Bố mẹ nghe thấy tiếng chạy tới, lập tức mắng mỏ như tát nước vào mặt tôi:

“Tô Tình! Sao con lại không biết điều như vậy! Hôm nay là sinh nhật của Thanh Thanh, con làm thế là có ý gì!”

“Con nhìn con đi, làm em bị thương, đúng là không có giáo dục!”

Tôi lạnh lùng nhìn họ, không lên tiếng.

Tô Thanh tiếp tục diễn:

“Hôm nay em nhắn bao nhiêu tin cho chị Tình với chị Uyển, mà các chị chẳng ai trả lời…”

“Em biết các chị không thích em, không muốn mừng sinh nhật với em.”

Tôi kìm nén cơn giận, cắt ngang màn kịch của cô ta:

“Tôi không nhận được tin nào cả.”

“Và tôi đang rất mệt”

Tô Thanh lại càng khóc to hơn.

“Em biết các chị ghét em. Từ nhỏ em đã khổ cực, chưa từng biết thế nào là tình thân.”

“Em thật sự rất ghen tị với các chị, vì được bố mẹ yêu thương…”

Bố mẹ đau lòng ôm chầm lấy cô ta dỗ dành, hoàn toàn không quan tâm đến tôi – người đang rách rưới và đầy vết thương.

Sau đó, quay sang chỉ trích:

“Thanh Thanh mong chờ sinh nhật hôm nay lắm, các con cố tình không về là muốn làm nó mất mặt!”

“Mau xin lỗi em con đi!”

Tôi không thể chịu nổi nữa, hét lên khản cả giọng:

“Nhưng hôm nay cũng là sinh nhật của chị gái con mà!”

“Các người chỉ nhớ đến Tô Thanh, lại quên sạch sinh nhật con ruột mình!”

Mẹ tôi ngẩn ra, rồi hỏi:

“Thế Tô Uyển đâu? Sao nó không về với con?”

Bà gọi cho chị, nhưng không ai bắt máy.

“Đứa nhỏ này, giận dỗi gì mà quá đáng thế!”

“Chỉ vì chuyện nhỏ là quên sinh nhật mà cũng không chịu về.”

“Tô Tình, con mau đi gọi nó về!”

Tôi đau đớn, nghiến răng mà gằn từng chữ:

“Chị con chết rồi! Chết bên ngoài rồi! Các người sẽ không bao giờ gặp lại chị ấy nữa!”

“Bốp!”

Bố tôi giơ tay tát tôi một cái trời giáng, cả khuôn mặt nóng rát.

“Ăn nói bậy bạ! Chết với chóc gì! Đều do chị con xúi giục con hư hỏng!”

“Không về thì thôi! Để nó ngoài đó xem nó sống được bao lâu!”

“Một bữa tiệc sinh nhật vui vẻ mà bị hai đứa mày phá cho tan nát!”

Ông ta giận dữ bỏ đi, bóng lưng biến mất sau khúc ngoặt hành lang.

Mẹ tôi quay lại, vội vàng cầm lấy miếng bánh sinh nhật đã bị ăn gần hết trên bàn, đưa cho tôi.

Lớp kem bị múc nham nhở, để lộ phần bánh khô bên trong.

“Cầm lấy mang cho chị con, coi như mừng sinh nhật nó.”

Tôi đứng đó, ánh mắt trống rỗng dán chặt vào miếng bánh ấy, ruột gan cuộn lên từng đợt.

Con ruột chỉ xứng ăn đồ thừa của con nuôi?

Càng chua chát hơn… là họ hoàn toàn quên rằng tôi và chị đều dị ứng với kem sữa.

Hồi nhỏ, mỗi lần đi ngang tiệm bánh, tôi đều thèm thuồng nhìn những chiếc bánh xinh đẹp trong tủ kính.

Tôi từng khóc đòi chiếc bánh sinh nhật ba tầng đặt riêng của Tô Thanh.

Đáp lại chỉ là sự lạnh lùng và từ chối thẳng thừng từ bố mẹ.

Chị tôi xót em, gom hết tiền tiêu vặt để mua cho tôi một miếng nhỏ.

Chúng tôi trốn trong phòng, cắn từng chút, vị ngọt của bánh tan trên đầu lưỡi.

Dù sau đó bị dị ứng nặng, nôn mửa phải nằm viện ba ngày ba đêm.

Nhưng đó vẫn là kỷ niệm ngọt ngào nhất trong ký ức hai chị em.

Ngày ấy, bố mẹ còn biết vào viện chăm sóc chúng tôi.

Giờ thì… tất cả đã bị họ quên sạch.

Thấy tôi không nhận lấy bánh, mẹ sa sầm mặt:

“Là do con không chịu mang cho chị con, không phải tụi ta không nhớ đến sinh nhật nó.”

“Hôm nay con quá đáng lắm rồi, về phòng mà kiểm điểm lại đi!”

Tôi không quan tâm đến nụ cười chế giễu của Tô Thanh, quay người về phòng.

Vô hồn thu dọn di vật của chị, chỉ muốn nhanh chóng rời khỏi căn nhà này.

4

Chị tôi yêu nhất là món điêu khắc kia, tôi lục cả phòng không thấy, liền đi xuống phòng khách tìm.

Vừa mở cửa, đã thấy Tô Thanh đứng giữa phòng khách, đang nghịch món đồ điêu khắc bằng thủy tinh của chị tôi.

Đó là tác phẩm chị dồn cả tâm huyết khắc từng nét, từng đường.

Chị từng dịu dàng nói với tôi, đây là biểu tượng cho gia đình bốn người của chúng tôi – là tác phẩm chị yêu nhất.

Tôi nhào tới định giật lại.

Nhưng sau bao ngày kiệt sức, người tôi không còn chút sức lực, bước chân loạng choạng.

Tô Thanh né một cách nhẹ nhàng.

Tôi chỉ có thể mở to mắt, nhìn cô ta cố ý buông tay.

“Choang!”

Bức điêu khắc rơi xuống đất vỡ tan, mảnh vỡ bắn tung tóe.

Khóe môi Tô Thanh còn vương nụ cười:

“Ối, trượt tay mất rồi.”

“Dù gì thứ đồ tầm thường như này, bày trong phòng khách trông cũng chẳng hợp, vứt đi cho gọn.”

Cô ta liếc mảnh vỡ dưới đất, lại liếc sang những tác phẩm khác của chị tôi, bộ dạng như muốn đập hết.

Lửa giận bùng lên trong ngực, tôi dồn chút sức tát cho cô ta một cái.

Với thân thể yếu ớt, tôi chẳng có chút lực nào.

Tô Thanh lập tức ngã lăn ra, ôm mặt khóc lóc:

“Chị Tình, sao chị lại đánh em? Em có làm gì sai đâu?”

Nước mắt cô ta như mưa, ánh mắt lại lộ rõ vẻ đắc ý.

Bố tôi nghe tiếng lao tới, kéo mạnh tôi ra phía sau.

“Bốp!” – lại thêm một cái tát trời giáng, tôi ngã sõng soài xuống sàn, tay cắm đầy mảnh thủy tinh, đau nhói tận tim gan.

Ông ta không thèm liếc tôi lấy một cái, mà chạy đến đỡ Tô Thanh:

“Có bị thương không con?”

Còn tôi, nằm trên sàn, máu tuôn như suối, lại chẳng ai quan tâm.

Tôi gắng gượng, chỉ tay vào mảnh vỡ dưới đất:

“Đó là tác phẩm chị con yêu quý nhất! Tượng trưng cho gia đình chúng ta! Là do Tô Thanh cố tình đập vỡ!”

“Em chỉ thấy trên đó có bụi, định lau giúp chị ấy thôi…”

“Chị Tình đẩy em ngã, mới làm vỡ nó. Sao chị lại vu oan em…”

Mẹ tôi ôm lấy Tô Thanh đang thút thít, nhìn thoáng qua mảnh vỡ:

“Chỉ là món đồ thủy tinh thôi mà, vỡ thì làm cái khác. Thanh Thanh đã khổ lắm rồi, con thật sự không nên bắt nạt em như thế.”

Bà ta liếc tôi đầy trách móc, cuối cùng mới để ý đến bàn tay tôi máu me đầm đìa, vừa kêu lên định tới băng bó.

Nhưng còn chưa kịp bước qua, Tô Thanh đã ôm bụng, sắc mặt trắng bệch:

“Bố mẹ… con đau quá…”

Lại nữa… trò cũ rích đến thế mà họ vẫn tin.

Bố tôi lập tức bế cô ta lên, chạy như bay ra cửa, chẳng thèm ngoái lại.

“Con tự xử lý vết thương đi.”

Mẹ tôi buông một câu, cũng vội vàng đuổi theo.

Mấy ngày trời chạy ngược xuôi lo hậu sự cho chị, cơ thể tôi đã kiệt quệ.

Lại thêm cái tát và cú ngã vừa rồi, khiến mắt tôi tối sầm.

Tôi dùng chút ý thức cuối cùng, gọi điện cấp cứu.

Vừa kịp đọc địa chỉ… thì ngất lịm.

5

Tôi tỉnh lại lần nữa trong bệnh viện.

Xe cấp cứu đã tìm đến theo địa chỉ tôi báo trong cuộc gọi cuối cùng, bác sĩ nói tôi bị kiệt sức nặng, cơ thể đã vượt ngưỡng chịu đựng.

May mắn là chỉ là một phen hú vía.

Sau khi thanh toán viện phí, tôi chuẩn bị rời đi.

Nhưng ngay ở sảnh lớn, có người bỗng gọi giật tôi lại.

Là một trong những cô bạn thân của Tô Thanh.

Cô ta hầm hầm bước tới, chỉ thẳng vào mặt tôi, nước bọt suýt bắn vào mũi:

“Tô Tình, mày dám bắt nạt Tô Thanh! Nó là con gái nhà tỷ phú đấy! Mày chán sống rồi phải không!”

“Nhìn lại thân phận mày đi! Một đầu ngón tay của Tô Thanh còn cao quý hơn cả mày đấy!”

“Nhà giàu nhất thành phố mày cũng dám động vào? Đợi mà xem, đời mày coi như xong!”

Tôi lùi lại một bước, bình tĩnh đáp:

“Thứ nhất, tôi chưa từng bắt nạt Tô Thanh, luôn là cô ta bắt nạt tôi.”

“Thứ hai, cô ta chỉ là trẻ mồ côi được bố mẹ tôi nhận nuôi từ trại, còn tôi mới là con gái ruột của nhà họ Tô.”

“Thứ ba, tôi không muốn tranh cãi, làm ơn tránh đường.”

Cô bạn của Tô Thanh như nghe được chuyện hoang đường nhất thế giới, ôm bụng cười ngặt nghẽo:

“Buồn cười chết mất! Mày á? Con gái nhà tỷ phú? Mơ đi ha!”

Những người xung quanh cũng bật cười, bàn tán rôm rả:

“Ai chẳng biết nhà tỷ phú chỉ có một con gái là Tô Thanh, toàn dẫn nó đi dự tiệc thôi.”

“Bịa chuyện cũng bịa cho khéo chứ, muốn làm người giàu đến phát điên rồi!”

“Muốn trèo cao cặp đại gia chứ gì, nghĩ mình là ai?”

Tiếng cười nhạo và mỉa mai như sóng vỗ bủa vây lấy tôi.

Tôi run tay lấy điện thoại, mở giấy khai sinh ra dí trước mặt họ:

“Đây là giấy khai sinh của tôi, các người tự xem đi!”

Nhưng họ chẳng buồn nhìn, còn xô mạnh tay tôi ra:

“Ai biết được thứ này có phải giả không?”

“Giờ PTS cái gì chả làm được.”

“Loại người như mày bị đánh cũng đáng, phải dạy cho bài học!”

Họ ùn ùn lao vào, đấm đá túi bụi, định “trừng trị” kẻ dám nói dối trắng trợn.

Tôi không còn sức chống đỡ, chỉ có thể cuộn mình lại, cố bảo vệ đầu.

Đ/ọ.c fu,ll tạ*i p@age G(óc N/hỏ c.ủa T,uệ@ L!â.m

Cơn đau dồn dập khiến mắt tôi tối sầm từng đợt.

Lờ mờ trong cơn mê man, tôi thấy bóng dáng bố mẹ đang hoảng hốt chạy tới.

6

Giống như người sắp chết đuối vớ được khúc gỗ nổi, tôi vội vàng vươn tay, bám lấy vạt váy mẹ, trong lòng bừng lên một tia hy vọng:

“Mẹ! Mẹ mau nói với họ, con là con ruột của bố mẹ mà!”

Tôi khóc gào, giọng khàn đặc, ánh mắt đầy khẩn cầu.

Đám đông im phăng phắc.

Những kẻ vừa rồi còn hung hăng, khi thấy tôi thật sự quen biết bố mẹ họ Tô, lập tức mặt mày tái mét.

Bố tôi từ từ ngồi xuống. Tôi tưởng ông sẽ đỡ tôi dậy.

Nhưng ông chỉ cúi sát tai tôi, giọng lạnh lẽo đến tột cùng:

“Mày tưởng làm Tô Thanh bị thương, rồi đóng kịch thảm hại thế này là trốn được trách phạt sao?”

“Đừng diễn nữa.”

Tuyệt vọng như dòng nước băng giá, tràn từ lòng bàn chân lên toàn thân, đông cứng mọi hy vọng trong tôi.

Tôi không thể tin vào tai mình, chỉ biết nhìn ông trân trân, rồi quay sang cầu cứu mẹ.

Hy vọng bà có thể nói một lời vì tôi.

Nhưng mẹ chỉ lắc đầu khẽ, ánh mắt mang chút trách móc, còn lui lại một bước, kéo giãn khoảng cách với tôi.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap