Giọng nói hắn như gió xuân mưa mềm, chẳng hề có ý khinh bạc.

Hắn nắm lấy tay ta, nhẹ nhàng gỡ khỏi mắt.

Trước mắt là khuôn mặt tuấn tú vương giọt nước, đường nét rõ ràng dưới ánh nến mờ ảo càng thêm quyến rũ.

Tiếp đó là bờ ngực rắn chắc…

Không ngờ, trông thì gầy mà dáng người lại rắn rỏi đến thế.

Ta xấu hổ muốn chết, hai tay bị hắn nắm chặt, chẳng cách nào trốn.

Phó Ngọc bật cười, giọng chứa đầy sủng nịch:

“Nương tử à, dáng vẻ nàng lúc này, rất giống đêm đầu tiên chúng ta chân tâm tương kiến.”

Ta khẩn trương đến nỗi gần như quên thở, tim loạn nhịp chẳng theo quy luật.

Thân thể này tuy là của một phụ nhân mang thai, nhưng linh hồn ta vẫn là một thiếu nữ chưa lấy chồng!

Hắn đem sắc quyến rũ, rõ ràng là vô sỉ!

Thấy ta lúng túng, hắn thở dài, dịu dàng hỏi:

“Tĩnh Hoan, nàng mất trí nhớ rồi, đúng không?”

Ta bỗng ngẩng đầu.

Hắn mỉm cười, đỡ ta ngồi xuống nhuyễn tháp:

“Từ hôm đó nàng đột nhiên thay đổi, ta đã nên đoán được.”

“Hôm sau nàng chạy về Giang phủ, lại không biết phủ đang tu sửa.”

“Nàng lật đọc hết ba năm tấu chương, cả những phần không liên quan, lúc đó ta đã thấy nghi rồi.”

“Nàng sớm đã đoạn tuyệt với Lâm Văn Chính, vậy mà bỗng dưng lại…”

“Ta vốn chỉ nghi ngờ, nhưng đến khi thấy nàng không nhớ ta biết nấu ăn, mới chắc chắn.

Món ta nấu nàng thích đến vậy, sao lại hỏi ta biết nấu ăn không?”

“Vậy là, nàng đã mất ký ức ba năm qua, đúng không?”

Ánh mắt hai người giao nhau, ta biết giả vờ cũng vô ích nữa rồi, ủ rũ đáp:

“Xem như vậy đi, ta là xuyên từ ba năm trước tới, khi đó chúng ta vẫn còn nhìn nhau ngứa mắt.”

Sau một thoáng sững sờ, Phó Ngọc nhẹ nhõm thở ra:

“Thảo nào, thì ra là vậy.”

Hắn dịu dàng ôm ta vào lòng, giọng trầm ấm:

“Nếu nàng đã quên, vậy thì để ta kể lại từng chuyện từ đầu.”

“Ta chưa từng ghét nàng, càng chưa từng mưu hại gì.”

“Chúng ta chỉ là bất đồng chính kiến, dẫu ba năm qua vẫn tranh luận triều sự, nhưng tâm đều vì quốc gia xã tắc.”

“Phá hôn sự giữa nàng và Lâm Văn Chính là lỗi của ta, thủ đoạn hèn hạ, ta không thể trơ mắt nhìn nữ tử mình yêu gả cho kẻ khác.”

“Thực ra, ta cũng đâu thua gì Lâm Văn Chính, đúng không?”

Phải vậy.

Xét về dung mạo, tài năng, xuất thân, quan chức — Phó Ngọc đều hơn Lâm Văn Chính một bậc.

Quý nhất là, Lâm Văn Chính do dự thiếu quyết đoán, còn Phó Ngọc đã muốn là theo tới cùng.

Ta thích mẫu người như vậy hơn.

Nếu có chỗ nào thua kém, chắc là… hắn chưa từng đỗ trạng nguyên?

Ý nghĩ đó thoáng vụt qua, ta lỡ miệng nói ra:

“Thế này… đem hai người ra so cũng không công bằng lắm…”

“Được rồi, không nhắc hắn nữa.”

Phó Ngọc như thấy được hy vọng, mắt lấp lánh sáng:

“Chúng ta có thể từ từ bắt đầu lại. Ít nhất chưa cần nói đến hòa ly.

Sự vụ triều đình không thể chỉ nhìn tấu chương, ta sẽ từ từ kể nàng nghe.”

Thật ra, hiện tại ta cũng không còn kiên quyết muốn hòa ly như trước.

Ta nghiêng mặt tránh ánh mắt hắn:

“Ngươi mặc y phục vào trước đi, ta giờ không chịu nổi cái cảnh này đâu.”

14

Ở Phó phủ, ta sống rất thong dong dễ chịu.

Người trong phủ chỉ cần thấy một ánh mắt của ta là đã biết ta khát hay lạnh, mọi thứ đều chu đáo tận tâm.

Phó Ngọc thấy ta ăn ngon miệng, mỗi ngày đều thay đổi món ngon hợp khẩu vị.

Hắn cũng rất biết chừng mực, dù có hành động thân mật cũng chưa từng khiến ta thấy khó chịu.

Có lẽ là vì mang thai nên thường buồn ngủ, ta thường tựa vào vai hắn đọc sách một lát là ngủ gật.

Vào những trưa xuân yên ả, gió ấm ngoài khung cửa nhẹ lay, hải đường trong sân nở rộ rồi lại lặng lẽ rụng rơi.

Hắn để ta tựa vào, khẽ đắp lên người ta một lớp áo mỏng, lặng lẽ cảm nhận hơi thở đều đặn của ta.

Lúc không hay biết, mùa xuân đã trôi qua quá nửa.

Ta vẫn chưa nói với hắn chuyện mang thai.

Trước đây từng muốn bỏ, nhưng giờ lại thấy luyến tiếc chẳng nỡ.

Ngoài việc thượng triều, với chức vị Thái phó, nhiệm vụ quan trọng nhất của ta là dạy dỗ Hoàng thái nữ và Hoàng tử.

Hai hài tử nhỏ trong trí nhớ ba năm trước nay đã lớn lên không ít.

Hoàng thái nữ mười tuổi, đã có phong thái của một người kế vị.

Nhị hoàng tử thì không nghịch ngợm như tỷ tỷ, ngày thường cứ chị ơi chị à, chăm chỉ làm cái đuôi nhỏ theo sau.

Không biết hài tử của ta tương lai sẽ giống ai.

Hôm ấy sau khi kết thúc bài học, ta được truyền chỉ yết kiến.

Theo nữ quan truyền chỉ, ta đến Cảnh Hòa điện.

Hoàng thượng đang quay lưng về phía ta, khoác y sam gấm thường nhật, tay tưới nước cho luống hoa trước điện, cây trâm cài vàng lấp lánh dưới ánh dương.

Ta vừa định hành lễ, Hoàng thượng đã vẫy tay gọi:

“Tĩnh Hoan, lại xem thử mấy khóm mẫu đơn trẫm trồng nở thế nào rồi?”

Ta bước tới, không khỏi sáng mắt:

“Ồ, mẫu đơn màu xanh, thật sự đã nở rồi ạ!”

Cũng nhờ Phó Ngọc chu đáo, từ trước đã nói cho ta biết về mấy giống mẫu đơn quý mà quận Lạc Dương dâng lên năm ngoái, để ta khỏi sơ suất trước mặt thánh nhan.

Hoàng thượng trò chuyện cùng ta đôi câu, rồi vào trong điện, nhắc đến việc hôn sự giữa Quận chúa và Lâm Văn Chính.

Ngài uống một ngụm trà, cười nói:

“Sao dạo này rối vậy? Nghe bảo nàng gặp lại Lâm Văn Chính, thế là hắn lại không chịu cưới Quận chúa nữa.”

Nghe đến đó là biết Lâm Văn Chính lại gây chuyện cho ta rồi, tám phần Quận chúa đã khóc một trận trước mặt Hoàng thượng.

Ta lập tức quỳ xuống, nghiêm giọng:

“Thần cho rằng, thích một người là phải chuyên nhất chân thành. Lâm đại nhân ba năm trước đã do dự giữa thần và Quận chúa, đó không chỉ là bất kính với thần, mà còn là sự khinh nhờn thâm tình của Quận chúa.”

“Thần và Lâm đại nhân đã nói rõ, từ nay về sau ngoài công vụ, tuyệt không gặp riêng.”

Hoàng thượng lườm ta:

“Trẫm đâu có trách nàng, mau đứng dậy.”

Rồi lại cười:

“Giang đại nhân thật có bản lĩnh, khiến cả hai vị trạng nguyên trẻ nhất triều ta đều say mê nàng.”

Ta ngạc nhiên:

“Hai vị trạng nguyên?”

“Đúng thế, nàng nhập triều muộn, chắc chưa biết việc này.”

Hoàng thượng cố tình giữ lại:

“Phó tướng nhà nàng năm đó cũng tham gia khoa cử đấy, vốn dĩ là trạng nguyên không ai tranh nổi. Nhưng nàng đoán xem sao?”

Ngài nở nụ cười ranh mãnh:

“Đến sát ngày niêm yết, có người cáo hắn chưa đủ tuổi thi điện — kém một tháng. Trẫm đành phải theo luật, hủy bỏ tư cách.”

“Nhưng trẫm yêu tài, nên đặc cách để hắn nhập triều làm quan.”

“Từ sau đó, trẫm cũng bỏ luôn quy định giới hạn tuổi thi điện.”

Mắt ta sáng rỡ, tim đập dồn dập.

Phó Ngọc… mới mười lăm tuổi mười một tháng đã đủ sức đoạt trạng nguyên!

Khi đó ta mới chỉ vừa qua kỳ hương thí!

Hoàng thượng cúi đầu, bôi móng tay đỏ, lơ đãng nói thêm:

“À đúng rồi, nàng có thể thuận lợi đỗ đầu bảng, cũng là nhờ Phó tướng nhà nàng giúp đấy.”

15

Hoàng thượng kể rằng, năm đó bài thi của ta và Thôi đại nhân là đồng điểm cao nhất.

Chấm thi là ẩn danh, khi xé tên thí sinh ra, các quan chấm thi đều sững sờ:

“Giang Tĩnh Hoan” cái tên rõ ràng là nữ tử.

Lại tra ra xuất thân: thứ nữ nhà thương nhân, đủ loại “sai phạm” với tiêu chuẩn cao quý của đám sĩ lâm.

Đám lão nhân trong Hàn Lâm viện bèn nhóm họp khẩn cấp trong đêm:

“Bài làm tuy không tệ, nhưng xuất thân như vậy mà đứng đầu bảng, thiên hạ chẳng cười đến rụng răng sao?”

“Phải! Nữ tử làm trạng nguyên, chẳng hóa ra khiến sĩ tử cả nước mất mặt?”

“Cùng lắm cho làm tiến sĩ, coi như tổ tiên nàng ta tích đức rồi.”

Lời đã định, dấu đỏ đã đóng, mọi chuyện gần như đã thành.

Đ_ọc… f/ull# tại, P:a;g.e “Mỗ!i ng—ày chỉ muố.n? là,m” c,á muố.i

Ngay lúc ấy, một người ở cuối phòng — Phó Ngọc — đột ngột đứng dậy, phản bác mạnh mẽ:

“Kỳ thi ẩn danh, là để chọn người không kể xuất thân. Nay Hoàng thượng đã cho nữ tử đi thi, thì cũng nên đối xử công bằng như nam tử.”

“Chư vị tự xưng là thanh lưu, lại vì thành kiến giới tính mà vùi dập bao năm khổ học của một nữ sinh, chẳng phải trái đạo lý, lật đổ nguyên tắc công bằng của khoa cử sao?”

Nói rồi, hắn phất tay áo bỏ đi.

Sau đó, quỳ suốt đêm trước điện Trung Hòa, dập đầu cầu Hoàng thượng ra mặt cho một nữ tử mà hắn chưa từng gặp mặt.

Ta nghe đến đây suýt nữa thì khóc,

nhưng ở trước mặt hoàng thượng, chỉ đành cố nén lại.

Tài sĩ trong thiên hạ nhiều không kể xiết, nếu không có danh hiệu bảng nhãn, chỉ là một nữ tiến sĩ vô danh, không hậu thuẫn, chẳng thân thế,

e là ta sớm đã bị chìm lấp trong biển người, làm gì có địa vị hôm nay?

Hoàng thượng nói:

“Ba vị đứng đầu là do trẫm đích thân tuyển chọn, nhưng nếu không có Phó Ngọc dám đối nghịch với cả Hàn Lâm viện mà đấu tranh cho nàng, quyển bài ấy căn bản chẳng có cơ hội đến tay trẫm.”

Ta vẫn chưa cam lòng, hỏi một câu:

“Hoàng thượng cho rằng, bài thi của Thôi đại nhân, thật sự hay hơn của thần sao?”

Ngài trầm ngâm, rồi đặt xuống bình nhuộm móng tay, nghiêm giọng đáp:

“Có câu: ‘Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị’.”

“Hồi ấy trẫm còn trẻ, thấy bài của Thôi tiến mang khí chất từng trải, giản dị trầm ổn, nên đặc biệt yêu thích.”

“Nhưng giờ thì khác, trẫm thích văn chương của nàng hơn — trẻ trung hào sảng, đầy khí phách.”

“Trẫm hy vọng nàng mãi mãi giữ lấy sự hào khí đó.”

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap