“Trường miễn toàn bộ học phí, sinh hoạt phí cho em, còn cho em học bổng, đổi lại là em phải đảm bảo thi cử và các kỳ thi chọn học sinh giỏi đều đứng hạng nhất, để nâng cao thành tích của trường.
“Giờ em không cố gắng học hành, lại đi gây chuyện bắt nạt bạn học, chuyện này truyền ra ngoài ảnh hưởng tới hình ảnh của trường, đến lúc đó em vi phạm hợp đồng, phải bồi thường gấp mười lần đấy.
“Em tự tính xem nhà em có kham nổi không.”
Tôi chợt hiểu ra.
Hóa ra em gái tôi vì muốn đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình, đã ký hợp đồng đánh cược với nhà trường để có thể theo học tại ngôi trường tư thục đắt đỏ này.
Tề San cười tươi như hoa:
“Giám thị, thầy thật sáng suốt! Trường ta sắp sửa tu bổ lại dãy nhà Chính Trị đúng không? Để em nói ba em quyên thêm một khoản nữa.”
Giám thị cúi người, cười híp mắt, không ngớt lời khen ngợi Tề San là học sinh ngoan ngoãn.
Tề San khoanh tay, đắc ý nhìn tôi chằm chằm.
Tôi ngước mắt, nhìn thẳng vào giám thị, nhướn mày:
“Thì ra trường mình theo nguyên tắc ‘ai có tiền người đó đúng’, thầy nói sớm thì hay biết mấy.
“Tu sửa dãy Chính Trị phải không? Khoản đó để tôi lo.
“Yêu cầu của tôi không nhiều: thầy và Tề San quỳ xuống trước tôi, dập đầu chín cái, xin lỗi tôi là được.”
Sắc mặt giám thị đen lại, giận dữ đuổi tôi ra khỏi văn phòng.
Trước khi đóng cửa, ông ta nghiến răng nghiến lợi gằn từng chữ:
“Ngày mai tôi sẽ báo cáo hết tội trạng của cô cho hiệu trưởng! Cô cứ chờ bị đuổi học đi!”
Tề San cười tươi rói, chạy theo tôi, líu lo như chim sẻ:
“Trần Uyển, dựa vào cha mẹ mày đi nhặt rác sống qua ngày, mày đền nổi hợp đồng à? Đời này mày nghèo rớt mồng tơi, đời sau cũng thế thôi!”
Tôi bình tĩnh hỏi lại:
“Tề San, mày dối trá đảo lộn trắng đen như vậy, lương tâm mày không thấy cắn rứt sao?”
Cô ta khinh thường liếc mắt:
“Lương tâm á? Cái đó đáng bao nhiêu tiền?
“Xin lỗi nhé, có tiền là muốn làm gì thì làm, mày, cái đồ nghèo hèn, cả đời cũng không có cơ hội trải nghiệm.”
Cô ta giơ cổ tay lên, khoe chiếc đồng hồ Patek Philippe, mặt đầy kiêu ngạo.
Tôi nheo mắt.
Cổ tay cô ta trắng trẻo, gầy guộc, chỉ là gần chỗ xương trụ có một vết xước nhỏ, chắc bị móng tay cào vào.
Tôi lặng lẽ xoay cổ tay, ngón tay hướng về vết xước ấy, khẽ bật vài cái.
Năm ngoái vì tò mò, tôi từng nuôi thử vài con huyết phỉ cổ bằng xác thối.
Trong hàng ngàn con ruồi, chỉ còn sống sót đúng hai cặp đực cái.
Không gây chết người, nhưng một khi phát hiện vết thương, chúng sẽ chui vào trong da thịt.
Huyết phỉ cổ lấy máu làm thức ăn, theo mạch máu mà bò khắp cơ thể.
Ruồi tuy nhỏ, nhưng khả năng sinh sản cực mạnh.
Một con cái có thể đẻ từ 100–150 trứng mỗi lứa.
Chỉ cần mười bốn ngày, từ trứng hóa giòi, từ giòi thành nhộng, từ nhộng nở ra ruồi – lặp đi lặp lại, sinh sôi không ngừng.
Tề San chẳng phải rất thích đem người khác ra so với giòi bọ sao?
Vậy thì để cô ta nếm thử cảm giác cộng sinh với giòi bọ là như thế nào.
Tôi không buồn tranh cãi, chỉ mỉm cười nhẹ:
“Sau này nhớ giữ gìn sức khỏe, đừng để bị thương chảy máu nhé.
“Kẻo… sẽ chảy ra thứ gì rất đặc biệt đấy.”
Tề San trừng mắt nhìn tôi, rồi lườm một cái:
“Điên!”
Dứt lời giẫm lên đôi giày Gucci màu trắng, ngẩng đầu bỏ đi.
Tôi nhìn theo bóng lưng kiêu ngạo của cô ta, híp mắt lại.
Đây là kẻ đầu tiên.
6
Ký túc xá trường Thịnh Bồi là phòng hai người, trang bị tiện nghi chẳng khác gì khách sạn.
Hai chiếc giường lớn kê song song, ngăn cách bởi tủ đầu giường màu trắng.
So với mấy trường công tám người một phòng, thì đúng là đẳng cấp vượt trội.
Nhưng hiện giờ, tôi nhìn giường của mình mà cau mày.
Sáng nay tôi gấp chăn ngay ngắn rời đi, vậy mà giờ bị xé tung, chăn gối ướt sũng, còn nhỏ nước tong tong.
Quần áo tôi treo trong tủ bị vứt hết xuống đất.
Chiếc váy ngủ in hoa in đầy dấu chân bẩn.
Ngăn kéo có khóa bị đập phá, chiếc chuông đồng tôi cất kỹ trong đó bị quẳng ra đất, lăn lóc đầy bụi bặm.
Tập vở bị vẽ đầy chữ bẩn: “con tiện”, “đáng chết”, “đồ côn trùng”…
Tôi ngồi xổm xuống, nhặt chuông đồng lên, nhẹ nhàng lau sạch.
Rồi lấy ra sợi dây đỏ sạch sẽ từ balo, đeo lại lên mắt cá chân.
Bạn cùng phòng run rẩy, dúi vào tay tôi một chiếc váy ngủ trắng:
“Trần Uyển… tạm thời mặc tạm bộ này nhé…”
Cô ta ánh mắt né tránh, giọng run rẩy, không dám nhìn tôi.
Tôi dừng lại một chút, nhận lấy váy.
Dù gì quần áo ban sáng cũng bị Tề San làm bẩn, cô ta có âm mưu gì đi nữa, hiện tại tôi cũng cần một bộ đồ sạch.
Tôi vào phòng tắm thay đồ.
Chiếc váy trắng sạch sẽ, chất vải mềm mại.
Tôi lật nhãn mác xem thử – là hàng hiệu.
Ra khỏi phòng tắm, bạn cùng phòng mặt trắng bệch, lắp bắp:
“Trần Uyển, cô quản sinh gọi cậu kìa… kêu cậu xuống tìm bà ấy.”
Tôi liếc nhìn cô ta thật sâu.
Cô ta rụt cổ lại, cúi gằm mặt, lặng im xoắn tay.
Tôi bình tĩnh tết tóc thành hai bím, để trước ngực.
Rồi chậm rãi mở balo, lấy ra một chiếc vòng tay bạc mảnh, cẩn thận đeo lên cổ tay.
Cô ta nhìn đồng hồ, ánh mắt không ngừng liếc ra cửa, giọng hơi gấp:
“Trần Uyển, cậu đi nhanh đi, để bà ấy đợi lâu thì không hay…”
Tôi nhướng mày, đứng dậy rời khỏi phòng.
Khi đi ngang bàn học, tay tôi lặng lẽ lướt qua chiếc cốc nước của bạn cùng phòng.
Chiếc chuông bạc của em gái va vào thành cốc thuỷ tinh, phát ra một tiếng “keng” lạnh lẽo.
Tôi quay đầu nhìn lại – cô ta đang cúi đầu bấm điện thoại, không hề chú ý.
Kẻ mạnh nổi giận, rút kiếm về phía kẻ mạnh hơn.
Kẻ yếu nổi giận, lại rút dao về phía kẻ yếu hơn.
Tôi có thể hiểu việc cô ta muốn bảo toàn bản thân.
Tôi cũng không ép cô ta làm anh hùng cứu người.
Nhưng đã lựa chọn đẩy bạn thân xuống vực, thì đừng làm ra vẻ đáng thương bị ép buộc.
Cô là kẻ gây hại, không phải nạn nhân.
Đã không biết nhìn người, không rõ thân phận mình là gì—
Vậy thì, đôi mắt này, cũng chẳng cần giữ lại nữa.
7
Tôi đi chân trần xuống lầu.
Lướt qua phòng quản sinh, bước chân không hề ngừng lại.
Tôi biết rõ, “quản sinh tìm” chỉ là cái cớ.
Người thực sự đang chờ tôi… là kẻ khác.
Bàn chân trần giẫm lên nền xi măng lạnh lẽo, tôi đi xuyên qua khu ký túc xá, thẳng đến sân thể dục.
Khuôn viên trường tựa lưng vào núi, cây cối rậm rạp, sân vận động nằm sát rìa rừng.
Cả sân bóng rộng lớn chỉ có vài ngọn đèn ở lối vào, phần lớn khu vực chìm trong bóng tối.
Đêm nay sao mờ, gió thổi qua tán lá rì rào như thì thầm điều gì đó.
Tôi vừa đứng yên, lối vào đã có người nối đuôi nhau bước vào.
Từ trong những mảng tối lớn ở sân vận động, cũng có bóng người lần lượt hiện ra.
Tôi lặng lẽ đếm—bảy người.
Tất cả đều mặc đồng phục trường, trên mặt đeo mặt nạ hình động vật.
Chuột, thỏ, linh dương, khỉ, linh cẩu, lợn rừng.
Duy chỉ có kẻ đứng đầu—đeo mặt nạ chú hề, nụ cười ngoác đến tận mang tai.
Trong bóng đêm, miệng máu trên mặt nạ trắng bệch nhìn mà rợn người.
Hắn cầm cung nhẹ trong tay, từ sau lưng rút ra một mũi tên không đầu.
Đầu tên quấn một túi vải đỏ.
Tay kéo cung, nhắm thẳng mặt tôi bắn tới.
Tôi khẽ nghiêng người, né gọn.
Mũi tên đập vào tường, bụi màu đỏ tung ra, in thành một vệt tròn đỏ chót.
Là bột đánh dấu!
Tôi sực nhớ đến những vết bầm tím tròn tròn khắp thân em gái—chợt hiểu ra tất cả.
Lũ súc sinh này…!
Tên đeo mặt nạ hề bật cười khẽ, giọng cợt nhả:
“Trở về một chuyến, xem ra phản xạ khá hơn rồi đấy. Tao muốn xem mày có thể trốn bao lâu.”
Hắn giơ tay ra hiệu.
Sáu người còn lại cùng lúc giương cung, nhắm thẳng vào tôi.
Mũi tên bọc bột màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím—đủ bảy sắc cầu vồng.
“Từ giờ đến lúc trời sáng, ai bắn trúng nhiều nhất sẽ được nhận thưởng.
“Đêm nay tao thêm vào ba trăm ngàn, người thắng lấy một triệu.
“Còn người kia…” – hắn liếm môi – “tùy ý xử lý.”
Linh cẩu phấn khích rú lên: “Lần này được chơi riêng hả, đại ca? Hôm trước người đông quá, tao còn chưa sờ tới đâu!”
Tên chú hề gật đầu, giọng lạnh tanh: “Miễn mày thắng, chơi sao cũng được.”
Lũ còn lại cười rú lên, hú hét như dã thú.
Tôi khẽ lướt tay qua vòng tay bạc trên cổ tay, ánh mắt lạnh lùng nhìn lướt qua từng đứa.
Tên chú hề thấy tôi phân tâm, lập tức nắm thời cơ, bắn thêm một tên.
Trúng vào vai tôi.
Cú bắn khiến tôi loạng choạng, ngã lăn xuống đất.
Trên váy ngủ trắng, hiện lên vết đỏ như máu.
Đọ.c fu.ll t@ại p^age G(óc Nh,ỏ) c*ủa T.uệ Lâ,m!
Tôi cắn chặt răng, ôm vai, loạng choạng đứng dậy, chạy vào cánh rừng phía tây bắc qua một cánh cửa nhỏ.
Gió lạnh gào rít bên tai, chuông đồng nơi mắt cá chân leng keng không dứt.
Vừa hay, làm tín hiệu dẫn đường cho bọn chúng.
“Con mồi đã đổ máu! Anh em, đừng để nó chạy thoát!”
“Đệt, con nhỏ này chạy nhanh quá!”
“Lão Chuột, mày giảm béo đi! Chạy không lại con gái, nhục chưa?”
“Mẹ kiếp, cành cây cứa trúng mặt tao rồi! Để tao bắt được con đó, tao giết nó!”
“Chơi thế này mới đã! Lần trước dễ ăn quá, chán chết!”
“Lão đại ơi, trong rừng này không có thú dữ chứ?”
“Yên tâm đi, có ăn cũng ăn con Chuột mập trước!”
“Đệt mày, thằng thỏ!”
Tiếng chúng đuổi sau lưng, gào thét cợt nhả.
Mũi tên đủ sắc vút qua tai tôi.
Tôi trần chân băng qua rừng sâu, nhẹ nhàng luồn lách như thuở nhỏ được huấn luyện trong rừng già Nam Cương.
Tôi nhếch mép.
Lũ con ông cháu cha lớn lên trong nhung lụa thì biết gì?
Chúng không biết—rừng sâu còn có thứ đáng sợ hơn cả thú dữ.
Tôi càng chạy, chuông trên chân càng vang to.
Đọ.c fu.ll t@ại p^age G(óc Nh,ỏ) c*ủa T.uệ Lâ,m!
Tiếng chuông vang vọng giữa rừng, đánh động cả những sinh vật đang ẩn náu.
Tiếng “xoạt xoạt” bắt đầu vang lên trong bụi rậm.
Cành cây rung động.
Tôi canh thời gian, đột ngột dừng lại.