“Yên tâm, sau này ta nhất định đối xử tốt với nàng. Đợi đến ngày ta đăng cơ, nàng sẽ là quý phi tôn quý nhất, chỉ dưới một người, trên vạn người. Ta đảm bảo, nàng sẽ là người được sủng ái nhất trong cung.”
Nhưng gương mặt hắn lúc này, khiến ta không thể nhịn được nữa:
“Điện hạ, thần nữ đã nhận thánh chỉ, phải vào cung tạ ơn hoàng thượng và hoàng hậu, thứ không thể bồi tiếp.”
Hắn giữ chặt tay ta, nghiến răng nói:
“Ta nói rồi, không cho phép nàng gả cho kẻ khác! Thôi Thanh Lam, đời này nàng chỉ có thể gả cho ta!”
Một giọng nam trầm tĩnh vang lên phía sau:
“Không biết Thái tử điện hạ vì sao lại lôi kéo hôn thê của người khác như vậy?”
Người vừa đến là Tam hoàng tử, Nguyên Khải, mình mặc chiến giáp, vừa từ biên cương hồi kinh, phong trần mệt mỏi mà vẫn lẫm liệt oai nghiêm.
Nguyên Khải là con trai của Thuần phi đã mất. Năm xưa, khi Thuần phi lâm bệnh, đã ủy thác đứa con trai 12 tuổi cho tỷ muội thân thiết nhất, tức Hoàng hậu hiện tại. Nhưng Nguyên Khải trời sinh tính tình cương trực, không thích bị cuốn vào thị phi chốn kinh thành, nên sau khi mãn tang mẹ liền rời đi, đến trấn giữ biên cương.
Bao năm nay chàng trấn thủ nơi biên ải, lập được vô số chiến công. Nếu không phải vì chàng không màng tranh đoạt, Viễn An đã chẳng dễ dàng ngồi vững ngôi Thái tử.
Đám người bắt đầu xôn xao:
“Là tam hoàng tử… không ngờ chàng thật sự quay về!”
“Tam hoàng tử đã rời kinh mấy năm trời, sao lần này đột nhiên quay lại rồi còn được ban hôn với Thôi tiểu thư?”
“Kinh thành từ nay e là không yên nữa…”
“Mẫu thân tam hoàng tử là nữ nhi tướng môn, nay lại cưới nữ nhi Thôi gia, tương lai e rằng không thể đo lường!”
Nguyên Khải bước ra từ chiến trường, trên người mang đầy sát khí. Viễn An nhìn bộ dạng phong trần của huynh trưởng, lại liếc nhìn ta trong bộ xiêm y thêu gấm lộng lẫy, bật cười châm chọc:
“Tam hoàng huynh, huynh xa biên ải đã lâu, e là không rõ đầu đuôi sự việc. Ta và Thanh Lam lớn lên bên nhau, tình cảm sâu đậm, chỉ vì ta khiến nàng giận nên nàng mới cứng đầu như vậy thôi.”
“Việc ban hôn này chỉ là hiểu lầm, đợi ta tấu rõ với phụ hoàng, sẽ để ngài ban cho huynh một vị thiên kim khác.”
“Hơn nữa, Thanh Lam là đích nữ, nếu gả cho ta sẽ là vinh quang một đời. Còn theo huynh ra biên ải khổ cực… chỉ sợ là làm lỡ đời người.”
Ta bước lên, cắt ngang lời hắn:
“Thái tử điện hạ!”
“Tam hoàng tử vì nước vì dân, khổ cực lập công. Nếu không có chàng và ngàn vạn tướng sĩ nơi sa trường bảo vệ, làm sao có được phồn hoa phú quý của hôm nay?”
“Điện hạ là Thái tử, mà lại khinh thường anh hùng chiến trường như vậy sao?”
“Thần nữ tuy là nữ tử, nhưng trong lòng vô cùng kính phục Tam điện hạ.”
Nguyên Khải khẽ mỉm cười, nhìn ta:
“Thôi cô nương, nàng thật tâm nguyện ý gả cho ta sao?”
Ta đỏ mặt khẽ gật đầu:
“Tam điện hạ nhiều năm chinh chiến, vì dân an bình, thần nữ rất kính phục. Tự nhiên nguyện ý gả.”
Chàng đưa tay ra:
“Vậy để ta hộ tống nàng vào cung, cùng nhau tạ ơn.”
Ta đặt tay lên tay chàng, được chàng nắm lấy, mạnh mẽ mà ấm áp. Chúng ta sóng bước rời khỏi phủ.
6
Nguyên Khải là phò mã do chính cô mẫu, Hoàng hậu, lựa chọn cho ta.
Bà và Thuần phi xưa nay thân như ruột thịt, nếu không phải vì Nguyên Khải cứng đầu đòi ra biên ải, thì Hoàng hậu chưa chắc đã chịu nuôi dưỡng Viễn An.
Suốt bao năm, bà luôn viết thư khuyên chàng hồi kinh, dù không tranh đoạt ngôi vị cũng nên thành gia lập thất, phụng dưỡng phụ mẫu. Nhưng Nguyên Khải vẫn luôn phớt lờ.
Không hiểu lần này vì sao lại chịu nghe lời, phi ngựa không nghỉ mà về kinh.
Hoàng hậu nghe tin mọi chuyện trong ngày hôm ấy, chỉ lạnh lùng cong môi cười nhạt:
“Một đứa con của tiện tì, chỉ vì được bản cung nuôi nấng, liền tự coi mình là bá chủ thiên hạ.”
“Hoàng thượng đã sớm thất vọng với hắn, thay vì chờ hắn làm ra trò chướng tai gai mắt, chẳng thà bản cung chủ động vứt bỏ, giữ lại cho hắn một con đường sống.”
Hoàng hậu không con, nhưng vẫn được sủng ái bao năm. Ngoài gia thế, nhan sắc và tâm kế đều không thiếu.
Dù triều thần luôn miệng răn đe hậu cung không nên can chính, Hoàng thượng vẫn tin bà. So với thần tử, ngài còn dựa vào hoàng hậu nhiều hơn.
Hôn sự giữa ta và Nguyên Khải nhanh chóng được định đoạt. Khâm Thiên Giám chọn được ngày lành.
Quan lại trong triều là hạng cáo già, các mệnh phụ phu nhân cũng lũ lượt vào cung thăm dò tin tức hậu cung.
Lúc này, im lặng chính là sự thừa nhận lớn nhất. Một số người bắt đầu ngả về phía Tam hoàng tử.
Lại thêm, số tấu chương dâng lên chỉ trích Thái tử ngày càng nhiều.
Thí dụ như lần vi hành khảo sát thiên tai, vốn là quốc sự trọng yếu, hắn lại mang theo Thẩm Vận Cẩm, cưỡi thuyền xe du ngoạn, dạo chơi ngắm cảnh.
Thậm chí, giữa đường còn dẫn nàng đi dâng hương ở chùa vì nghe nói nơi ấy linh nghiệm cầu nhân duyên.
Hai người tay trong tay cầu khấn trước Phật tổ, mong được thiên trường địa cửu.
Mãi đến khi họ say sưa tình ý đến nơi bị thiên tai, thì người dân đã đói khát đến mức chết đói hàng loạt.
Lương thực cứu trợ vốn phải đến từ sớm, lại bị trì hoãn, gặp mưa lớn khiến lương hỏng nát không thể dùng.
Lương thực chẳng đủ, dân chúng thấy triều đình gửi đến chỉ có chút ít thì phẫn nộ tạo thành bạo loạn.
Người đi cứu tế lại là Thái tử, hoàng đế tương lai, vậy mà không quan tâm sống chết lê dân, lại còn mang hôn thê tương lai du ngoạn.
Cảnh tượng ấy khiến dân chúng căm phẫn.
Quan lại thì không dám nói, nhưng đám sĩ tử thì không sợ, đồng loạt dâng sớ, hàng vạn người cùng điểm chỉ đòi phế truất Thái tử, mắng hắn chỉ biết hưởng lạc, không xứng làm Đông cung chi chủ, càng không thể thu phục nhân tâm thiên hạ.
Khi Thái tử còn đang mải mê du ngoạn, nhà họ Thôi và Hoàng hậu đã sớm nhận được tin.
Ta đem toàn bộ ngân lượng tích góp bấy lâu, khởi xướng quyên góp trong giới nữ tử quý tộc tại kinh thành.
Nguyên Khải mang theo lượng lớn lương thảo ta gom góp được, lập tức lên đường tới Giang Nam.
Trước khi dân biến nổi dậy, Nguyên Khải đã kịp thời tới nơi, ngăn chặn hỗn loạn.
Lúc ấy Viễn An bị Hoàng thượng quở trách, đầu tắt mặt tối, thấy Nguyên Khải về thì lại tỏ ra lý lẽ:
“Lần này ngươi lập công lớn, coi như cứu ta một mạng. Sau này ta nhất định trọng thưởng!”
Hắn được chiều hư đến mức hồ đồ, còn dặn dò quan viên Giang Nam không được tiết lộ ra ngoài, nào hay dân tâm đã mất từ lâu.
Đến khi hắn về triều phục mệnh, thì đem toàn bộ công lao về mình:
“Phụ hoàng, nhi thần đã hoàn thành việc cứu trợ, dân chúng đã được ổn định. Lương thảo cũng đã được phát ra, dân đều cảm tạ phụ hoàng, gọi người là thánh quân nhân đức.”
“Trước khi rời đi, dân chúng còn quỳ bên đường rơi lệ, dâng lên vạn dân thư cảm tạ ơn đức hoàng thượng, ân trạch tứ phương.”
Nói xong liền lấy từ trong ngực ra một xấp thư, toàn lời ngợi ca triều đình, ca tụng Thái tử, bên dưới đầy rẫy dấu vân tay máu đỏ thẫm.
Hoàng đế xem xong tức đến phát run:
“Thái tử, ngươi nên giải thích cho trẫm rõ, vì sao vạn dân thư mà trẫm nhận được lại khác với của ngươi?”
Dứt lời, người liền cầm bản tấu trong tay, ném thẳng về phía Viễn An, nện mạnh vào trán hắn.
7
Viễn An nhặt tờ chiếu thư dưới đất lên, vừa mở ra xem, liền toát mồ hôi lạnh, sắc mặt trắng bệch, quỳ rạp xuống đất:
đ/o,c fu,ll tại# pa/ge Mỗ*i~ n,gày? ch|ỉ—muốn! làm@ c,á; muố,i
“Phụ hoàng, oan cho nhi thần! Nhất định là có gian nhân mưu hại!”
Hoàng đế lạnh lùng nhìn hắn:
“Oan uổng? Trẫm đã tra hỏi đám nội thị theo ngươi đến Giang Nam trước khi thượng triều, tất cả đều đã khai. Nói rằng trên đường đi, ngươi mải mê thưởng ngoạn phong cảnh, còn đi cầu phúc ở chùa, khiến hành trình bị trì hoãn mất mười ngày!”
“Ngươi có biết trong mười ngày đó, có bao nhiêu dân đen chết đói không?”
“Một vạn ba nghìn người!”
“Viễn An, vì ngươi là con nuôi của Hoàng hậu, trẫm không đành lòng khiến bà ấy đau lòng, dù ngươi hành xử hồ đồ, trẫm vẫn cho ngươi một cơ hội cuối cùng để lập công chuộc tội. Nào ngờ ngươi lại coi mạng người như cỏ rác.”
“Người như ngươi, cũng xứng làm Đông cung thái tử? Trẫm quyết không thể giao giang sơn xã tắc cho loại người như ngươi!”
Viễn An run rẩy quỳ trên mặt đất:
“Phụ hoàng, nhi thần biết sai rồi… Nhưng chỉ trong mấy ngày, sao có thể chết nhiều người đến thế? Nhất định là do quan lại địa phương vô trách nhiệm, chỉ cần họ mở kho phát lương, dân sẽ không chết đói…”
“Chắc chắn có người giá họa cho nhi thần! Phụ hoàng, xin người tra rõ! Những tên tham quan đó phải bị chém đầu!”
“Việc này nhất định có liên quan đến Nguyên Khải! Hắn chắc chắn cấu kết với đám quan lại địa phương, xin phụ hoàng minh xét!”
Triều thần có không ít người từng ủng hộ Thái tử, nhưng gần đây hắn như hóa điên:
Trước thì vì một cô gái mồ côi mà đòi hủy hôn với con gái Thôi gia; sau lại chậm trễ cứu tế, gây ra đại họa, rồi còn đổ lỗi cho kẻ khác.
Dù họ muốn ra tay giúp, cũng phải cân nhắc thiệt hơn.
Giờ thấy hắn chẳng có chứng cứ gì mà dám vu khống bừa bãi, lại liên tưởng đến những tin đồn sắp phế Thái tử gần đây, chẳng ai còn dám lên tiếng thay hắn.
Hoàng đế nhìn hắn, thất vọng tột cùng:
“Nguyên Khải rời cung là do trẫm đích thân phái đi. Ngươi không biết ăn năn, lại còn vu vạ người khác?”
Dứt lời, người hạ chỉ:
“Thái tử bất tài, không thương dân, không đủ tư cách làm Đông cung chi chủ, phạt cấm túc trong Đông cung ba tháng, không có thánh chỉ, không được bước ra ngoài nửa bước.”