Trong mơ hồ, tôi ngồi phịch xuống đất, ánh mắt trống rỗng nhìn về phía đống đổ nát.
Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy bất lực đến như vậy…
Tôi ghét cay ghét đắng sự bất lực của chính mình.
12
“Chị Chu Nhất ơi… em đói…”
Mấy đứa nhỏ nhút nhát kéo vạt áo tôi, ngước đôi mắt to ướt long lanh nhìn đầy mong chờ.
Tim tôi như bị ai bóp nghẹt.
Phải rồi, bọn trẻ còn đang cần tôi! Tôi không thể gục ngã được.
Tôi quay sang cô Tang, giọng khản đặc:
“Phụ huynh đã biết bọn trẻ an toàn chưa?”
Tang Phong Linh gật đầu:
“Đa phần đã đến tìm. Nhưng vì nhà nào cũng bị ảnh hưởng, họ sợ đưa con về nguy hiểm hơn nên để lại nhờ tôi trông giùm.”
Tôi nhớ đến khoản tiền mình còn lại sau khi bán nhà.
Không chần chừ, tôi bắt đầu liên hệ mấy kho hàng gần nhất, đặt gấp nhu yếu phẩm và đồ cứu trợ, yêu cầu chuyển ngay trong đêm.
Tôi biết cứu trợ của nhà nước sẽ đến, nhưng đó là việc sau này.
Hiện tại, tôi phải làm mọi thứ trong khả năng.
Tôi xoa đầu mấy đứa nhỏ:
“Nhà chị Chu Nhất vẫn còn ít đồ ăn. Để chị về lấy, nếu còn nguyên, chị sẽ mang lại cho tụi em.
Chị đi một lát thôi, các em ngoan ngoãn chờ ở đây nhé?”
Tôi dặn dò cô Tang rồi bật đèn pin lên, men theo con đường tối đen đi về nhà.
Chưa đi được bao xa, lũ nhỏ đã níu chặt lấy áo tôi:
“Chị đừng đi, tụi em không đói nữa… chị ở lại với tụi em đi mà…”
Tôi cúi xuống, nhẹ nhàng dỗ:
“Đừng lo, chị hứa sẽ trở về an toàn.”
Phía xa xa, trời bắt đầu hửng sáng, ánh bình minh ấm áp rọi lên gương mặt những đứa nhỏ, lung linh như một vầng mặt trời mới.
Tôi vẫy tay tạm biệt.
Mặt trời mọc rồi.
Chúng tôi vẫn đang đứng ở đây, vẫn sống, vẫn bước tiếp.
Đây chính là ý nghĩa của việc “kiên trì”.
13
Nhà tôi cách trường không xa, nhưng giữa đó lại ngăn cách bởi hai ngọn núi và một con sông lớn nước chảy xiết.
Tôi không biết nhà mình hiện tại còn lành lặn không, chỉ có thể âm thầm cầu nguyện rằng… còn giữ được chút gì nguyên vẹn.
Bình thường cứ ba tháng tôi lại quay về thăm cô Triều Dương và đám nhỏ.
Vì trong làng mua đồ rất bất tiện nên tôi có thói quen trữ khá nhiều đồ ăn liền ở nhà, nào là mì gói, lẩu tự nấu, đồ khô…
Nghĩ đến lũ nhỏ vẫn đang đói, tôi càng bước nhanh.
Nhưng đường núi sau động đất cực kỳ khó đi, đất đá trộn bùn mưa, bám vào giày dính nhớp nháp, mỗi bước đi đều nhọc nhằn như thể dẫm trên đầm lầy.
Tôi mất gần hai tiếng đồng hồ mới tìm thấy căn nhà nhỏ thân thuộc của mình.
Tiếc thay—nó cũng sập rồi.
Dù trong lòng tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần, vẫn không kìm được nước mắt.
Tôi lặng lẽ vòng quanh đống gạch vụn, bật đèn pin, cúi thấp người tìm kiếm.
Rồi tôi thấy nó—thùng mì gói màu đỏ!
Tôi mừng quýnh, nhưng tiếc là nó nằm khá sâu, bị vùi dưới lớp đá nặng nề.
Tôi bò vào từ một khe hở trong đống đổ nát, cố với tay lấy cho bằng được.
Vừa chạm tới được mép thùng, mặt đất dưới tôi đột nhiên rung chuyển, mấy tảng đá phía trên cũng bắt đầu lung lay sắp đổ.
Tôi nhận ra—nguy rồi.
Nhưng đã không còn kịp nữa.
Đ.ọ.c f,ull tại pag_e G#óc Nh(ỏ c,ủa Tuệ L@â.m!
Một phiến đá nặng rơi thẳng xuống đầu tôi, bóng tối ập đến, ý thức tan biến.
Khoảnh khắc cuối cùng trước khi ngất đi, tôi còn có một suy nghĩ rất rất “nhân viên gương mẫu”:
“Chết rồi… mình chưa xin phép nghỉ… lỡ Tiểu Lâm tổng tính mình là trốn việc thì sao?”
…
“Chị ơi, chị ơi!”
Một giọng nói thân quen vang lên như từ nơi xa xăm kéo tôi tỉnh lại.
Tôi dụi mắt… trước mặt là ngôi nhà nhỏ, tôi đang ngồi gục trước cửa, hóa ra chỉ là mơ?
Anh tôi đang cười, giơ ra một dây buộc tóc có hoa:
“Xem anh mang gì về cho em nè!”
Tôi lập tức reo lên:
“Là dây cột tóc xinh xinh! Mau cột tóc cho em đi!”
Hồi đó con gái nhà hàng xóm được bố mẹ từ thành phố về thăm, tặng đủ thứ đẹp đẽ.
Còn tôi thì—
“Ba mẹ mày đâu có mua cho mày đâu? À quên, bà nội nói là họ bị xe đụng chết rồi, không ai mua cho mày được nữa đâu.”
Tôi ôm đầu gối, khóc mãi không dứt.
Anh trai ôm vai tôi, hứa chắc như đinh đóng cột:
“Anh nhất định sẽ kiếm một cái dây xinh nhất cho em.”
Và anh đã giữ lời.
Ngày hôm sau, anh mang về món quà ấy, ướt sũng cả người, tóc rối bù, hơi thở phì phò:
“Cô Triều Dương chở anh ra tận huyện mua đó. Chính tay cô chọn luôn đó, đẹp không?”
Tôi cười khờ khạo, gật đầu lia lịa:
“Em thích lắm, thích lắm!”
Anh xoa đầu tôi:
“Ngày mai cô Triều Dương dạy Toán đó, không biết có khó không ha.”
“Mai mốt em lớn, em cũng đi học với anh nha!”
“Ừ, anh sẽ chờ em.”
Bỗng trời đổ sương mù trắng xóa, cảnh vật thay đổi—tôi thấy bà nội.
“Không được đi!”
“Bà ơi, con muốn đi học!”
Bà nổi giận, quất cho tôi hai roi:
“Mày không biết anh mày chết thế nào hả?”
“Cái cầu đó nguy hiểm vậy, mày mà có chuyện gì, bà sống sao nổi?!”
Bà vừa đánh vừa khóc.
Tôi mới hiểu—muốn đến trường, phải vượt qua một con sông xiết, mà trên đó chỉ có sợi dây xích nối từ hai đầu.
Học sinh phải ngồi trong cái rọ sắt, treo trên xích, rồi đẩy trượt sang bên kia.
Tôi chín tuổi mà vẫn chưa được đi học.
Một ngày nọ, có một người phụ nữ đến nhà, tự xưng là cô giáo, tên là Vương Triều Dương.
Cô ấy nói mình đang đi khắp làng để tìm từng đứa trẻ chưa được đến trường.
Bà tôi không muốn gặp, đuổi thẳng tay.
Nhưng cô vẫn đến, ngày thứ hai, thứ ba… thứ năm.
Cuối cùng, bà tôi bật khóc, nói:
“Đứa nhỏ này… giao cho cô đấy.”
Thế là, tôi được đi học.
Tôi ngủ lại ký túc xá trường, tối nào cũng ôm cô Triều Dương ngủ, vì cô có mùi nắng, ấm áp vô cùng.
Mỗi cuối tuần, cô lại đạp xe về làng cùng tôi, mưa gió không sờn.
Sau này, bà mất.
Tôi không còn ai thân thích, nằm cạnh cô, lần đầu gọi nhỏ:
“Mẹ…”
Cô bật cười, dịu dàng đáp:
“Ừ, mẹ đây.”
Từ hôm đó trở đi, cô trở thành mẹ của tôi—ánh bình minh trong đời tôi.
14
Tôi không biết đã hôn mê bao lâu, chỉ thấy sau đầu đau như búa bổ.
Tôi thử cử động, nhưng phát hiện chân bị kẹt cứng dưới đống đổ nát, không nhúc nhích được.
Tôi mò mẫm trong túi áo lôi điện thoại ra – không có tín hiệu.
Mở mắt ra chỉ thấy một mảnh tối đen, lạnh lẽo bủa vây, cái chết lặng lẽ tiến đến gần.
Tôi vẫn chưa kịp đưa đồ ăn về cho bọn trẻ, vẫn chưa xài hết tiền, tiền thưởng cuối năm còn chưa nhận nữa…
Tôi vẫn chưa biết mẹ Triều Dương và các thầy cô ra sao…
Còn quá nhiều điều tôi chưa làm được, tôi không cam lòng!
Tôi cố gắng gào thét cầu cứu, nhưng cổ họng khản đặc, tiếng kêu chỉ còn lại tiếng rít khàn như sợi chỉ mỏng.
Thời gian từng giây từng phút trôi qua, mí mắt tôi bắt đầu nặng trĩu, tôi đang dần mất đi ý thức…
Ngay lúc đó—
Tôi nghe thấy tiếng khóc trẻ con từ phía xa xa.
“Chú ơi, chú ơi, cầu xin chú… nhất định phải tìm được chị Chu Nhất…”
“Chị ơi, chị ở đâu vậy… hu hu hu… là lỗi của em… chị đừng chết mà…”
Giọng thút thít ấy đâm thẳng vào tim tôi.
Rồi xen lẫn giữa tiếng nức nở là một giọng nam vội vã:
“Chị ơi! Chị nghe thấy không? Chị đang ở đâu vậy!”
Giọng nói này… sao nghe quen quá…
Giống hệt giọng của Tiểu Lâm tổng – Lâm Tử Mặc!
Tôi gắng sức giữ tỉnh táo, tay sờ loạn trong bóng tối, lục được một hòn đá, liền gõ liên tục xuống nền, cốc cốc cốc!
“Tìm thấy rồi! Ở đây này!” – ai đó hét lên.
Nghe xong câu đó, tôi buông hòn đá ra, cả người mềm nhũn.
Mọi âm thanh mờ dần… tôi ngất lịm đi.
…
Lần nữa mở mắt ra, tay trái tôi tê rần như không còn cảm giác.
Tôi tưởng mình… bị cắt mất tay rồi!
Ai ngờ cúi đầu xuống nhìn—là Lâm Tử Mặc đang gối đầu lên tay tôi mà ngủ gà ngủ gật.
Cái tên này, ngủ cũng phải chiếm chỗ của tôi sao?!
Tôi nhẹ nhàng rút tay ra, động tác đó làm cậu giật mình tỉnh dậy.
Tóc tai rối bù, mắt lờ đờ mơ màng nhìn tôi hai giây… rồi đột nhiên bật khóc.
Cậu chui thẳng vào lòng tôi, nước mắt nước mũi tèm lem:
“Chị ơi… chị có biết là chị hù chết em không… em cứ tưởng sẽ không bao giờ gặp lại chị nữa…”
“Lần sau có chuyện gì, chị nhất định phải gọi em đi cùng, được không?”
Tôi luống cuống đẩy cậu ra, vẻ mặt mờ mịt – tôi đâu có nhớ thân thiết tới mức này?
Tôi đâu bị mất trí nhớ mà cậu bỗng dưng ôm ấp như bạn trai?
“Tiểu Lâm tổng, anh đè tay tôi tê cứng luôn rồi đấy.”
Cậu lập tức bật dậy, lắp bắp:
“Xin lỗi xin lỗi! Chị ơi chị đau chỗ nào? Để em gọi bác sĩ!”
“Khoan đã. Anh biết… tình hình mấy cô giáo trong trường thế nào chưa?”
Cậu nghiêm túc gật đầu, giọng nhẹ hẳn:
“Chị yên tâm, tất cả đều không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ là thương nặng, phải dưỡng thương nửa năm.”
Nghe vậy tôi mới thở phào, trái tim như được xoa dịu.
Căn phòng chỉ còn hai người.
Không khí bỗng có chút… ngại ngùng.
Tôi lúng túng hỏi:
Đ.ọ.c f,ull tại pag_e G#óc Nh(ỏ c,ủa Tuệ L@â.m!
“…Tại sao anh lại quan tâm tôi đến vậy?”
Cậu cụp mắt, giọng nhỏ như thỏ non bị bắt nạt:
“Chị… chị thật sự không nhớ em sao?”
“Vậy… thế này thì sao?”
Cậu đưa tay vuốt tóc, chỉnh lại kiểu đầu nồi úp huyền thoại, rồi quay sang nhìn tôi, mắt long lanh:
“Chị nhớ ra chưa?”
Tôi thật sự… không nhớ gì hết.
Tôi áy náy lắc đầu.
Cậu thở dài rồi ngồi xuống ghế:
“Không sao đâu… chỉ cần em nhớ là được.”
“Mười lăm năm trước, ở huyện Thanh Nguyên, chị đã cứu em một lần. Nếu không nhờ chị, chắc giờ em không còn sống trên đời nữa.”
Tôi ngẩn người.
Chuyện nhỏ như vậy tôi đã quên từ lâu.
Nhưng ánh mắt sáng rực của cậu khiến tôi dần hiểu ra mọi thứ.
“Cho nên… anh đã nhận ra tôi từ lâu? Những cuốn sổ đỏ đó là cố ý tặng tôi?
Chẳng trách hồi đó lương cao bất thường… tôi còn tưởng anh là đồ ngốc… à không, đơn thuần ấy.”
Cậu bối rối xoắn ngón tay, nhỏ giọng:
“Chị không thích à?”