Ta khom người xuống, đối diện với đôi mắt đã rửa sạch bởi nước mắt.

“Không có đâu, tiểu thư ăn rất ngoan, thật đấy!”

Nhẹ nhàng vén lọn tóc bên má nàng ra sau tai, ta dịu dàng an ủi:

“Thấy tiểu thư ăn ngon như vậy, tiểu tỳ cũng thấy vui mừng.

“Nếu những nông phu trồng lúa mạch kia trông thấy tiểu thư ăn sạch bát như thế, hẳn cũng sẽ rất hạnh phúc.

“Trong lòng bọn ta, tiểu thư luôn là một hài tử thật ngoan.”

Gương mặt nhỏ nhắn của tiểu thư đỏ bừng lên, tựa đóa phù dung nở rộ sau cơn mưa.

Nàng mím môi, lúng túng hiếm thấy vì lần đầu được người khen ngợi.

“Không… không có đâu.”

“Có đấy!”

Nàng bối rối mân mê chuỗi hạt vỏ sò nơi cổ tay, như ngập ngừng điều gì, rồi khe khẽ cất lời:

“Ừm… là phụ thân từng dạy ta phải quý trọng cơm canh, không được bỏ thừa.”

Phụ thân nàng nhắc tới, tất nhiên không phải là Ngự sử đại nhân trong phủ.

Hẳn là người cha nuôi từ những năm tháng lưu lạc.

Chuỗi vòng vỏ sò kia, tuy mộc mạc thô sơ, nhưng màu sắc rực rỡ, kiểu dáng phong phú, ở kinh thành cũng khó tìm được.

Hẳn là vật cũ quý giá.

Ta không gặng hỏi thêm.

Chỉ trong lúc nửa mê nửa tỉnh, ta thầm nghĩ:

Ai nói tiểu thư quê mùa thấp kém?

Rõ ràng, nàng đã được dạy dỗ rất tốt.

5

Đến tiết Thượng Nguyên, kinh thành rộn ràng khôn xiết.

Ngày ấy, chờ dọn xong bữa tối, thu vén xong bếp núc, chúng ta mới được mẹ Lưu cho phép ra ngoài.

Trời đã khuya, chỉ còn lác đác vài sạp hàng, song dưới ánh đèn phấp phới, vẫn có thể cảm nhận không khí tưng bừng.

Chiều tối, khi phu nhân đưa gia quyến ra phố, vừa đúng giờ Tuất mới sang.

Màn đêm như mực, muôn hoa đăng vừa thắp sáng.

Hai bên đường, cửa hàng treo đèn kết hoa, rực rỡ muôn màu.

Những chiếc đèn pha lê trong suốt, lung lay trong gió như dải sao rơi.

Bên hàng bánh mềm, bà bán bánh mở nắp xửng, hơi nước mang theo mùi ngọt tỏa ra, khiến cả không khí cũng ngọt lịm.

Bên hàng vẽ đường, nghệ nhân múc một muỗng đường nóng óng ánh, xoay nhẹ trên mâm đồng, tức khắc vẽ ra hình dáng sống động.

Lục tiểu thư được trang điểm như búp bê trong tranh giấy, mặc áo choàng đỏ tươi, nổi bật giữa dòng người.

Nàng nhìn thấy quầy bán trâm hoa thủy tinh bảy màu, lập tức kéo phu nhân nhào tới.

Phu nhân vốn nghiêm nghị, giờ phút này lại mỉm cười dịu dàng, tự tay vuốt lại tóc mái bị gió thổi tung của ái nữ.

Người phụ nữ cai quản toàn bộ nội vụ phủ Ngự sử,

giờ phút này nơi sạp hàng nhỏ, lại chọn từng cây trâm, tỉ mỉ cân nhắc màu sắc và hình dáng để chiều ý tiểu nữ nhi.

Một màn ấy, tràn ngập ấm áp yêu thương.

Cách mấy thước người qua kẻ lại,

Tứ tiểu thư chỉ lặng lẽ đứng nhìn, ánh mắt không rời khỏi hình ảnh kia, rất rất lâu.

Mãi đến khi bà chủ quán đưa hai chiếc bánh đường gói giấy dầu ra trước mặt, nàng mới giật mình tỉnh lại.

Đường trắng hòa tan trong nhiệt khí, thấm vào bột nếp dẻo thơm, mê người xiết bao.

Nhưng khi nàng ngẩng lên lần nữa,

trước quầy trâm hoa kia, phu nhân cùng Lục tiểu thư đã không còn.

Bầy trẻ con nhà bên cười đùa nô nghịch giữa dòng người.

Những tiếng rao mời gọi vang lên rộn rã.

Chỉ có cô bé nhỏ đứng giữa dòng người, thân hình nhỏ bé như lạc lõng.

Dường như không ai nhớ rằng

hôm nay là lần đầu tiên nàng được ngắm hội đèn kinh thành.

Trước khi xuất môn, nàng soi gương hết lần này đến lần khác, chỉnh sửa dung nhan cho thật chỉnh tề.

Y phục, ngọc sức đều đắn đo hỏi han lễ nghi cô cô.

Mái tóc búi gọn gàng, không để lòa xòa một sợi.

Nàng ngây thơ tin rằng, chỉ cần bản thân đủ ngoan, đủ đúng mực, ắt có thể đổi lấy một chút yêu thương từ mẫu thân.

Nhưng tình thương giữa cha mẹ và con cái, chưa từng là một cuộc trao đổi ngang giá.

Phu nhân đã đem trọn tình yêu dồn cả vào Lục tiểu thư từ lâu rồi.

Còn đối với nàng, trên xe ngựa chỉ lạnh nhạt dặn dò Vu nhũ mẫu:

“Nhớ coi chừng Tứ tiểu thư, đừng để mất mặt nhà họ Từ.”

Ta cúi người, nhẹ nhàng đặt chiếc bánh đường vào tay nàng:

“Tiểu thư, nếm thử xem, bánh này ngọt lắm.”

Ánh đèn in bóng mi mắt dài trên sống mũi trắng ngần.

Đôi má nàng phồng lên như một chú sóc nhỏ, đôi mắt rưng rưng nhưng cố chấp không để lệ trào ra.

Không đành lòng, ta nắm lấy bàn tay mềm mại của nàng, trong lòng nghĩ cách để dỗ dành nụ cười nhỏ nhoi ấy.

“Tiểu thư, hay là ta cùng nhau đi ngắm hoa đăng ven sông nhé?

“Nghe nói, hoa đăng trôi trên sông cũng đẹp chẳng kém những vì sao trên trời đâu.”

Người chen người, nhưng nhờ vậy mà bớt quạnh quẽ.

Những chiếc thuyền giấy chở theo nến đỏ và nguyện ước, theo dòng nước lặng lẽ trôi đi,

để lại bờ đá dập dìu bóng người giữa chốn phồn hoa.

6

Tay xách đèn hoa và mấy túi điểm tâm, ta dắt tiểu thư trở về phủ.

Đêm nay, ngọn nến trong sảnh đường cháy sáng rực rỡ khác thường.

Mấy tiểu đồng toàn thân lấm lem tro bụi, ôm thùng nước vội vã chạy qua sân.

Thì ra, ngũ công tử – người vẫn thường mê mẩn mấy thứ bột phấn kỳ lạ – chẳng hiểu ra sao lại làm bốc cháy Tư Hiền Các.

Ngũ công tử mất mẹ từ thuở còn ẵm ngửa.

Lão thái thái thương tình cảnh côi cút, đặc biệt đón về bên mình nuôi dưỡng.

Công tử diện mạo thanh tú, đôi mắt đen thẫm như mực, thường ngày lặng lẽ, một mình vùi đầu vào những lọ bình, giấy bút, vẽ vời những ký hiệu người đời chẳng mấy ai hiểu được.

Nhờ có lão thái thái yêu thương, người trong phủ cũng chẳng dám bàn ra tán vào.

Trong chính sảnh, lão gia họ Từ mặc trường bào màu tối, sắc mặt xanh mét, đứng sừng sững.

Hai tay nắm chặt, khớp ngón tay trắng bệch, gân xanh nổi bật trên mu bàn tay.

“Thằng nghiệt súc này!”

Ông quát lớn, một chưởng đập mạnh lên bàn, tay áo rộng phất mạnh.

“Suốt ngày không lo học hành, chỉ biết bày trò vớ vẩn!

“Hôm nay còn gây ra tai họa như thế, ngươi muốn chọc ta tức chết hay sao!”

Ánh mắt lạnh lẽo quét qua đứa trẻ quỳ gối trước mặt, gầm lên giận dữ:

“Lâm Quân! Mau đem gậy đến đây, để ta xem không đánh cho nó lột da thì thôi!”

“Không được!”

Bà vú trúc đỡ lão thái thái hấp tấp đến nơi.

Dẫu sắc mặt nặng nề, lão gia vẫn phải cúi mình dìu mẫu thân lên chủ tọa.

“Mẫu thân, nghịch tử này gây ra đại họa, lẽ nào người còn che chở cho nó?”

Sắc giận khó che giấu, ngực lão gia phập phồng dữ dội.

Chiếc trượng tử đàn khảm ngọc – ngự tứ – được đặt dựa sang bên.

Lão thái thái ung dung uống một ngụm trà, thong thả mở lời:

“Hôm nay là ngày lễ hội, cả kinh thành tràn ngập hân hoan.

“Tư Hiền Các vốn đã bỏ hoang từ lâu, cháy rồi thì sai người tu sửa lại là được.

“Ngươi đường đường là mệnh quan triều đình, ở nhà đánh đập con trai, truyền ra ngoài, người ta sẽ nghĩ thế nào về nhà họ Từ?

“Hay là… ngươi cho rằng việc này là do ta – một bà già vô dụng – dạy dỗ không nghiêm?”

Lão gia vội cúi đầu nhận tội:

“Hài nhi không dám.

“Chỉ là không rõ, mẫu thân định xử trí nghịch tử này thế nào.”

Thấy lão gia giọng điệu dịu xuống, lão thái thái mới vừa lòng, chống gậy đứng dậy, nếp nhăn nơi khóe mắt giãn ra đôi phần.

“Ngũ công tử vẫn còn bài vở dang dở, đánh què rồi thì chẳng phải tạo cớ cho nó trốn học sao?

“Liên Hân, phạt ngươi quỳ hai ngày trong từ đường, thành tâm tạ lỗi với tổ tông.”

Lão gia đành bất đắc dĩ đáp lời.

Phu nhân đứng bên, khóe mày thoáng cau lại, rất khó nhận ra.

Giơ cao đánh khẽ

Đêm nay, lão thái thái khoan dung dịu dàng, hoàn toàn khác với vẻ nghiêm khắc khi từng cố tình bới móc Tứ tiểu thư trên bàn ăn hôm trước.

Trong lòng mỗi người đều có một cán cân.

Họ luôn dành phần dịu dàng nhất cho kẻ mình thiên vị.

Mà trong cái phủ đệ to lớn này,

Tứ tiểu thư, tựa như cây cỏ bị gió cuốn, luôn là kẻ nhẹ bẫng nhất trong lòng mọi người.

Ta đưa mắt nhìn tiểu thư mới rửa mặt xong, mái tóc đen mượt buông xõa,

Nàng nhẹ nhàng đặt con búp bê nhỏ Mạc Hòa Lạc mới mua bên gối, còn kéo chăn đắp cho nó.

Một món đồ chẳng mấy giá trị,

chỉ vì nàng được yêu thương quá ít ỏi, nên coi tất cả những gì có được đều là bảo vật trong lòng.

7

Những ngày sau đó, ngoài những món ăn thường ngày,

ta còn thay đổi đa dạng các món canh,

hận không thể đem hết thực đơn đã học áp dụng cho nàng.

Cuối cùng cũng khiến tiểu thư đầy đặn đôi chút, không còn dáng vẻ gió thổi cũng ngã nữa.

Hạnh Nhi tỷ vui mừng, thức suốt đêm may thêm cho nàng mấy bộ xiêm y mới.

Xuân về, đến ngày tiểu thư nhập học ở gia thục.

Lão gia đặc biệt mời lão tiên sinh Văn thị – nguyên Hàn Lâm viện – về dạy dỗ cho các công tử tiểu thư trong phủ.

Cũng có vài đứa trẻ bên họ hàng tới nhập học cùng.

đ/o,c fu,ll tại# pa/ge Mỗ*i~ n,gày? ch|ỉ—muốn! làm@ c,á; muố,i

Ta chuẩn bị sẵn bánh vải, bánh tùng hoa, sò điệp ninh mỡ bò…

để tiểu thư có thể lót dạ lúc học tập đói bụng.

Dãy đầu tiên, ngay trước mặt tiên sinh, là thiếu niên vận trường bào gấm trắng vân mây, thắt đai ngọc mực – Đại công tử của phủ.

Chàng và Lục tiểu thư cùng mẹ sinh ra, từ nhỏ đã cần mẫn học hành, nổi danh tài giỏi.

Chuyên tâm đọc sách, kiến văn uyên bác,

nhưng đối với mọi việc trong phủ lại lãnh đạm, ít lộ tình cảm,

như món canh thanh đạm nơi chùa chiền, hoa lệ mà lạnh lẽo.

Nhị công tử là con của Di nương họ Bạch, học hành không xuất sắc, lại hơi phong lưu,

nhưng lại khéo ăn nói, nịnh nọt khiến ai gặp cũng yêu mến,

giống như xiên hồ lô đường ven phố, bóng bẩy ngọt ngào.

Giờ phút này, Nhị công tử đang tụ tập cùng biểu thiếu gia,

vây quanh Lục tiểu thư, nịnh bợ bằng trò chơi xâu vòng chín khuyên,

khiến nàng cười khúc khích không ngừng,

trâm vàng trên đầu cũng rung rinh theo nhịp cười.

Giữa rộn ràng ấy,

Ngũ công tử vẫn lặng lẽ một mình ngồi cuối lớp,

mải mê tỉ mẩn pha chế mấy lọ bột trong suốt, chẳng hề bận tâm tới thế giới xung quanh.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap