1
Ngày cưới của em gái chồng, tôi rốt cuộc cũng không trụ nổi nữa, ngất xỉu ngay tại chỗ.
Hôn lễ lập tức náo loạn, mọi người la hét chạy đến vây quanh.
Tôi chỉ lờ mờ nghe thấy có người đang gọi tên mình, còn có tiếng gọi cấp cứu 120.
Cảnh tượng trước mắt dần mơ hồ, tim đập càng lúc càng nhanh.
Tôi dần nhắm mắt lại, trong lòng lại nhẹ nhõm hẳn.
Mệt quá rồi, chỉ muốn được nghỉ ngơi.
Ngay khoảnh khắc mất ý thức, tôi còn thầm nghĩ: nếu ch,et được thế này, coi như cũng là một cách giải thoát.
Mấy ngày trước đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ nói gan tôi có khối u, phải sớm phẫu thuật.
Nhưng đám cưới của em gái chồng sắp đến, tôi – một người chị dâu – tuyệt đối không thể vắng mặt.
Tôi khẩn cầu bác sĩ, có thể đợi tôi đưa em chồng đi lấy chồng xong rồi mới phẫu thuật không?
Bác sĩ liếc mắt đầy bất mãn:
“Em gái chồng cô lấy chồng thì có cha mẹ lo liệu, cô là chị dâu chen vào làm gì?”
“Bệnh gan tiến triển rất nhanh, chúng tôi đang chạy đua với t,ử thần đấy.”
Tôi cười khổ một tiếng, mệt mỏi phủ đầy khóe mắt:
“Bác sĩ, anh không hiểu hoàn cảnh nhà tôi.”
“Mẹ chồng tôi mất ngay ngày tôi cưới, để lại mấy đứa em còn nhỏ.”
“Hai mươi năm qua, tôi vừa làm chị dâu vừa làm mẹ, nuôi chúng khôn lớn.”
“Giờ chúng đều đã yên bề gia thất, tôi coi như hoàn thành nhiệm vụ.”
Bác sĩ và y tá nhìn nhau, bàng hoàng không nói nên lời.
Đặc biệt là cô y tá trẻ kia, dường như không hiểu nổi vì sao tôi lại cam tâm tình nguyện hy sinh tất cả cho một đám người không có quan hệ máu mủ.
Không khuyên nổi, bác sĩ lẩm bẩm:
“Nhưng mà, chuyện này không thể trì hoãn được…”
“Cô đang đùa với tính m,ạng mình đấy.”
Tôi lau nước mắt, nở nụ cười áy náy với bác sĩ.
Nhớ lại chuyện cũ, càng thêm xót xa:
“Các anh không hiểu, đó là nợ tôi mắc mẹ chồng.”
“Ở quê tôi, đàn bà mà làm cha mẹ chồng ch,et trong ngày cưới, sẽ bị đuổi khỏi nhà.”
“Nhiều năm nay, tôi thực ra vẫn đang chuộc t,ội.”
Nói đến đây, bác sĩ cũng không khuyên thêm, kê cho tôi một ít thuốc mang về.
Dặn đi dặn lại không được làm việc nặng, không thức khuya, giữ tinh thần vui vẻ.
“Làm xong đám cưới thì lập tức nhập viện.”
Tôi cảm ơn rồi vội vã mang thuốc về nhà.
2
Hôn lễ cận kề, chồng tôi chẳng ngó ngàng gì.
Mọi chuyện lớn nhỏ đều đổ hết lên vai tôi.
Suốt cả tuần tôi quay như chong chóng, bận đến mờ cả mắt, thức khuya mấy đêm liền là chuyện thường.
Tim tôi càng lúc càng khó chịu, cả người ngày càng mỏi mệt.
Đám cưới đủ thứ trục trặc, mỗi ngày mở mắt là kiểm tra đủ loại hàng giao đến, còn phải liên hệ với đám “Tứ đại kim cang”.
Chưa kể việc nhà, cơm nước, dọn dẹp, việc ruộng đồng cũng chẳng thể lơi tay.
Thuốc uống cũng thường xuyên quên, sức khỏe ngày càng xuống dốc.
Chồng nhìn mặt tôi vàng vọt thì cau mày:
“Ít ra cũng trang điểm chút đi, người ngoài nhìn vào lại tưởng tôi h,ành h,ạ cô.”
“Vài ngày nữa em gái cưới, cô thế này ra ngoài chẳng phải quá mất mặt sao?”
Có lần tôi đang làm bánh cưới trong bếp.
Nhào bột vốn rất tốn sức, tôi chẳng còn hơi, cố lắm mới làm được một mẻ.
Vừa đứng thẳng lưng thì choáng váng đầu óc, giây sau đã ngã vật xuống nền nhà b,ẩn th,ỉu.
Mấy đứa em chồng ngồi ngoài phòng khách cắm mặt vào điện thoại, chẳng buồn ngó xem có chuyện gì.
Em gái chồng nghe tiếng động mới đi vào liếc mắt, liền nhíu mày:
“Mỗi lần nhờ làm gì là lại giả vờ ngất, rõ ràng là cố tình.”
“Làm mấy cái bánh cưới thì mệt nổi gì, đúng là làm bộ làm tịch.”
“Nếu đám cưới em có chuyện gì, em sẽ ra mộ mẹ khóc cho chị xem.”
Nói rồi, cô ta lăn ra khóc lóc ăn vạ.
Khóc vì còn nhỏ đã mất mẹ, khóc vì số khổ, khóc vì tôi h,ại ch,et mẹ cô ta, giờ lại muốn phá hỏng đám cưới.
Khóc lóc chưa xong, chồng tôi lao vào t,át tôi hai cái, t,úm t/óc kéo tôi vào nhà vệ sinh:
“Mau đứng dậy, giả ch,et gì đó, còn chưa nấu cơm tối đâu!”
“Nếu không phải cô khắc ch,et mẹ tôi, giờ cũng không cần cô làm gì.”
“B,ẩn ch,et được, rửa sạch rồi ra!”
Nói xong liền quay lại phòng khách, cười đùa cùng mấy đứa em.
Tôi nằm trên sàn lạnh lẽo nhà vệ sinh, nghe tiếng cười vọng từ phòng khách, nước mắt lại không ngừng tuôn rơi.
Khắc ch,et mẹ chồng – là vết nhơ suốt đời tôi.
Tôi làm trâu làm ngựa cho con bà, là điều tôi nên làm, là báo ứng.
Thêm vào đó, nhà mẹ đẻ không ai, dù có làm lớn chuyện, cũng chẳng ai bênh vực tôi.
Tôi lau nước mắt, lại một lần nữa hận số phận mình.
3
Tôi nuốt một nắm thuốc giảm đau, gắng gượng đứng dậy tiếp tục lo đám cưới.
Sợ ảnh hưởng không khí, tôi đánh lớp trang điểm thật dày để che đi gương mặt vàng vọt.
Lại mặc vào bộ đồ coi như tươm tất nhất trong tủ.
Họ hàng đến dự lễ ai nấy đều khen ngợi không gian cưới lộng lẫy:
“Đám cưới này tốn bộn tiền đấy nhỉ, bên nào tổ chức vậy?”
“Con trai tôi sang năm cũng cưới, tôi cũng muốn làm thế này, trông oách quá.”
“Tiểu Lệ, cho cô xin số bên tổ chức cưới đi.”
…
Mọi người vây quanh em gái chồng tôi, hỏi han kinh nghiệm tổ chức.
Cô ta ngẩng đầu, mặt dày nói:
“Đây là tôi đặt riêng, không phải loại phổ thông đâu.”
“Chính tôi tự thiết kế và tham gia trang trí, người ngoài không làm được đâu.”
“Trước sau hết ba trăm ngàn đấy.”
Họ hàng nghe giá thì rôm rả:
“Trời đất, đắt thế cơ à.”
“Chắc là chị dâu Tiểu Lệ chi tiền nhỉ, đúng là hào phóng.”
“Tiểu Lệ à, sau này phải hiếu thuận với anh chị m,ày nhé, họ cũng không dễ dàng gì đâu.”
…
Nghe mấy lời tấm tắc ấy, sắc mặt em chồng trầm xuống:
“Là tiền anh tôi kiếm được, chị dâu tôi chỉ là bà nội trợ, đào đâu ra tiền?”
“Nếu mẹ tôi còn sống, tôi đâu phải sống khổ sở thế này, còn phải xem sắc mặt chị ta.”
“Nhìn chị ta ăn mặc cái kiểu gì kìa, chẳng có tí gu nào cả.”
Mấy họ hàng ngượng ngùng nhìn tôi.
Có người cảm thấy lời cô ta quá đáng, định lên tiếng bênh tôi, nhưng em chồng tôi lại bất ngờ bùng nổ.
Cô ta ném luôn bó hoa cưới, vừa khóc vừa gào lên với tôi:
“Tất cả là do chị! Mẹ tôi ch,et chưa đủ, giờ còn định khắc ch,et cả tôi sao?”
“Ngày đại hỷ của tôi mà chị trát mặt như xác ch,et, chị muốn gieo xui xẻo cho ai?”
Vì “chiến tích” khắc ch,et mẹ chồng hai mươi năm trước, những người biết chuyện bắt đầu xì xào bàn tán, lần lượt lùi ra xa tôi.
Một số hậu bối tò mò hỏi thăm cha mẹ họ, còn cha mẹ thì “nhiệt tình” giải thích, tiện thể chụp thêm tội danh cho tôi:
“Cô ấy cưới vào là mẹ chồng ch,et, tiệc cưới hóa thành tang lễ.”
“Mệnh sát nặng quá, đúng ra chẳng nên tới đám cưới này, mang họa cho người khác.”
“Nếu nhà chồng không rộng lượng, đã đuổi cổ cô ấy về nhà mẹ rồi.”
Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m
…
Tôi đứng giữa đám đông mà chỉ thấy đầu óc choáng váng, trời đất đảo lộn.
Hai mươi năm qua, chỉ vì hai chữ “mệnh sát”, tôi gánh hết mọi lời mắng nhiếc.
Xuyên qua đám người, tôi thấy em chồng đang đắc ý cười nói bên chú rể.
Chồng tôi đứng cạnh đó, cau mày nhìn tôi.
Mùi tanh của đám thịt nguội trên bàn rượu xộc lên khiến tôi buồn nôn, vịn vào ghế ói đến trời đất tối sầm.
Tiếng kêu thất thanh vang lên, mọi người bịt mũi tránh xa.
Chồng tôi đặt ly rượu xuống, mặt đen như đít nồi đi về phía tôi.
“Cô đúng là…”
Chưa kịp nói dứt câu, tôi đã ngã gục xuống đất.
Chỉ còn nghe thấy tiếng ồn ào xung quanh, cảnh vật trước mắt biến ảo không ngừng.
Có ai đó đang kéo tôi, nhưng tai tôi chỉ còn nghe thấy nhịp tim dồn dập của chính mình.
Tôi nằm dưới đất, thậm chí còn có tâm trạng mỉa mai bản thân:
Xem ra, đúng là tôi không hợp dự tiệc cưới.
4
Khi tôi tỉnh lại, trong mũi toàn mùi thuốc sát trùng.
Mi mắt nặng trĩu, cố mở mãi vẫn không nổi.
Tôi đành nằm yên dưỡng thần.
Lúc này, bên giường vang lên giọng nói quen thuộc.
Em chồng sốt ruột hỏi:
“Bác sĩ, chị ấy khi nào mới tỉnh? Đổ gục ngay đám cưới người ta, xui xẻo quá.”
“Chị định khắc ch,et cả tôi luôn à?”
Tiếp đó là giọng chồng tôi:
“Đừng nói bậy, đợi bác sĩ đến đã.”
Còn lại là hai em trai chồng và vợ tụi nó, cả đám đứng quanh giường tôi ríu rít bàn chuyện thời sự.
Một lúc sau bác sĩ và y tá mới vào, vừa vào đã quát:
“Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tụ tập quanh đây làm gì?”
“Tản ra, ai là người có thể quyết định chuyện gia đình?”
Chồng tôi bước tới:
“Tôi là chồng cô ấy, có chuyện gì cứ nói với tôi.”
Bác sĩ hừ lạnh:
“Anh là chồng cô ấy mà không biết cô ấy bị ung thư gan à?”
“Cái gì?!”
“Ung thư gan? Vậy còn sống được bao lâu?”
“Còn trị làm gì nữa?”
…
Một câu như ném đá xuống mặt hồ yên tĩnh, phòng bệnh lập tức rộ lên tiếng bàn tán.
Chồng tôi nhìn bác sĩ đầy căng thẳng:
“Bác sĩ, vợ tôi còn sống được bao lâu?”
Bác sĩ xem bệnh án rồi lắc đầu:
“Chỉ còn vài ngày nữa thôi, chuẩn bị tâm lý đi.”
Nói xong liền dẫn thực tập sinh và y tá rời khỏi phòng.
Đợi họ đi rồi, cả đám em chồng nhìn nhau.
Em gái chồng lên tiếng trước:
“Chị dâu không qua khỏi rồi, cũng đến lúc đón mẹ về thôi.”
“Chúng ta mẹ con xa cách hai mươi năm rồi.”
Hai em trai gật đầu đồng tình:
“Phải đó phải đó, chị dâu đi rồi, mẹ có thể về an hưởng tuổi già rồi.”
Họ nói chuyện một cách trơ trẽn ngay trước mặt tôi, chẳng hề né tránh.
Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m
Tôi nghe mà đầu óc quay cuồng, không hiểu họ đang nói gì.
Gì mà… mẹ chồng tôi vẫn còn sống?
Không phải bà ấy mất vào ngày cưới của tôi sao?
Tang lễ chính tôi tổ chức, sạch trơn hết tiền của nhà chồng, khiến tôi vừa gả vào đã phải dùng của hồi môn để cầm cự.
Tất cả… đều là giả ư?
Là bọn họ lên kế hoạch gạt tôi sao?
Đúng lúc đó, chồng tôi – người nãy giờ im lặng – mở miệng:
“Đợi… đợi cô ấy đi rồi hãy đón, dù sao mấy đứa cũng gọi chị dâu suốt hai mươi năm.”
Em chồng cười khẩy:
“Chị dâu gì chứ? Ngốc thì có, chị dâu tôi là người khác cơ.”
“Anh à, khi nào đưa chị Mỹ về đây đi?”
Trái tim tôi không ngừng chìm xuống, hóa ra còn nhiều “bất ngờ” mà tôi chưa biết đến…