Chu Phóng nghe xong thì đỏ mặt.

Đúng là… làm cảnh sát bao năm mà cũng đi tin mấy thứ huyền bí, còn gọi điện hỏi người ta đàng hoàng, nghĩ lại thấy quê muốn chết.

Chỉ là anh ta không biết…

Ở đầu dây bên kia, cảnh sát Nam Cương vừa tắt máy đã lập tức thu lại nụ cười.

Ông ta đá vào ghế đồng nghiệp trẻ đang gà gật:

“Dậy! Lên bản đi tìm bà lão, bảo là có người suýt tra ra thân phận A Anh, tôi vừa đánh lạc hướng xong.

“Nói bà ấy hỏi Vương nữ cổ xem có cần hành động gì không.”

Ông châm điếu thuốc, rít mấy hơi thật sâu:

“Đám hậu sinh trong cửu hương thập bát trại đúng là không yên phút nào.

“Lần trước truyền nhân Thập Tam Khoa còn gây chuyện to ngoài kia, suýt nữa làm lộ cả bản, tới giờ vẫn không dám vác mặt về.

“Làm bà chúc lo đến bạc mấy sợi tóc rồi.”

Cậu cảnh sát trẻ ngáp dài:

“Tôi vẫn không hiểu, sao mình lại không thể để người ngoài biết sự tồn tại của bản?”

Ông cảnh sát già nhìn ra ngoài cửa sổ, lặng lẽ phả ra một làn khói xám:

“Thời thế hỗn loạn, càng lộ liễu, kẻ thù càng dễ tìm đến.

“Chúng ta phải giữ gìn những gì tổ tiên để lại.

“Tính ra… ước hẹn chín đời, cũng sắp đến ngày đáo hạn rồi.”

Cậu cảnh sát trẻ nghe vậy, ánh mắt cũng dần nghiêm túc hẳn lên.

20

Cây đổ, khỉ tan đàn.

Từ vụ “tụ tập dâm loạn”, dây dưa kéo ra vụ bạo lực học đường, làm náo loạn cả mạng xã hội.

Đúng lúc đó, lại lan truyền tin đồn — học sinh trường Thịnh Bồi đột nhiên đồng loạt đổ bệnh.

Có một nữ sinh trong máu còn li ti những con giòi nhỏ.

Tin đồn trường Thịnh Bồi bị nguyền rủa lặng lẽ lan khắp mạng.

Trường Thịnh Bồi là trường tư tốt nhất Lịch Thành, học sinh đều là con nhà quyền thế.

Mà giới thượng lưu, từ xưa tới nay vẫn luôn tin vào phong thủy vận số: thà tin là có còn hơn không.

Chẳng kịp phân biệt thật giả, phụ huynh rầm rập làm thủ tục cho con nghỉ học.

Chỉ trong vòng một tuần, hàng loạt học sinh rút hồ sơ.

Mất nguồn tuyển sinh, Thịnh Bồi như tòa lâu đài sụp móng, khó mà vực dậy.

Đóng cửa chỉ là vấn đề thời gian.

Không chỉ nhà trường cuống cuồng, mà Bệnh viện Nhân dân số Một Lịch Thành cũng bị kéo vào.

Viện trưởng bệnh viện là bạn cũ của nhà họ Tạ, liền nhờ Tạ Mân tìm đến tôi.

Ông ấy từng thấy nhiều ca bệnh, nhưng khi chứng kiến cảnh trong máu Khúc Tinh chảy ra giòi bọ, ông biết:

Chuyện này, bác sĩ thường không can thiệp nổi.

Viện trưởng khổ sở hỏi tôi có thể thu lại thần thông, giúp bệnh viện giảm tải.

Giường bệnh có hạn, mà mấy đứa học sinh kia lại chiếm hết tài nguyên y tế, rất bất công với bệnh nhân khác.

Tôi nghĩ cũng đúng.

Từ khi tôi hạ cổ “Mù mắt” vào bình nước lớp em gái đến giờ, cũng đã hơn một tuần.

Đám học sinh quen sống sung sướng kia, chắc đã nếm đủ mùi đau khổ.

Cổ “Mù mắt”, nghĩa đúng như tên — khiến người ta mù.

Không phải mù vĩnh viễn, mà là để dạy một bài học.

Hễ làm ngơ trước bạo lực học đường, thì cũng chẳng khác nào tiếp tay cho cái ác.

Thấy chết không cứu, tôi chỉ đành để tụi nó nếm thử “mù mắt”, cho biết cảm giác bị bỏ rơi là thế nào.

Giờ mục đích đã đạt, tôi không muốn gây thêm phiền cho bệnh viện.

Tôi lắc cổ chân, chuông đồng vang lên khẽ khàng.

Kích hoạt mẫu cổ mẹ, buộc cổ con trong cơ thể học sinh rơi vào trạng thái ngủ yên.

Trước khi rời đi, viện trưởng nhìn tôi chần chừ, định mở lời cầu xin thay cho Khúc Tinh.

Tôi giơ tay ngăn lại.

Khúc Tinh không chỉ đứng nhìn — cô ta là người trực tiếp bắt nạt em gái tôi.

Tính tình ương ngạnh, ra tay tàn độc.

Chỉ mới vài ngày, chưa đủ để gọi là “trả giá”.

Tôi ra tay nhẹ tay lắm rồi. Ít nhất, cũng phải ba năm.

Tôi dùng “cổ Ruồi Máu”.

Không hại đến tính mạng, bình thường nhìn không khác gì người thường.

Nhưng chỉ cần cô ta bị thương và chảy máu, ấu trùng sẽ bò ra cùng máu, khiến ai nhìn thấy cũng sợ hãi và kinh tởm.

Tôi muốn cô ta trong ba năm tới, sống rụt rè khép nép, dù đến một môi trường mới cũng không dám ngẩng đầu.

Luôn luôn lo lắng, sợ bí mật ghê tởm của mình bị lộ.

A Bà tôi từng nói:

Tâm tính, cần được mài giũa ba năm.

Ba năm sau, tôi sẽ đích thân gỡ cổ cho cô ta.

21

Tội danh tụ tập dâm loạn của Trương Đức Xương và đồng bọn không được thành lập.

Nhưng khi họ được thả ra khỏi đồn cảnh sát, bên ngoài đã hoàn toàn đổi khác.

Dưới áp lực dư luận, từng người trong số họ đều bị công ty sa thải.

Video bị phát tán trên web đồi trụy, thông tin cá nhân bị rò rỉ, hộp thư nhà nhét đầy thư nặc danh chửi rủa và đe dọa.

Điện thoại, email, tài khoản mạng xã hội—mọi kênh liên lạc đều tràn ngập những lời mắng nhiếc như sóng thần.

Họ và gia đình bị quấy rầy tới mức không sống nổi.

Đành phải gọi bạn bè thân quen, cầu cứu chốn lánh nạn.

Thế nhưng giữa lúc cơn bão dư luận đang dâng trào, ai dám chứa chấp họ?

Bạn bè thân thiết trước kia lần lượt chặn số, xóa kết bạn.

Ai nấy sợ bị vạ lây, chỉ mong tránh càng xa càng tốt.

Đang đau đầu vì không tìm được chỗ nương thân, thì cục thuế vụ gõ cửa.

Là Tạ Mân ra tay.

“Một người có thể dung túng con mình hành hạ bạn học, thì bản thân hắn, liệu có thật sự trong sạch, tuân thủ pháp luật?”

Tạ Mân cho người âm thầm điều tra, quả nhiên tìm ra từng người trong số đó đều có vấn đề:

Trốn thuế, nhận hối lộ, biển thủ công quỹ.

Anh đưa toàn bộ bằng chứng cho cục thuế.

Theo đánh giá, số tiền liên quan lớn đến mức, nếu xử đúng tội thì ít nhất cũng phải bóc lịch mười năm.

Còn bên mẹ Kỳ Duyệt, vụ kiện đang tiến triển thuận lợi.

Tạ Mân thuê đội luật sư hàng đầu hỗ trợ bà.

Chồng bà đã vào tù vì đánh bạc, không còn ai ngăn cản bà đòi lại công bằng cho con gái.

Bà đi khắp nơi thu thập bằng chứng, liên hệ các nạn nhân từng bị Trương Văn Huyên bắt nạt, cùng nhau đệ đơn kiện.

Đọ.c fu.ll t@ại p^age G(óc Nh,ỏ) c*ủa T.uệ Lâ,m!

Cả Trương Văn Huyên và mẹ hắn—người đứng sau dung túng, bao che—không một ai thoát được.

Đúng lúc này, Trương Đức Xương lại làm một việc ngoài dự liệu.

Ông ta đưa Trương Văn Huyên vào bệnh viện tâm thần.

Tạ Mân trố mắt, chậc lưỡi kinh ngạc:

“Vậy khác gì ngồi tù? Chẳng nhẽ ông ta chịu thua rồi à?”

Nhìn tôi ung dung xếp hành lý, anh chợt hiểu ra:

“Khoan… không phải là chị ra tay gì rồi đấy chứ, đại sư?”

Tôi chẳng làm gì cả.

Chỉ là vô tình “để lộ” chuyện Nam Tâm và người anh họ năm xưa… cho ông ta biết.

Trương Đức Xương hoảng sợ cực độ.

Sợ tôi sẽ xuống tay với con trai, nên lập tức ra tay trước—đưa hắn vào một bệnh viện tâm thần khép kín, cấm tuyệt mọi người đến thăm.

Tôi nhếch môi.

Trương Văn Huyên vẫn chưa đủ tuổi vị thành niên.

Dù mẹ Kỳ Duyệt thắng kiện, cũng không thể đưa hắn vào tù.

Thay vì thế, nhốt hắn trong trại tâm thần, nơi mọi hành động đều bị giám sát, ngay cả ăn, ngủ, đi vệ sinh cũng phải xin phép…

Đối với một thiếu gia quen ngông cuồng ngang ngược, ấy mới là hình phạt thực sự.

Hiện tại, cả hai người giám hộ của hắn đều đang sa lưới pháp luật, e là cũng chẳng có thời gian quan tâm đến hắn.

Nghe nói bệnh viện đó có hệ thống quản thúc cực nghiêm dành cho những bệnh nhân chống đối mạnh.

Kẻ từng lấy việc tước đoạt tự do và nhân phẩm của người khác làm thú vui, cuối cùng cũng nếm mùi bị tước bỏ cả tự do lẫn nhân phẩm cơ bản nhất của chính mình.

Đó mới là sự trả thù tôi dành cho Trương Văn Huyên.

Mọi chuyện ở Lịch Thành, xem như đã kết thúc.

Tôi để lại cho cha mẹ nuôi của em gái một khoản tiền, bảo họ rời khỏi mảnh đất thương tâm này, tìm một nơi mới để sống tiếp.

Họ đã làm tròn bổn phận với em gái.

Nếu em còn sống, hẳn cũng mong họ được thanh thản.

Tạ Mân nhờ người, sắp xếp nơi chôn cất tốt nhất ở Lịch Thành cho em.

Nhưng bia mộ không thể ghi tên Trần Uyển.

Vì người tên Trần Uyển, trên danh nghĩa, vẫn còn sống.

Tôi nghĩ một lúc, bảo sư phụ khắc lên bia mộ hai chữ: “A Hoa”.

Khi cha mất, mẹ dắt hai chị em tôi đến công viên giải trí.

Bà nói: “Mẹ đi mua kẹo bông gòn.”

Rồi… không bao giờ quay lại nữa.

Tôi và em gái ngồi ở băng ghế công viên chờ suốt hai ngày.

Em gái chớp chớp mắt hỏi:

“Chị ơi, có phải mẹ không cần tụi mình nữa không?”

Đôi mắt em trong veo như mặt hồ đen thẳm, phản chiếu khuôn mặt tôi — sắp khóc mà không dám khóc.

Xấu hổ thật.

Tôi đưa tay áo lau mặt, gằn từng chữ:

“Không phải mẹ không cần tụi mình.”

“Là tụi mình không cần mẹ nữa.”

“Kể cả cái tên bà ấy đặt, tụi mình cũng không cần!”

Em ngơ ngác:

“Vậy… tụi mình sẽ tên gì?”

Tôi quay đầu nhìn quanh.

Bên khe tường cạnh thùng rác, có một nhành hoa dại gắng gượng vươn lên, chỉ có vài chiếc lá, che chở cho đóa hoa vàng nhỏ ở giữa.

Tôi chỉ vào đó:

“Vậy thì, em gọi là A Hoa, còn chị là A Diệp.

“Chúng ta mãi mãi không chia lìa.”

Tôi đặt nhẹ bó hoa vàng xuống.

Tựa đầu vào tấm bia lạnh lẽo.

Thời gian trong khoảnh khắc ấy như quay ngược.

Trở về ngày đầu tiên chúng tôi đến trại trẻ mồ côi.

Hôm tôi đánh nhau với bạn.

Trán em dính máu, nắm chặt tay tôi:

“Chị ơi, em sắp phải đi rất xa rồi phải không…?

“Chị ôm em đi… em sợ.”

Tôi nhắm mắt, nước mắt nóng hổi chảy dài:

“A Hoa, đừng sợ, chị ở đây rồi.”

(Hết chính văn)

[Phiên ngoại nhỏ]

Chuyện ở Lịch Thành cuối cùng cũng khép lại.

Vụ xử phạt Trương Đức Xương và đám người đó, Tạ Mân đã hứa sẽ thay tôi trông chừng.

Tôi rời khỏi bản đã hơn một tháng rồi, phải nhanh chóng quay về.

Khóa học cổ thuật cao cấp đã lỡ mất quá nhiều buổi.

Tạ Mân có phần lưu luyến, cứ quấn lấy tôi mãi, đòi học cổ thuật.

Tôi đành phải nói dối, bảo rằng cổ thuật Nam Cương xưa nay chỉ truyền nữ không truyền nam, anh ta từ khi sinh ra đã không có cơ hội.

Thật ra…

Đời trước từng có một truyền nhân nam trong dòng Vương nữ cổ.

Tư chất hơn người, kinh tài tuyệt diễm.

Chỉ tiếc rằng hắn đã gây nên một tội lớn kinh thiên.

Đọ.c fu.ll t@ại p^age G(óc Nh,ỏ) c*ủa T.uệ Lâ,m!

Suýt nữa khiến cửu hương thập bát trại rơi vào tuyệt cảnh.

Từ đó về sau, mỗi lần Vương nữ cổ chọn truyền nhân, đều cố ý né tránh nam đệ tử.

Còn những ân oán năm xưa, nội tình ra sao… thì người ngoài như Tạ Mân không cần biết.

Đúng lúc này, chuông cửa vang lên.

Tạ Mân hơi ngạc nhiên.

Đây là tư dinh riêng tư của anh, người bình thường căn bản không biết đến nơi này.

Tôi lập tức tháo chuông đồng trên cổ tay xuống, lặng lẽ vào trạng thái đề phòng.

Tạ Mân một tay vỗ về tôi, một tay định ra mở cửa.

Chưa kịp bước đến, cửa đã bị ai đó đạp mạnh bung ra.

Một bóng người mặc áo xanh lá, như cơn lốc lao thẳng về phía tôi.

“Nam Oanh!”

Tay tôi khẽ run, động tác lắc chuông khựng lại.

Là Chúc Thanh Thanh.

Truyền nhân của Thập Tam Khoa Trị Chúc.

Cũng là kẻ gây chuyện nhất trong Cửu hương Thập bát trại.

Tôi vừa kịp thở phào một hơi…

Thì câu tiếp theo của cô ấy khiến tim tôi đập thình thịch, máu huyết đảo loạn.

Cô ngẩng phắt đầu lên, mắt đầy tơ máu, như đã mấy ngày mấy đêm không ngủ:

“Nam Oanh! Bản làng xảy ra chuyện rồi!

Kẻ thù của chúng ta… đã tới rồi.”

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap