1.

Năm Sùng An thứ mười lăm, Hoài Viễn đại tướng quân Phí Minh Chiêu từ chiến trường phương Nam khải hoàn trở về, tiêu diệt mười vạn địch quân, ch ,em đ ,ầu ba nghìn tên, chấn nhiếp triều đình, được phong vạn hộ hầu, vinh quang rạng rỡ.

Cũng trong năm ấy, phu quân của ta chiến t ,ử nơi biên ải, th,ây x,ương vô tăm tích.

Cùng là người do cha mẹ sinh ra, cớ sao số phận lại khác biệt đến thế?

Một tiểu binh cùng làng trở về, mang theo chiếc trường bào trắng đẫm máu cùng một túi tiền đồng nhỏ.

“Huynh đệ chúng ta gom góp được một ít, mong tẩu tử nhận lấy.”

“Hôm đi, huynh ấy dặn kỹ: bảo tẩu đừng trông ngóng nữa, hôn lễ năm xưa chỉ là chuyện qua loa, chi bằng sớm tìm một người biết lạnh biết nóng mà nương tựa.”

Ta biết họ vốn nghèo khó, chừng ấy đồng tiền ắt là vét cạn hầu bao mà có, bèn nhất quyết không nhận.

Lúc tiễn chân, ta vào bếp lấy mấy chiếc màn thầu còn nóng hổi nhét vào tay y.

“Hôm trước ngươi nói màn thầu trắng mềm ngon miệng, lần này ta hấp thêm một xửng nữa đó.”

Người kia cầm bánh, hốc mắt đỏ hoe, lặng lẽ rời đi chẳng nói lời nào.

Chờ y đi khuất, ta bưng chậu nước ra sân, ngâm chiếc trường bào kia vào rồi bắt đầu giặt.

Tấm áo ấy thật sự khó giặt vô cùng.

Tay ta vò đến tê dại mà máu vẫn không phai nổi, nước đỏ trút đi mấy lượt, vết bẩn trên áo vẫn chói mắt vô cùng.

Chói đến nỗi ta thấy mắt cay xè, nước mắt không kìm được mà tuôn rơi.

Trong làn lệ nhòe nhạt, bóng dáng của Phí Nhị như ẩn hiện ngay trước mắt.

Hôm tờ văn chiêu binh được dán lên, ta liền thức trắng đêm để may tấm áo ấy, nài nỉ Phí Nhị khoác thử cho ta xem một lần trước khi lên đường.

Ban đầu y không chịu, sau không c ,ưỡng được ta quấn quýt, đành lúng túng mặc vào.

Dưới ánh nến lờ mờ, thân hình tráng kiện của y, vai rộng, eo thon, chân dài, càng thêm nổi bật trong áo ta may.

Càng nhìn ta càng thấy vui sướng, không nhịn được mà thầm tán thưởng chính mình.

Ai ngờ được năm xưa nhặt về một gã gầy như khỉ, té ngã bên sông không ai đoái hoài, nuôi vài năm lại hóa ra bảo ngọc như thế!

A Vũ ơi A Vũ, ngươi thật có mắt nhìn người! Một lần vớ được cả đời hưởng phúc!

Ta cười đến ngọt lòng, không nhịn được ôm chầm lấy người trước mặt.

“Lần này đi, chẳng biết bao giờ mới trở về…”

“Chưa đi đã nhớ ta rồi à?” Phí Nhị nhéo má ta, nhướng mày cười cợt.

“Hảo hảo chờ, ta sẽ kiếm cho nàng một cái cáo mệnh quay về.”

Phí Nhị thân thủ cao cường, ta biết chứ.

Y nói sẽ mang cáo mệnh về cho ta, ta cũng tin là thật.

Nhưng ta càng mong muốn, y có thể bình an trở về.

Ta còn chưa kịp nói điều ấy, y đã lên ngựa mà đi, chẳng ngoái đầu lần nào.

Một đi là ba năm tròn, ruộng lúa đã xanh mấy lượt lại vàng.

Bao nhiêu bà mối đến cửa, giày mòn ngạch ngõ, đều bị ta từ chối khéo.

Cả Lý Tứ nhà giàu nhất trấn cũng đến hỏi cưới, muốn nạp ta làm thiếp thứ mười tám, bị ta xách chổi đuổi khỏi nhà.

Lúc ra về, y còn buông lời chua chát:

“Ba năm chẳng trở lại, chắc chồng ngươi đã ch ,et mất x,ac ngoài chiến trường rồi!”

“Ngươi cứ vậy thủ t,iết cả đời đi! Đến lúc già nua x ,ấu x,í, xem ai còn muốn rước ngươi nữa!”

Ta tức đến nghiến răng, xách thau nước dội thẳng vào người y.

Phi! Dám trù y nhà ta!

Phí Nhị bản lĩnh như thế, đến hổ còn bắt được, lên chiến trường ai dám đụng tới một sợi lông?

Vậy mà đến năm thứ tư, Phí Nhị cũng trở về rồi.

Chỉ tiếc, người không về. Chỉ có một chiếc trường bào nhuộm m ,áu gửi tới.

Ta ôm chiếc áo, tay run không ngừng, lòng chợt hiểu ra:

Thì ra ra trận, còn hiểm nguy hơn bắt hổ.

Ta r,un r,ẩy giơ tay, tự t ,át mình một cái.

Tất cả là do ta thiển cận, ghen tỵ với việc phu quân Cúc Hoa bên cạnh kiếm được cáo mệnh bảy phẩm, cứ nhắc đi nhắc lại với y.

Nhưng trượng phu người ta trở về còn sống.

Ta cũng mong Phí Nhị trở về sống vẹn toàn mà.

2.

Nước mắt của con người, cũng chẳng phải vô tận.

Khóc mấy hôm, nước mắt cũng cạn, không còn rơi được nữa.

Sau đó ta chỉ biết mải mê giặt lại từng món y phục y để lại, hong đi hong lại, lặp lại những việc vô nghĩa ấy.

Ta cũng chẳng biết mình đang làm gì, chỉ là khi tay chạm vào quần áo kia, vết thương trong lòng mới thấy dịu bớt phần nào.

Cứ tưởng tượng một ngày nào đó, xuân về nắng ấm, Phí Nhị sẽ đẩy cửa bước vào, thấy quần áo sạch sẽ phơi đầy sân, liền nhoẻn miệng cười rạng rỡ:

“Nhà ai có nương tử chăm chỉ thế này!”

Lúc ấy ta sẽ nhào vào lòng y, tự hào ngẩng cao đầu:

“Tất nhiên là của Phí Nhị rồi!”

Mấy hôm sau, trong tộc có chuyện vui lớn.

Xuân vi lần này, đường huynh ta đoạt được Trạng nguyên, được Thánh thượng đích thân ban tên.

Tiệc mừng mở cả trăm bàn, ngay cả lão ăn mày đầu ngõ cũng được chia chén rượu.

Rượu vào ba lượt, đường huynh say khướt, rót cho ta một chén La Phù Xuân.

“Uống đi, quên cái tên ch ,et toi nhà muội đi.”

“Thiên hạ trai tốt đâu có thiếu, cớ gì tr ,eo c ,ổ trên một cành cây?”

“Không nói đâu xa, huynh còn mấy bằng hữu văn nhã, mai mốt dắt tới cho muội xem mắt!”

Đường đường là Trạng nguyên mà cũng làm mối sau cơn say, thúc phụ thúc mẫu sợ huynh lại nói ra lời không phải, vội nhét thức ăn đầy miệng huynh mà ngăn lời.

Huynh xua tay liên hồi, bảo không cần.

Hai người kia lại nghe thành “còn muốn”, cười toe toét mà đút cho thêm.

Sáng hôm sau tỉnh rượu, đường huynh gọi ta tới, thần thần bí bí đưa một cái khay gỗ, bên trên đặt vài thẻ tre nhỏ.

Ta tiện tay lật một chiếc, thấy khắc: Tạ An Chi.

“Đấy chẳng phải trời sinh một cặp sao!”

Huynh vỗ tay đánh đét, hưng phấn vô cùng.

“Không hổ là muội ta, mắt nhìn thật chuẩn!”

Thấy ta ngơ ngác, huynh liền giải thích rằng Tạ An Chi là bằng hữu đồng khoa của huynh, vừa là Tân khoa Thám hoa năm nay.

“Văn tài vốn đứng đầu bảng đấy.”

“Hôm thi Điện, Thánh thượng thấy y tuấn tú, liền đích thân điểm làm Thám hoa.”

“Phẩm hạnh càng khỏi nói, cả Bạch Lộc thư viện không ai sánh bằng.”

“Sao hả, A Vũ? Nếu muội ưng rồi, ngày mai huynh áp giải y tới cho xem mặt.”

Ta chỉ lắc đầu, lòng thở dài.

Chỉ vì diện mạo mà từ Trạng nguyên rớt xuống Thám hoa, Tạ Thám hoa kia đã đủ đáng th,ương.

Nếu vì nể tình đồng môn mà phải đi xem mặt một quả phụ vừa mất chồng như ta, lòng y chẳng biết sẽ khó xử đến mức nào.

Huynh đi rồi, ta đem chiếc trường bào đ ,ẫm m ,áu kia cắt sửa thành kiểu dáng nữ tử, mặc sát thân làm áo tang.

Thúc mẫu đến khuyên tái giá, ta tháo cúc áo để lộ cổ áo trắng phía trong.

“Tam niên tang chưa hết, mong người hồi gia.”

Thúc mẫu thở dài không thôi, định nói lại thôi, tới lúc rời đi còn nắm khung cửa ngoái đầu nhìn lại.

“A Vũ, con khổ quá rồi…”

“Ba năm nữa con cũng thành gái lỡ thì, lúc ấy muốn gả cũng chẳng dễ dàng gì đâu.”

“Chẳng lẽ con định thủ t,iết cả đời ư?”

Ta tiễn thúc mẫu rất cung kính, mà trong lòng chỉ nghĩ:

Không phải đâu, ta chỉ thủ ba năm thôi.

Nếu ba năm nữa y vẫn chẳng về, ta sẽ cùng chiếc áo này cùng ch ,ôn trong quan tài.

Vậy là cũng coi như chết chung một huyệt rồi.

Nực cười thay, ta vẫn luôn tin rằng Phí Nhị chưa chết.

Y bản lĩnh như thế, sao có thể chết trận?

Biết đâu giống như trong chuyện kể, bị thương rồi mất trí, không nhớ được quá khứ.

Hệt như năm xưa ta nhặt y bên bờ sông.

May mắn là sau đó y đã nhớ ra mọi chuyện.

Lần này chắc cũng thế.

Không lâu nữa, Phí Nhị sẽ quay về tìm ta.

Đến lúc ấy, nếu thấy ta đã gả cho người khác, y sẽ buồn biết mấy.

Ta vẫn luôn tin như vậy.

Cho đến một ngày, trong yến tiệc thưởng hoa, ta trông thấy đại tướng quân Phí Minh Chiêu.

Chỉ một ánh nhìn, tim ta liền đập dồn dập.

Giống hệt cái cảm giác lần đầu tiên ta nhìn thấy Phí Nhị năm xưa.

3.

đ/o,c fu,ll tại# pa/ge Mỗ*i~ n,gày? ch|ỉ—muốn! làm@ c,á; muố,i

Yến hội thưởng hoa lần ấy là do công chúa An Dương đích thân chủ trì, kẻ đến đều là quyền quý trong triều.

Ta – một kẻ áo vải hèn mọn – nhờ dâng được vài chậu mẫu đơn “Vũ Y Dao Hoàng” quý hiếm, mới may mắn được ban cho một chỗ ngồi tận cuối.

Gọi là thưởng hoa, thực ra là để đấu hoa.

Xuân đến hoa nở rộ khắp nơi, quan lại quý nhân thi nhau đưa ra kỳ hoa dị thảo trồng trong phủ mình để tranh sắc đấu hương.

Nào là Tán Kim Lục Nhạc, Doanh Châu Ngọc Vũ, Thư Thúy Thác Hồng, Tố Bạch Đài Các… Muôn hoa đua sắc, rực rỡ khiến người hoa cả mắt.

Thẳng đến khi công chúa dâng lên mấy chậu Vũ Y Dao Hoàng, liền khiến cả vườn xuân lu mờ sắc thắm.

Ngôi đầu trong yến hội tất nhiên thuộc về công chúa, xung quanh người liền có vô số lời nịnh bợ vang lên không dứt.

Công chúa tâm tình vui vẻ, lại rót cho ta một chén ngự tửu từ trên bàn của người.

Chúng nhân cũng tán dương theo:

“Loài Vũ Y Dao Hoàng này xưa là tuyệt phẩm trong cung cấm, không ngờ nay lại được cô nương gây trồng lại được!”

Một chén rượu hạ xuống, men say theo đó cũng dâng lên. Lòng ta không khỏi lâng lâng.

Từ nhỏ tới lớn, ai cũng bảo ta có một đôi tay khéo.

Bất kể là thứ gì đã tàn úa, chỉ cần đến tay ta đều có thể làm cho sống lại.

Gà nhà Vương đại nương bỏ ăn, ta cho ăn hai hôm lại chạy nhảy bình thường.

Cây ăn quả nhà Lý đại thẩm rụng hết lá, ta tưới mấy ngày lại xanh um sum suê.

Năm xưa ta vớt được Phí Nhị ở bên sông, một mũi thương gãy đâm xuyên lưng ra ngực, toàn thân đẫm máu, chỉ còn chút hơi tàn.

Ta đem y về rửa sạch vết máu, cạy miệng đút cháo, nhai thuốc đắp lên vết thương… Cuối cùng cũng bị ta cứu sống.

Huống chi chỉ là mấy chậu hoa?

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap