.
Tôi biết, nhưng tôi vẫn không nhịn được, cứ cầu xin như người mất trí:
“Xin các anh, nhất định phải cứu được họ… họ là những người tốt, họ không nên chết ở nơi này…”
Một người trong đội cứu hộ vỗ vai tôi, nói nhẹ:
“Chúng tôi… sẽ cố gắng hết sức.”