Cuộc gọi ngắn gọn nhưng cũng đủ khiến tôi kiệt sức.

 

Tôi mệt mỏi quay sang Tịch Cẩn Nghi:

 

“Mẹ tôi bảo mai dẫn anh về nhà ăn cơm.”

 

Anh không phản đối, chỉ gật đầu đồng ý.

 

Tôi chẳng muốn làm gì thêm, quay lưng nằm xuống, hướng mặt về phía cửa phòng:

 

“Tôi hơi mệt.”

 

Tôi cảm nhận được ánh mắt anh dán chặt vào lưng mình, như thể muốn nhìn thấu qua lớp áo ngủ mỏng manh để thăm dò tâm trạng tôi.

 

Tuy nhiên, anh không làm gì thêm.

 

Vài phút sau, anh tắt đèn, chỉ để lại chiếc đèn ngủ đầu giường.

 

Tôi co người lại như thường lệ, điều này khiến tôi cảm thấy an toàn.

 

Nửa tỉnh nửa mê, tôi cảm nhận được anh tiến lại gần, nhẹ nhàng vỗ vào lưng tôi.

 

Cơ thể căng cứng của tôi từ từ thả lỏng, và khi hoàn toàn chìm vào giấc ngủ, tôi cảm nhận một cái chạm mát lạnh lướt qua trán mình.

 

Rất nhanh, nhưng khó quên.

 

15

 

Về đến nhà mẹ, bà kéo tôi vào bếp ngay.

 

Bà véo mạnh tay tôi, gương mặt nghiêm nghị:

 

“Không gọi con thì con không biết đường về hả?”

 

Tôi cúi đầu:

 

“Con không có thời gian.”

 

Bà càng tức giận:

 

“Chỉ có mình con là bận rộn à? Sao em con tuần nào cũng về thăm mẹ được?”

 

“Con xem mình có gì hơn được em không? Nó từ nhỏ đã ngoan ngoãn hơn con, thông minh hơn con, không giống con vừa cưới xong đã hư hỏng, coi như không có mẹ nữa chứ gì?”

 

Giọng bà the thé, như những chiếc kim thép châm vào màng nhĩ tôi, đ,au buốt.

 

Tôi im lặng nhìn gương mặt vì giận dữ mà méo mó của bà, trí óc như bị kéo về những năm trung học.

 

Khi đó họ ly hôn. Mọi thứ đều thuận lợi, ngoại trừ việc tranh chấp quyền nuôi con.

 

Cả hai đều muốn giành quyền nuôi em trai tôi.

 

Họ đứng trước tòa, gào thét tranh cãi, giống như hai kẻ thù, hoàn toàn không còn tình nghĩa vợ chồng.

 

Cuối cùng, em trai tôi chọn cha, bà đành phải nhận nuôi tôi.

 

Ký ức ấy như một cơn ác mộng, ám ảnh suốt những năm tháng trung học của tôi.

 

Mỗi đêm, chỉ cần nhắm mắt lại, tôi lại thấy mình ngồi ở ghế khán giả, nhìn cha mẹ giành giật em trai, còn tôi khóc đến xé lòng cũng chẳng ai buồn nhìn lấy một cái.

 

Tôi nắm chặt áo trước ngực, như thể có thể giảm bớt chút đ,au đớn nơi đó.

 

Giọng tôi khàn đặc:

 

“Thế còn mẹ? Mẹ đã bao giờ coi con là con gái của mẹ chưa? Mẹ không quan tâm con thích gì, giỏi gì, trong mắt mẹ chỉ có em trai. Từ nhỏ đến lớn, con là đứa trẻ mà cả mẹ và cha đều không cần.”

 

“Trong mắt mẹ, con mãi mãi thua kém em trai. Khi con đăng bài lên tạp chí yêu thích nhất, mẹ xé nát nói con lãng phí thời gian; khi con xuất bản cuốn sách đầu tiên, mẹ nói con viết toàn thứ rác rưởi.”

 

“Con không kết hôn, mẹ bảo con mau lấy chồng để khỏi mất mặt mẹ; con kết hôn rồi, mẹ lại bảo con đừng kéo chân Tịch Cẩn Nghi.”

 

“Mẹ, con phải làm đến mức nào mẹ mới thừa nhận con là con gái mẹ?”

 

Tôi nghĩ rằng nói đến đây, bà ít nhất sẽ mềm lòng chút ít.

 

Nhưng không, bà chỉ giận dữ hơn vì tôi dám cãi lại bà, mắt trợn trừng:

 

“Mày dám cãi tao? Sinh cái đồ như mày thà sinh cục thịt còn hơn! Cút đi!”

 

Em trai tôi nghe thấy tiếng ồn, đẩy cửa vào, không hài lòng:

 

“Mẹ, sao mẹ lại mắng chị nữa?”

 

Tôi không kiềm được nữa, đẩy em ra, lao ra khỏi nhà mà không ngoái đầu lại.

 

Nghĩ rằng Tịch Cẩn Nghi chắc chắn đã nghe hết trận cãi vã, lòng tôi càng trĩu nặng.

 

Thật xấu hổ.

 

Tôi ngồi xổm ở góc tường, nước mắt không ngừng rơi.

 

Tiếng bước chân tiến lại gần, cơ thể tôi căng lên, cố gắng lau nước mắt.

 

Nhưng càng lau, nước mắt càng rơi nhiều hơn.

 

Tịch Cẩn Nghi đứng trước mặt tôi, cũng ngồi xổm xuống, thu mình bên cạnh tôi.

 

Chúng tôi trông giống như hai cây nấm mọc sát vào nhau.

 

Tôi bị anh làm cho sợ mà ngưng khóc, thậm chí còn nấc lên một tiếng rõ to, ngượng ngùng quay mặt đi, giọng nghẹn ngào:

 

“Làm sao anh biết tôi ở đây?”

 

Khi nhỏ, mỗi khi bị mắng tôi thường trốn ở đây khóc. Vì mẹ không bao giờ nghĩ tôi lại nấp ở phía sau nhà, nên tôi thấy rất an toàn.

 

Anh nghiêm túc đáp:

 

“Có lẽ là tâm linh tương thông.”

 

Tôi bĩu môi:

 

“Nói dối.”

 

“Muốn được ôm không?”

 

Anh ngồi xuống vẫn cao hơn tôi, khi anh dang tay ra, tôi chầm chậm tựa đầu vào ngực anh.

 

Lòng anh thật ấm áp, khiến tôi cay xè mũi.

 

Tôi nắm chặt cổ áo anh, hỏi điều thắc mắc suốt bao năm:

 

“Tại sao mẹ tôi không thích tôi?”

 

Anh im lặng một lúc, nhẹ giọng nói:

 

“Không sao cả.”

 

Bàn tay anh đặt trên đầu tôi:

 

“Người thích em còn nhiều hơn thế. Dư Vãn nói em là chị em ruột khác cha khác mẹ của cô ấy, Phương Đình Nguyệt cũng luôn khen em rất đáng yêu, còn Tần Chiêu Dương…”

 

Tôi sững sờ khi nghe anh liệt kê hết tên các nhân vật nữ chính trong những tiểu thuyết tôi từng viết.

 

Từ nhỏ tôi đã thích viết, luôn tự tưởng tượng mình là nhân vật chính trong câu chuyện, như thể họ là một phiên bản song song của tôi.

 

Trong thế giới ấy, tôi có một gia đình hạnh phúc, cha mẹ yêu thương tôi, tôi không phải đứa trẻ bị chối bỏ ở tòa án. Tôi là viên ngọc quý trong lòng họ.

 

Anh nói xong, cúi xuống nhìn tôi:

 

“Còn có tôi, tôi cũng thích em.”

 

Tôi lẩm bẩm:

 

“Tiểu Mập.”

 

Nhận ra không ổn, tôi vội vàng giải thích:

 

“Tôi không nói anh mập, chỉ là tôi vừa nhớ đến một người bạn cũ.”

 

Anh bình thản:

 

“Ừ, tôi biết.”

 

Tịch Cẩn Nghi đưa tôi về nhà. Là nhà của chúng tôi.

 

Vài ngày sau, mẹ tôi gọi điện nhưng tôi không nghe máy.

 

Bà nhắn tin trách móc, hỏi có phải tôi không muốn nhận bà làm mẹ nữa. Tôi cũng không trả lời.

 

Nửa tháng sau, bà không liên lạc thêm.

 

Thấy không? Từ chối một mối quan hệ cha mẹ – con cái không lành mạnh cũng chẳng khó khăn đến thế.

 

Tôi xoay người, ôm chặt lấy Tịch Cẩn Nghi, bướng bỉnh nói:

 

“Tôi sẽ không bao giờ đến đó nữa.”

 

“Được, không đi nữa.”

 

Anh ôm lấy tôi, như ôm một đứa trẻ, nhẹ nhàng vỗ về lưng tôi.

 

16

 

Vào sinh nhật của mẹ Tịch Cẩn Nghi, chúng tôi về nhà cũ để tổ chức tiệc.

 

“Cẩn Nghi, Thư Dật, hai đứa về rồi!”

 

Mẹ của Tịch Cẩn Nghi là một quý bà đúng nghĩa, dù đã ngoài 50 nhưng bà vẫn giữ được dáng vẻ tao nhã, nói năng nhẹ nhàng, dịu dàng.

 

Tịch Cẩn Nghi vừa giúp tôi cởi áo khoác, bà đã thân mật khoác lấy tay tôi, dẫn tôi vào bếp, rồi từ tủ lạnh lấy ra một giỏ dâu đỏ tươi mọng nước.

 

“Mẹ nghe Cẩn Nghi nói con thích ăn dâu, đây là dâu mẹ hái hôm qua ở vườn cùng mấy người bạn. Tươi lắm, mẹ chẳng nỡ cho ai, để dành riêng cho con.”

 

Tôi thử một quả, vừa to vừa ngọt, vị ngọt ngào thấm vào tận trái tim.

 

Bà cười tươi:

 

“Ngon không?”

 

Tôi ăn thêm một quả, liên tục gật đầu.

 

Bà càng vui hơn, ánh mắt tràn đầy yêu thương:

 

“Lúc hai đứa kết hôn, mẹ còn lo là Cẩn Nghi ép buộc con. Giờ thấy tình cảm hai đứa tốt như vậy, mẹ yên tâm rồi.”

 

Tịch Cẩn Nghi ép buộc tôi sao?

 

Với điều kiện của anh ấy, nếu có ép buộc thì cũng là tôi ép buộc anh ấy mới đúng chứ!

 

Tôi vội đáp:

 

“Mẹ, mẹ lo xa rồi ạ.”

 

Ánh mắt bà dịu dàng như nước, toàn thân toát lên vẻ ấm áp của một người mẹ:

 

“Cẩn Nghi thích ăn rau mùi nhất. Hôm hai đứa về nhà ăn cơm lần đầu sau khi cưới, nó không cho đầu bếp bỏ rau mùi vào bất cứ món nào. Lúc đó mẹ đã biết, nó thực sự đã yêu một người.”

 

Tôi ngạc nhiên:

 

“Anh ấy thích ăn rau mùi?”

 

“Đúng vậy, nó không nói với con sao?”

 

Tôi ngơ ngác lắc đầu:

 

“Không ạ.”

 

“Cẩn Nghi giống hệt bố nó.”

 

Lúc này, Tịch Cẩn Nghi bước vào, giành lấy giỏ dâu từ tay mẹ mình, cau mày:

 

“Mẹ, đừng để cô ấy ăn nhiều thế, lát nữa còn ăn cơm.”

 

Anh lén xoa bụng tôi, thì thầm hỏi:

 

“Có thấy no không?”

 

“Hình như anh hiểu tôi hơn cả tôi tưởng.”

 

Tôi nắm lấy tay anh, nhìn vào đôi mắt thoáng ngạc nhiên của anh.

 

Anh khẽ sững sờ, sau đó cười nhẹ:

 

“Anh là chồng em, đó là điều nên làm.”

 

Tôi buồn bã nói:

 

“Em không hiểu anh được như thế.”

 

Để trở thành một người vợ xứng đáng, tôi quyết định học hỏi từ cuộc sống hàng ngày để tiến bộ.

 

Trong bữa ăn, tôi đặc biệt chú ý đến anh.

 

Tôi nhận ra anh không kén ăn, món nào cũng thử, nhưng có vẻ anh không ăn nhiều lắm.

 

“Sao anh ăn ít vậy?”

 

Ánh mắt anh lóe lên:

 

“Anh sợ béo.”

 

Nhớ lại cơ bụng tám múi hoàn hảo của anh, tôi bĩu môi trách yêu:

 

“Anh lại đùa.”

 

Anh mỉm cười, không đáp.

 

17

 

Sau bữa tối, Tịch Cẩn Nghi bị bố anh kéo đi chơi cờ.

 

Mẹ anh không hài lòng:

 

“Ông già này chỉ mê cờ thôi, kiếp sau ông lấy cờ làm vợ luôn đi.”

 

Nói xong, bà kéo tay tôi, cười tinh nghịch:

 

“Bọn họ lo chuyện của họ, chúng ta làm chuyện của chúng ta. Không cho họ tham gia.”

 

Bà dẫn tôi lên tầng hai, vào thư phòng, rồi mở một ngăn kéo, thần bí nói:

 

“Thư Dật, lại đây, mẹ cho con xem bảo bối.”

 

Bảo bối?

 

Tôi bất giác nghĩ đến cảnh bà mẹ chồng nhà giàu lấy ra bộ trang sức quý giá tặng con dâu, liền vội từ chối:

 

“Không cần đâu mẹ…”

 

Lời còn chưa dứt, tôi thấy bà lấy ra một cuốn album.

 

Bà vuốt ve bìa album:

 

“Từ khi đưa Cẩn Nghi về nhà, năm nào mẹ cũng chụp ảnh cho nó.”

 

Tôi còn chưa kịp ngượng, câu nói của bà đã khiến tôi sững lại, ngơ ngác hỏi:

 

“Đưa về?”

 

“Phải, năm Cẩn Nghi 5 tuổi, mẹ và bố nó dẫn nó đi công viên, không để ý nên nó bị bắt cóc. Mãi đến năm 16 tuổi mới tìm lại được.”

 

Đôi mắt bà đỏ hoe, tôi nín thở, ghé đầu lại gần, nhìn thấy gương mặt trong album, mắt tôi trừng lớn.

 

Trong ảnh là một gương mặt béo tròn quen thuộc, ngũ quan chen chúc trên khuôn mặt, vẻ mặt uể oải, ủ rũ.

 

Cậu bé ấy trông không hề vui.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap