Bụng lại đ ,au qu ,ặn lên.
Vừa đa ,u vừa uất, tôi ngồi sụp xuống đất khóc nấc.
Cô chủ nhiệm bày ra bộ mặt ghét bỏ:
“Lại còn diễn tiếp nữa à, tưởng ráng khóc vài giọt nước mắt là tôi sẽ mềm lòng? Đừng quên tôi cũng từng là học sinh, mấy trò các em tôi rành quá rồi.”
Thấy tôi mãi không đứng dậy, mấy thầy cô khác bước lại can:
“Cô Lý, tôi thấy em ấy chắc là thật sự không khỏe, hay để em đi b ,ệnh viện kiểm tra một chút đi.”
Cô chủ nhiệm không nói gì, lôi ra từ ngăn kéo một hộp th ,u ,ôc, ném xuống trước mặt tôi:
“Đây, đ ,au bụng đúng không, uống vài viên giảm đ ,au là được.
Mau về lớp tự học đi, thành tích của em thế nào cô là vì tốt cho em thôi.”
Tôi nhặt hộp th ,u .ôc lên nhìn.
Là hộp I,buprofen, đã hết hạn.
Cô chủ nhiệm vẫn không ngừng lải nhải.
Nói con gái chuyện nhiều, đến kỳ hắt hơi cũng xin nghỉ, không mạnh mẽ bằng con trai.
Tôi hiểu rõ rồi.
Cho nghỉ hay không, không phải xem có b ,ệnh hay không.
Mà là tùy vào tâm trạng cô.
Chỉ cần là con trai, x ,ướt da tí cũng được về nhà nghỉ ngơi.
Còn con gái, dù g ,ãy chân, ngồi xe lăn vẫn phải có mặt ở trường.
Nghe thì hay ho lắm, vì thành tích học tập.
Nhưng ai cũng biết rõ, có đứa con trai xin nghỉ chỉ để đi chơi game.
Cô vẫn tin răm rắp.
Trong mắt cô, con gái là phiền phức, là giả tạo, là không đáng tin.
Nói dễ nghe là thiên vị con trai.
Nói thẳng ra, là ghét con gái, s ,ùng b ,ái đàn ông.
Tôi không muốn nói thêm với cô nữa.
Dù sao ca phẫu thuật của tôi cũng phải làm.
Ký hay không tùy cô ts.
Tôi cố gắng đứng dậy, rút từ túi ra một tờ đơn khác, đập thẳng lên bàn cô:
“Đơn để đây, cô ký hay không tùy.”
Tay vẫn giữ bụng, tôi bước nhanh ra khỏi văn phòng.
Phía sau, cô chủ nhiệm chửi vọng theo:
“Càng ngày càng láo, còn dám đập bàn nữa chứ!
Tiếp theo chắc định trèo lên đầu tôi mà ị à!
Con gái mới tí tuổi đầu, vắt óc nghĩ cớ xin nghỉ, không biết định đi hú hí với thằng nào!
Tôi không tin là không có đơn nghỉ mà cô dám bước ra khỏi cổng trường!”
3
Trước cổng trường.
Tôi khẩn khoản xin bác bảo vệ mở cổng giúp.
Bác nhìn tôi với vẻ lo lắng:
“Con gái à, sao mặt con trắng bệch thế kia?”
Tôi đau đến nỗi phải hít từng ngụm khí lạnh, lắp bắp nói từng chữ.
Chưa kịp nói hết, bác đã chửi ầm lên:
“Mẹ nó cái đám mất dạy, đầu óc đầy phân à?
Con gái, mau gọi điện cho ba mẹ đến đón đi.”
Vừa dứt lời, điện thoại trong phòng bảo vệ đổ chuông.
Bác bảo vệ tai không thính, bật loa ngoài lên.
Cô chủ nhiệm hét ầm lên trong điện thoại:
“Lão Vương, lớp tôi có một con nhãi không có đơn xin nghỉ, ông tuyệt đối không được cho nó ra khỏi trường.
Tôi nói trước đấy nhé, ông mà thả nó đi, xảy ra chuyện gì ông tự gánh hết!”
Trường tôi có quy định.
Học sinh khối nghệ thuật có thẻ ra vào.
Các học sinh khác muốn rời trường phải có giấy xin nghỉ có chữ ký của giáo viên chủ nhiệm.
Trước đây từng có học sinh giả chữ ký xin nghỉ
mỗi tối sau giờ tự học là có cả chục, cả hai chục học sinh “có việc cần rời trường”.
Không biết ai tố cáo, thế là nhà trường siết chặt quản lý.
Giờ đây học sinh muốn nghỉ phải được giáo viên chủ nhiệm báo trực tiếp cho phòng bảo vệ.
Học sinh phải có giấy xin nghỉ và thông tin được báo mới được phép rời trường.
Thiếu một cái cũng không được.
Bác bảo vệ không nói gì, chỉ trợn mắt lườm.
Cô chủ nhiệm vẫn gào qua điện thoại:
“Lão Vương, tôi đang nói chuyện đấy, ông nghe không? Ông mà dám thả nó ra, tôi báo hiệu trưởng ngay.
Đến lúc đó cái bát cơm của ông cũng mất luôn, có khóc cũng chẳng ai cứu đâu.”
“Cái gì cơ?!
Bà nói gì đấy? Nói to lên xem nào!
Ôi dào, chả nghe rõ gì hết…”
Bác dập máy cái rụp, rồi rót cho tôi cốc nước nóng.
“Đúng là điên thật rồi. Xin nghỉ thôi mà làm như đòi mạng người ta không bằng.
Tin quái gì cái thứ đó.
Con gái đừng sợ, lát nữa bác mở cửa cho con.”
Tôi gọi cho ba rất nhiều cuộc, nhưng không ai nghe máy.
Đúng lúc đó, cô chủ nhiệm lao tới.
Cô túm lấy tôi:
“Lại diễn trò nữa à? Lúc nãy đập bàn khí thế lắm mà? Đi, về lớp học tiếp!”
Bác bảo vệ chắn tôi lại:
“Nhìn cái mặt con bé trắng bệch thế kia, cho nó ra ngoài khám chút thì làm sao?”
“Ông là thằng gác cổng thì biết cái quái gì!
Hôm nay nó giả bệnh xin nghỉ, mai đứa khác cũng bắt chước, lớp tôi chẳng loạn à?
Ai là giáo viên chủ nhiệm, ông hay tôi? Tránh ra, đừng cản tôi dạy học sinh!”
Bác nhổ toẹt một cái:
“Phì, tôi không phải giáo viên chủ nhiệm, nhưng tôi là người.”
Cô chủ nhiệm chống nạnh định chửi tiếp.
Điện thoại đổ chuông, là ba tôi gọi.
4
Tôi vội đưa điện thoại cho cô:
“Cô ơi, để ba em nói chuyện với cô.”
Cô không nhận.
Tôi bật loa ngoài.
Ba tôi lễ phép nói:
“Chào cô Lý, tôi là ba của Văn Văn. Việc của cháu gấp quá, chúng tôi đã đặt được giường bệnh, mong cô cho cháu nghỉ phép mấy hôm, cháu cần phải mổ, khoảng 5 ngày.”