Ta bấm đốt ngón tay, khẽ nhíu mày:

“Lạ thật… theo lý thì quý nhân ấy giờ đã xuất hiện rồi cơ mà…”

Trương Bưu rùng mình một cái, như nghĩ ra điều gì đó, lập tức quay người bỏ chạy.

Vừa chạy, vừa quay đầu nói lớn:

“Tống nương tử, vài hôm nữa ta nhất định quay lại cảm tạ!”

Đợi hắn đi khuất, ta mới thở phào một hơi.

Kế hoạch ta bày mấy ngày nay, cuối cùng đã không uổng công.

Cái túi tiền kia, cây trâm vàng kia… đều là ta cố ý sắp đặt.

Chỉ để dẫn đến chuyện hôm nay.

Mà vị quý nhân “đụng” phải Trương Bưu, chính là… Phó phụ.

20

Lễ mừng đại hôn của Phó Nghiễn đã qua, tiếp đến là màn “đại lễ” dành cho Phó mẫu.

Phó mẫu là người có lòng tham lớn, nhưng mệnh lại mỏng như tờ giấy.

Thời còn con gái, bà luôn ao ước được gả cho một văn nhân nho nhã.

Không may, lại lấy phải Phó phụ làm nghề phu khuân vác.

Bạn thân ngày xưa của bà thì gả cho một thư sinh, chẳng bao lâu liền thi đỗ tú tài, mở trường tư thục, sống sung túc an nhàn.

Phó mẫu vì thế luôn ghi nhớ trong lòng, lúc nào cũng than thân trách phận.

Bà dốc toàn lực bồi dưỡng Phó Nghiễn đọc sách, cốt chỉ mong con trai nối giấc mộng xưa của mình.

Chỉ tiếc, nuôi mười mấy năm, Phó Nghiễn ngay cả đồng sinh cũng chẳng đỗ.

Vậy nên, ta sắp xếp cho bà một mối duyên “tốt” – một thư sinh miệng lưỡi trơn tru, thích ăn bám vợ.

Tên là Lưu Tú tài, ngoài ba mươi tuổi, dung mạo đoan chính, văn nhã ôn nhu, lại có biệt danh… “Sát thê lang”.

Phó phụ là người thật thà nhưng cục tính, lúc nào mặt mũi cũng u ám.

So với Lưu Tú tài ngọt ngào dẻo miệng lại biết làm thơ, quả thực một trời một vực.

Phó mẫu ngày thường sống ngột ngạt, trong lòng vốn đã buồn chán, giờ gặp người vừa tuấn tú vừa biết dỗ ngọt như thế, tự nhiên khó lòng cưỡng lại.

Ta bảo Lưu Tú tài rằng, lần này đào hoa vận của hắn không tầm thường, còn mang theo tài lộc và danh vọng.

Ta đặt tên cho nó là “Thiên quý đào hoa”.

Lưu Tú tài vui mừng, không ngần ngại đưa ta một thỏi bạc làm thù lao.

Sau khi gả Phó mẫu một mối nhân duyên, ta cũng không quên Phó Dung.

Mẹ có phần, con gái cũng phải có phần.

Phó Dung chẳng thích thư sinh, nàng là kẻ mê hát.

Từ lúc Phó gia có tiền, nàng ngày nào cũng tới gánh hát, tiêu tiền như nước cho đám tiểu sinh trong đó.

Vậy thì, đã thích hát, ta liền chọn cho nàng một kẻ chuyên hát — đầu bài của gánh hát nọ.

Thành công mai mối cho Phó Dung xong, ta lại không quên tìm chồng cho Trường Lạc quận chúa.

Gần đây kinh thành nổi lên một tài tử mới nổi, tuổi mới mười bảy, còn trẻ hơn Phó Nghiễn, cao hơn, tuấn tú hơn.

Vẽ tranh cũng sáng tạo hơn hẳn.

Quận chúa gặp hắn một lần là say, vài ngày đã thành khách quý của phủ Vương gia.

Ta ngồi trong nhà, đếm bạc trong hộp gỗ.

Trừ chi tiêu mấy ngày nay, cộng thêm tiền xem bói kiếm được, tổng cộng đã có hai trăm lượng.

Hai trăm lượng — đủ để thuê một tên sát thủ giang hồ hạng nhì.

Không đủ để mua mạng người, nhưng đủ để… chặt tay chân Phó Nghiễn.

21

Chuyện náo động nhất gần đây trong kinh thành, chính là do Trường Lạc quận chúa “đóng góp”.

Phu quân mới cưới Phó Nghiễn ra ngoài chơi, bất ngờ bị ngựa hoang phát cuồng lao tới.

Ngựa điên giẫm đạp, gãy cả hai tay.

Đại phu nói tay xương đã nát vụn, đừng nói là cầm bút vẽ, cầm đũa cũng khó.

Quận chúa vừa tức vừa sốt ruột.

Phó Nghiễn bị nạn lớn như thế, cha mẹ hắn lại chẳng có mặt ở phủ.

Quận chúa sai người đi tìm, tìm được thì… chuyện lớn lại bung ra.

Phó phụ nợ bạc ở sòng bạc, bị bắt giữ đòi nợ.

Phó mẫu thì đang hú hí với Lưu Tú tài, bị chính thê của hắn bắt gặp, đang đánh nhau sống chết.

Vệ sĩ phủ quận chúa đương nhiên không thể để Phó mẫu bị đánh.

Thế là phu nhân của Lưu Tú tài bị đánh mấy cái bạt tai, uất ức tới mức chạy lên Kinh Triệu phủ gõ trống cáo trạng.

Tố cáo quận chúa dung túng cho mẹ chồng mình thông gian, còn đánh đập vợ người ta.

Dân chúng ùn ùn kéo đến xem náo nhiệt.

Cùng lúc ấy, ông bầu gánh hát cũng đến, khóc lóc tố quận chúa bắt tiểu sinh làm “bồ nhí”, khiến gánh hát không ai diễn, thiệt hại bạc ngàn.

Trường Lạc quận chúa — coi như mất sạch thể diện.

Nghe đồn Vương gia tức giận đập phá ba gian phòng, còn tuyên bố:

“Nếu không chịu hòa ly, từ nay cắt đứt quan hệ cha con!”

Quận chúa vốn đã chán ghét Phó Nghiễn vì không thể vẽ, giờ lại bị nhà họ Phó liên lụy đến mức này, sao còn có thể nhịn nổi?

Lập tức tiến hành hòa ly, đuổi cả nhà Phó Nghiễn ra khỏi phủ.

Hôm hòa ly, cảnh tượng hỗn loạn vô cùng.

Phó gia như ruồi nhặng bám lấy quận chúa, nhất quyết không chịu rời.

Cuối cùng chọc giận quận chúa, nàng sai người đánh gãy thêm một chân của Phó phụ và Phó Nghiễn.

Cả nhà họ Phó lúc này mới biết — thế nào là thân phận của quyền quý.

22

Khi rời khỏi ngõ hẻm năm xưa, Phó gia rạng rỡ bao nhiêu thì nay trở về lại chán nản bấy nhiêu.

Cả nhà đóng kín cửa, mỗi ngày ta đều nghe thấy tiếng cãi vã phát ra từ sân sau.

Phó phụ mắng vợ không giữ lễ giáo, trèo tường hái trái.

Phó mẫu mắng chồng bất tài vô dụng, nợ nần chồng chất.

Phó Dung thì trách Phó Nghiễn không giữ nổi lòng quận chúa, khiến nàng mất cơ hội làm thiên kim tiểu thư.

Cái nhà từng một thời hòa thuận ấy, giờ cãi nhau như oan gia truyền kiếp.

Mỗi ngày nghe mắng chửi ầm ĩ, ta đều ăn ngon hơn một bát cơm.

Từ xa hoa mà trở về khốn khó — mới là địa ngục thật sự.

Đã từng được sống sung sướng, người nhà Phó gia không thể quay lại cuộc sống cũ được nữa.

Phó mẫu không còn muốn đi giặt đồ thuê lấy vài đồng bạc lẻ.

Phó phụ thì cụt một chân, chẳng còn ra bến tàu làm thuê nổi.

Mà thật ra… dù không cụt chân, ông ta cũng chẳng còn dũng khí để chịu khổ nữa rồi.

Cả nhà họ, sau ba ngày cãi nhau, mới nhận ra: trong nhà… chẳng còn gạo nấu cơm.

Phó Nghiễn dày mặt gõ cửa nhà ta.

“Cẩm Tú… gần đây nàng sống có tốt không?”

Quận chúa từng nuôi hắn cẩn thận.

Dù giờ đã đói vài hôm, tay chân gãy cả, hắn vẫn béo trắng tròn trịa, chỉ là quần áo nhàu nát, người nồng nặc mùi chua lạ.

Phó Nghiễn cười khổ:

“Cẩm Tú, nàng còn nhớ hôn ước năm xưa chứ?”

“Nàng… có còn muốn thành thân với ta không?”

23

Ta trừng mắt nhìn chàng.

Ta vốn nghĩ hắn đến vay bạc.

Không ngờ — ta vẫn đánh giá thấp độ mặt dày của hắn.

Ta cười khẩy:

“Cưới chàng ư?”

“Sau đó thay chàng gánh cha mê cờ bạc, mẹ ngoại tình, muội nuôi trai hát?”

“Còn phải hầu hạ một kẻ què tay què chân như chàng?”

“Phó Nghiễn, chàng còn biết xấu hổ là gì không?”

“Cái trống báo quan ở Kinh Triệu phủ, lẽ ra không nên dùng da trâu, mà phải dùng da mặt chàng — đánh ngàn năm không rách!”

Phó Nghiễn ôm ngực kinh hoàng:

“Cẩm Tú… nàng… sao lại là kẻ trọng phú khinh bần đến vậy?”

Ta giơ tay, đẩy mạnh vai hắn.

Hắn loạng choạng, ngã nhào xuống đất.

“Phì!”

“Không trọng phú khinh bần, sao chàng lại bỏ ta theo quận chúa?”

“Giờ thân tàn ma dại mới nhớ đến ta?”

“Đừng tưởng ta không biết — danh ‘thiên sát cô tinh’ là do nhà họ Phó bịa đặt!”

“Ta không khắc thân nhân, là chàng — khắc thê!”

“Vừa định cưới, cha ta chết.”

“Sắp thành thân, mẹ ta mất.”

“Ngay cả quận chúa ngậm vàng ngậm ngọc sinh ra cũng không tránh khỏi bị chàng khắc đến thân bại danh liệt.”

“Chàng đúng là sao chổi — biến đi! Đừng mang xui xẻo đến cửa nhà ta!”

Phó Nghiễn một tay chống đất, sắc mặt trắng bệch, run rẩy nhục nhã đến cực độ.

24

Đ/ọc= ful.l# tại! P,a,g,e Mỗ?i ngày chỉ-muốn làm_c[á; muố,i

Đám hàng xóm vây quanh xem náo nhiệt, vừa thấy Phó Nghiễn bị ta mắng té tát, lập tức “thêm dầu vào lửa”.

Trên đời này, thứ người ta thích nhất là hai chuyện: thêm hoa lên gấm, và đạp người té giếng.

Nhà họ Phó vốn nghèo như ai, bỗng chốc giàu sang phú quý, hàng xóm ngoài mặt nịnh hót, trong lòng thì ganh ghét đến nghiến răng.

Giờ thấy bọn họ sa cơ thất thế, ai nấy đều miệng nói cảm thông, nhưng trong mắt lại rạng rỡ vui sướng.

“Cẩm Tú nói đúng quá đi chứ!”

“Tôi nhìn thằng Phó Nghiễn đã thấy là tướng bạc phúc, giờ ra nông nỗi này cũng chẳng lạ.”

“Ông già nhà đó nhìn cũng đâu có phúc phần gì, trước kia làm sao làm quan nổi cơ chứ!”

“Đúng vậy, bà Phó hồi đó giặt đồ thuê, thế mà một cái xoay người biến thành quý phu nhân, tôi đã thấy có gì sai sai rồi.”

“Phó gia đó à, phúc mỏng chẳng gánh nổi lộc lớn, bị báo ứng cũng đáng đời!”

Tiếng bàn tán vang dội, ai cũng nói thật lớn, như thể sợ nhà họ Phó không nghe được.

Phó Nghiễn run rẩy đứng lên, lê chân què, khuôn mặt trắng bệch như ma, chật vật quay đầu bỏ chạy.

Hắn gục mặt xuống, không dám ngẩng đầu nhìn ai, trông chẳng khác nào chó nhà có tang.

Từ đó về sau, rất ít người còn thấy Phó Nghiễn ra khỏi cửa.

Phó mẫu thì đi khắp nơi vay gạo, mượn bạc.

Chỉ tiếc — hồi còn giàu, người thân bên ngoại của bà từng đến vay tiền, đều bị bà mắng đuổi.

Giờ bà sa cơ, không ai chịu ngó tới.

con cho truyenne và con dau xanh rau ma chuyen ai an cap