1.

Khi ta xách hộp cơm đến phủ nhà Phó Nghiễn, vừa hay đụng mặt nha hoàn của quận chúa Trường Lạc.

Nàng ta ngẩng cao đầu, vẻ mặt kiêu ngạo, sải bước đi ngang qua bên ta.

Cả nhà họ Phó, từ già đến trẻ, đều đứng nghiêm trong sân, kính cẩn tiễn nàng rời đi.

Nha hoàn vừa bước lên xe ngựa thì bỗng dừng lại.

Nàng ngoái đầu lại, hừ lạnh về phía Phó Nghiễn:

“Phó lang quân.”

“Quận chúa nhà ta thân phận cao quý, ghét nhất là kẻ khác nhòm ngó đến đồ của nàng.”

“Chuyện nên làm, trong ba ngày phải xử lý cho ổn thỏa.”

“Đến lúc đó nếu để thứ mèo ch ó gì khiến quận chúa phật ý, hậu quả… ngươi gánh không nổi đâu.”

Khi nói đến “mèo ch ó”, nàng ta còn cố tình liếc ta một cái.

Mặt Phó Nghiễn đỏ bừng, sống lưng vốn thẳng tắp như tùng xanh cũng từng tấc, từng tấc cúi xuống.

Cuối cùng, gập mình thành dáng vẻ khúm núm hèn mọn.

“Xin quận chúa yên tâm.”

“Không cần ba ngày, hôm nay là có thể xử lý xong.”

Đợi nha hoàn đi rồi, ta vội bước tới, đau lòng đỡ lấy Phó Nghiễn:

“Phó lang, chàng… không cần phải như thế.”

“Chẳng lẽ quận chúa lại ép chàng trong ba ngày phải vẽ xong một bức tranh nữa sao?”

“Chàng xem đi, mắt đỏ hoe cả lên rồi kìa.”

Từ sau khi trượt khoa cử, Phó Nghiễn một lòng muốn dựa vào con đường hội họa để đổi đời.

Tiếc rằng chàng xuất thân hàn vi, chẳng có mối quan hệ nào với tầng lớp quyền quý.

Tài học dẫu cao, cũng không ai biết tới.

May thay, gặp được quận chúa Trường Lạc.

Nàng là kẻ si mê hội họa, một lần tình cờ thấy tranh của Phó Nghiễn trong một hiệu tranh liền kinh ngạc không thôi.

Nàng mua tranh của chàng với giá cao, lại còn tổ chức yến hội tranh tại phủ để giúp chàng vang danh thiên hạ.

Thậm chí trong lễ thọ Thái hậu, còn lấy bức “Thiên thủ Quan Âm” của Phó Nghiễn làm lễ vật tiến cống.

Từ đó, danh tiếng Phó Nghiễn vang xa, kẻ đến xin tranh nối gót không dứt.

2.

Tuy là tri kỷ trong nghệ thuật của Phó Nghiễn, nhưng quận chúa Trường Lạc tính tình lại có phần bá đạo.

Nàng muốn tranh nào, thì Phó Nghiễn dù có nhịn ăn nhịn ngủ cũng phải vẽ cho bằng được.

Nhìn dáng vẻ nha hoàn vừa rồi, có lẽ lại tới thúc tranh nữa.

Phó Nghiễn ngẩng người nhìn ta, hốc mắt dần ửng đỏ.

Chàng vốn là người lạnh nhạt trầm lặng, hiếm khi lộ rõ cảm xúc.

Như thế này, hẳn là chịu u ất ứ c rất lớn.

Ta vừa định lên tiếng an ủi, thì bị Phó mẫu cắt ngang.

“Khụ… khụ khụ… Nghiễn nhi, con qua đây, nương có lời muốn nói.”

Bà liếc nhìn ta, ánh mắt phức tạp, rồi ra hiệu cho Phó Nghiễn vào phòng.

Ta có chút kinh ngạc.

Phu nhân hôm nay, dường như có phần lãnh đạm với ta.

Hai nhà chúng ta vốn là láng giềng trong hẻm đã mười năm.

Ta và Phó Nghiễn đã đính ước từ năm mười tuổi, đến nay vừa tròn tám năm.

Chỉ đợi ta mãn tang phụ thân là sẽ thành thân.

Phó mẫu xưa nay đối với ta rất tốt, mỗi lần thấy ta từ xa đều vội vàng đến nắm tay, miệng gọi “nhi tức của ta”.

Hôm nay lại thờ ơ lạnh nhạt.

Cả Phó muội – Phó Dung, cũng không gọi ta là tỷ tỷ, mà đứng xa xa, làm như chẳng quen biết.

Phụ thân Phó Nghiễn thì cúi đầu, không dám nhìn thẳng vào ta.

Một nhà bọn họ hôm nay đều thật kỳ lạ.

Lòng ta bất an, rảo bước theo sau Phó Nghiễn vào chính phòng.

Phó Dung dang tay chắn trước mặt ta, đôi mắt hạnh đẹp đẽ tràn đầy đề phòng:

“Tống Cẩm Tú, nương ta đang nói chuyện với ca ca ta, ngươi theo vào làm gì?”

“Không phải muốn nghe lén đấy chứ?”

3.

Tống Cẩm Tú?

Trước giờ nàng ta đều gọi ta là A tỷ.

Ta cố đè nén bất an trong lòng, vươn tay nắm lấy tay nàng:

“Muội muội, hôm nay muội làm sao thế?”

“Vụt~”

Phó Dung mạnh tay hất tay ta ra, như thể đụng phải thứ b .ẩn th .ỉu.

Một cái hất tay, liền đánh rơi hộp cơm ta đang xách.

Trong hộp là hai đĩa điểm tâm.

Phù dung cao – món ưa thích của Phó Dung và Phó mẫu.

Còn lớp dưới là bánh mặn – vì Phó Nghiễn và phụ thân chàng không thích đồ ngọt.

Vì chuẩn bị hai món điểm tâm này, ta dậy từ sáng sớm.

Nhào bột, nhóm lửa, bận rộn suốt hai canh giờ, lại dùng cả phần mỡ heo tích góp trong hai tháng.

Giờ đây, điểm tâm ta cẩn thận làm ra, lăn lóc đầy đất bụi.

“Tống Cẩm Tú, sau này ngươi đừng mang mấy thứ nghèo nàn này tới nhà ta nữa.”

Phó Dung đưa tay ra, cổ tay trắng ngần đeo một chiếc vòng ngọc bích xanh biếc.

Nàng chỉ vào cây trâm vàng rực trên đầu, đắc ý khoe khoang:

“Thấy chưa, đều là quận chúa ban tặng!”

“Chiếc trâm cài hồng ngọc này, giá hai mươi lượng bạc đấy!”

“Tống Cẩm Tú, ngươi làm công ở hiệu thuốc, một năm cũng chẳng kiếm nổi hai mươi lượng đâu nhỉ?”

Quả thật không kiếm nổi.

Ta làm tạp vụ ở hiệu thuốc, mỗi tháng bảy trăm văn tiền công.

Tính cả năm vất vả cũng chỉ tám lượng bạc.

4.

Phó phụ có chút không nỡ, khẽ quát Phó Dung:

“Phó Dung, đủ rồi.”

Ông nhìn ta, muốn nói lại thôi, một lúc lâu mới lắp bắp lên tiếng:

“Cẩm Tú, sau này… ngươi ít đến nhà ta thôi.”

“Nam chưa cưới, nữ chưa gả, lời ra tiếng vào, không hay ho gì.”

Ta ngẩn người.

Chúng ta đã đính ước từ năm mười tuổi, ba năm trước lẽ ra đã thành thân.

Chỉ vì phụ thân ta qua đời đúng lúc ta cập kê, nên mới trì hoãn.

Tính ra, chỉ còn nửa tháng nữa là ta mãn tang.

Mười ngày trước, Phó mẫu còn đến bàn với mẫu thân ta.

Bà nói đã chọn được một ngày lành ba tháng sau, muốn tổ chức hôn lễ cho ta và Phó Nghiễn vào dịp ấy.

Mẫu thân ta mừng rỡ vô cùng.

Năm nay ta mười tám, nữ tử Đại Tề thường mười sáu mười bảy đã xuất giá.

Mười tám tuổi, đã bị xem là gái lỡ thì.

Phó Dung thấy ta đờ đẫn đứng đó, liền không nhịn được mà hớn hở tuyên bố:

“Ca ca ta sắp thành thân với quận chúa rồi đó!”

Ta chỉ thấy đầu óc trống rỗng.

Phó Dung líu ríu nói gì đó bên tai, ta chẳng nghe rõ một chữ.

Trong đầu chỉ còn lại một câu

Phó Nghiễn sắp thành thân với quận chúa rồi!

Nhưng rõ ràng… Phó Nghiễn là phu quân của ta mà!

Chúng ta đã trao canh thiếp, sính lễ cũng đã trao, hai nhà vẫn luôn qua lại như thông gia.

Hằng ngày rảnh rỗi, ta đều đến Phó gia giúp việc.

Y phục bốn mùa của người nhà Phó gia, đều do một tay ta làm.

Phó phụ làm công ở bến tàu, Phó mẫu giặt đồ thuê kiếm sống.

Phó Dung còn nhỏ, phần lớn thời gian cũng do ta trông nom.

Tám năm trời.

Giờ đây, nhà họ Phó lại nói

Phó Nghiễn sắp cưới quận chúa?!

5

Ta không tin.

Phó Nghiễn đối xử với ta rất tốt.

Số bạc kiếm được nhờ bán tranh, chép sách, chàng đều dùng để mua cho ta vải vóc và trang sức.

Chỉ để mỗi ngày được nhìn ta thêm vài lần, chàng còn cố tình bày quầy sách tranh đối diện hiệu thuốc nơi ta làm việc.

Mọi người đều nói, chúng ta về sau nhất định sẽ là phu thê ân ái, kính nhau như tân.

“Phó Nghiễn, chàng ra đây cho ta!”

“Chàng nói rõ với ta cho rõ ràng!”

Ta chẳng giữ gìn dáng vẻ, lớn tiếng gào lên khiến Phó Dung tức đến giậm chân:

“Tống Cẩm Tú, ngươi đừng có dai như đỉa nữa!”

“Ngươi chỉ là hạng hạ đẳng, ngay cả đế giày của Trường Lạc quận chúa cũng không bằng, ca ca ta sao có thể chọn ngươi được!”

Phó Nghiễn bước ra.

Chàng gần như không dám nhìn thẳng vào mắt ta, tay run rẩy đưa ra một tờ giấy.

Đó là thư từ hôn.

Mực trên giấy còn chưa khô, nét chữ nghiêng ngả, hiển nhiên là viết vội vàng.

Hóa ra lúc nãy Phó Nghiễn vào nhà, là để viết thư từ hôn?

Ta ngẩng đầu, chăm chú ngắm nhìn người trước mắt.

Ngũ quan tuấn tú, dung mạo như ngọc.

Đúng là nam tử mà ta một lòng thầm yêu nhiều năm, là người ta nguyện gả làm phu quân.

Phó Nghiễn không chịu nổi ánh nhìn của ta, đau khổ nhắm chặt mắt:

“Cẩm Tú, ta cũng bất đắc dĩ.”

“Phụ thân ta làm công ở bến tàu, tuổi cao sức yếu, chẳng còn gánh nổi vật nặng.”

“Mỗi đêm là đầu gối đau, vai cũng đau, đâu đâu cũng đau.”

“Còn mẫu thân ta, giặt đồ thuê, mùa đông tay chân đều bị nứt nẻ, sưng tấy.”

“Ta… ta không muốn họ sống khổ thêm nữa!”

“Quận chúa có thể cho ta tất cả, mà cũng có thể thu hồi bất cứ lúc nào, ta… không thể từ chối!”

6

Giọng Phó Nghiễn càng lúc càng lớn, sự áy náy trong lời nói càng lúc càng ít.

Đến cuối cùng, dù chưa thuyết phục được ta, nhưng dường như chính bản thân chàng đã bị chính mình thuyết phục.

“Cẩm Tú, nàng sẽ hiểu cho ta, đúng không?!”

Ta chỉ cúi đầu, nhìn chiếc ngọc bội đeo nơi thắt lưng chàng.

Nơi đó vốn treo một nửa chiếc bình an khóa, còn nửa kia là ở bên ta – một đôi.

Nhưng giờ, đã bị thay bằng ngọc bội uyên ương.

đ/o,c fu,ll tại# pa/ge Mỗ*i~ n,gày? ch|ỉ—muốn! làm@ c,á; muố,i

Chất ngọc mịn màng trong suốt, nhìn là biết vật quý giá.

“Phó Nghiễn, còn chiếc bình an khóa ta tặng chàng đâu?”

Phó Nghiễn trầm mặc, Phó Dung thì vỗ tay cười lớn:

“Quận chúa nói cái đó vừa nghèo vừa xấu, ngứa mắt, nên đập nát rồi!”

“Mảnh vụn còn nằm dưới chân tường đấy, ta chưa kịp quét, không tin ta dẫn ngươi đi xem.”

Ta nhìn theo hướng nàng chỉ, thấy vài mảnh ngọc vỡ phản chiếu ánh nắng lóa mắt.

Dáng vẻ loạng choạng của ta khiến Phó Nghiễn đau lòng.

Chàng đưa tay định đỡ lấy ta, đôi mắt đen thẳm tràn ngập xót xa:

“Cẩm Tú, xin lỗi, ta, ta…”

Phó Dung đập mạnh tay gạt phắt tay chàng ra:

“Ca, huynh đừng hồ đồ nữa!”

Nàng xoay người vào phòng, ôm ra một đống đồ ném xuống đất:

“Này, đây là y phục ngươi may cho ca ta, quận chúa bảo xấu, cắt nát hết rồi.”

“Đây là bút ngươi tặng, quận chúa sai người bẻ gãy.”

“Đây là hương túi của ngươi, bị quận chúa ném vào lò than, còn sót lại chừng này.”

“Tống Cẩm Tú, mang mấy món rác rưởi này cút khỏi nhà ta đi, từ nay đừng bước chân vào đây nữa!”

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap